3.1.2.Viễn Đông Nga đối với Châu Á– Thái Bình Dương

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển vùng viễn đông của liên bang nga và khả năng hợp tác quốc tế ( giai đoạn từ năm 2000 đến nay) (Trang 56)

2 cây cầu lớn trên biển, xây dựng lại sân bay, trung tâm hội nghị, trường đại học...để chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh APEC năm 2012.

Thứ hai, là chiến dịch tăng cường liên kết kinh tế với các nước láng giềng khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của Nga. Ngay lúc này Nga chỉ chiếm khoảng 1% của thương mại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Nga đang chú trọng phát triển mạnh về phía Đông để khai thác hợp lý vùng Viễn Đông nhằm đưa Viễn Đông phát triển trở thành một nền kinh tế năng động, mạnh mẽ trong khu vực Thái Bình Dương, trái ngược với sự phát triển trì trệ, chậm chạp của Liên Minh Châu Âu.

Chính sách phát triển Viễn Đông của chính quyền Moscow được thực hiện do 4 nguyên nhân chính sau đây:

- Nhằm tái khẳng định và tăng cường chủ quyền kiểm soát của nước Nga tại Vùng Viễn Đông.

- Nhằm gửi một thông điệp rất rõ ràng cho các quốc gia khác rằng Moscow là một đối thủ đáng gờm trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

- Nhằm làm cho vùng Viễn Đông, đặc biệt là khu vực Nam Viễn Đông, sẽ trở thành một trung tâm hiện đại và phát triển hiệu quả để mở rộng giao lưu của Nga với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

- Để ngăn chặn luồng dân cư di cư sang các khu vực khác thuộc Châu Âu của nước Nga và ngăn chặn nguy cơ dân số giảm mạnh – bước đệm đầy tham vọng của chính quyền Moscow đối với vùng Viễn Đông của mình19

3.1.2. Viễn Đông Nga đối với Châu Á – Thái Bình Dương

Nga là một quốc gia Châu Á – Thái Bình Dương theo nghĩa rộng. Khu vực này là căn cứ quan trọng để Nga can dự vào công việc toàn cầu và xây dựng cộng đồng lợi ích trong quá trình thế giới đa cực. Cộng đồng lợi ích trong tiến trình thế giới đa cực có không gian hợp tác rộng lớn hơn. Kể từ khi bước vào thế kỷ 21 đến nay, sự coi trọng của Nga đối với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương có xu hướng tăng lên.

Nội dung chính sách Châu Á – Thái Bình Dương của Nga20

Trong thời kỳ đầu sau khi Nga độc lập vào năm 1991, Yeltsin thực hiện chính sách ngả hẳn sang phương Tây, nhưng ý đồ chiến lược này cơ bản không thực hiện được. Sau khi Nga bắt đầu điều chỉnh chính sách ngoại giao, đặc biệt là sau khi Putin lên làm tổng

19

M.L.Titarenko, Siberia và Viễn Đông với tư cách là căn cứ chiến lược hội nhập của nước Nga tại Châu Á – Thái Bình Dương, Hợp tác năng lượng với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương trong Diễn đàn kinh tế quốc tế Viễn Đông, Khabarovsk, 2006, Tập 3, trang 140-154

20

http://nghiencuubiendong.vn/quan-h-quc-t/3337-phan-tich-chinh-sach-chau-a-thai-binh-dng-ca-nga - ngày 17/02/2014 – 10h22AM

thống vào năm 2000, Nga bắt đầu tích cực hoạt động trên vũ đài Châu Á. Xu hướng này tiếp tục được duy trì trong thời kỳ Medvedev làm tổng thống. Hiện nay và trong tương lai lâu dài, về đại thể phương hướng chỉ đạo cơ bản chiến lược ngoại giao là phấn đấu cho một thế giới đa cực, sự trỗi dậy của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương phù hợp với chiến lược này. Với phương hướng chỉ đạo chiến lược xây dựng thế giới đa cực, chính sách Châu Á – Thái Bình Dương của Nga thể hiện những nội dung sau:

1) Về chính trị, củng cố và phát triển quan hệ với các lực lượng chủ yếu ở Châu Á – Thái Bình Dương

2) Về kinh tế, tích cực thúc đẩy hợp tác song phương và đa phương với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương

Hiện nay, Châu Á – Thái Bình Dương là khu vực kinh tế năng động nhất trên thế giới. Tổng lượng kinh tế của các thành viên APEC chiếm 54% kinh tế thế giới, 44% kim ngạch thương mại toàn cầu, 40% dân số thế giới, có 2,7 tỷ người tiêu dùng. Khi bị tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhiều khu vực trên thế giới xuất hiện suy thoái kinh tế, nhưng đa số các quốc gia ở Châu Á – Thái Bình Dương là những nước đầu tiên thoát khỏi khủng hoảng, đồng thời duy trì sự tăng trưởng nhanh chóng. Là nước xuất khẩu tài nguyên quan trọng, Nga hy vọng đáp chuyến tàu nhanh tăng trưởng kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương. Với sự nỗ lực chung của Nga và các nước trong khu vực, hợp tác kinh tế giữa Nga với các nước Châu Á – Thái Bình Dương phát triển nhanh chóng. Cuối năm 2011, kim ngạch thương mại song phương giữa Trung Quốc và Nga đạt 79,2 tỷ USD. Trung Quốc đã thay thế Đức trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Nga. Putin cho rằng: “Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc hoàn toàn không phải là mối đe dọa, mà đem đến thách thức về tiềm năng hợp tác thương mại lớn, đây là một cơ hội để “thuyền buồm kinh tế của Nga” đón lấy “luồng gió Trung Quốc”. Kim ngạch thương mại giữa Nga và Nhật Bản tăng 1/3 trong năm 2011, gần đạt mức cao nhất khoảng 30 tỷ USD như thời kỳ trước khủng hoảng. Đầu tư của Nhật Bản vào Nga đạt gần 10 tỷ USD. Kim ngạch thương mại giữa Nga và ASEAN đã tăng 60% trong hai năm qua, đạt được 15 tỷ USD. Công tác chuẩn bị lộ trình đầu tư kinh tế giữa Nga và ASEAN sắp hoàn thành, hoạt động này sẽ đưa hợp tác trên các lĩnh vực năng lượng, giao thông, điện tín, vũ trụ, nông nghiệp và sản xuất công nghiệp đi vào chiều sâu. Đồng thời, hợp tác kinh tế giữa Nga và các quốc gia Châu Á – Thái Bình Dương khác cũng đang trong quá trình phát triển. Năm 2011, Nga và Niu Dilân đã chính thức khởi động đàm phán hiệp định tự do thương mại song phương.

Vận chuyển năng lượng là dự án quan trọng để Nga phát triển quan hệ kinh tế với khu vực Đông Á. “Chiến lược năng lượng của Nga đến năm 2030” nêu rõ “mặc dù châu Âu vẫn là hướng chủ yếu để Nga xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt, nhưng tăng trưởng xuất khẩu

của Nga sẽ được quyết định chủ yếu từ phát triển hơn hẳn của hướng phía Đông”. Ngày 28/12/2009, tuyến đường ống dẫn dầu từ Siberi đến Thái Bình Dương chính thức khởi công. Đến nay, giai đoạn đầu đã hoàn thành và bắt đầu cung cấp dầu mỏ. Hiện nay, trong tổng lượng nhập khẩu khí đốt của Nhật Bản, tỷ trọng của Nga đã tăng từ 4,3% năm 2009 lên 8,6% năm 2010. Năm 2010, tỷ trọng dầu thô của Nhật Bản nhập khẩu từ Nga lên tới 7%. Tháng 8/2011, Ngoại trưởng Nga và Hàn Quốc tổ chức hội đàm, lập kế hoạch xây dựng đường ống dẫn khí từ Bắc Triều Tiên sang Hàn Quốc, đồng thời, còn có kế hoạch xây dựng đường dây điện cao thế để Nga xuất khẩu điện sang bán đảo Triều Tiên. Hợp tác giữa Nga và Ấn Độ trong lĩnh vực năng lượng đang từng bước phát triển. Năm 2010, trong thời gian thăm Ấn Độ, Putin và Medvedev đều ký hiệp định hợp tác năng lượng, tháng 10/2011, hai nước lại ký hiệp định năng lượng quốc tế, cam kết tăng cường hợp tác trong lĩnh vực sử dụng dầu mỏ và khí đốt. Để hội nhập toàn diện tiến trình liên kết kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương, Nga tích cực phát triển hợp tác đa phương với các quốc gia tại khu vực này. Năm 1997, Nga trở thành nước thành viên của APEC. Bước vào năm 2012, Ngoại trưởng Nga lần lượt đến thăm 5 nước Nhật Bản, Brunei, New Zealand, Australia và Phigi. Chuyến thăm này vừa thế hiện mong muốn phối hợp lập trường giữa các bên liên quan, vừa có ý định thúc đẩy hợp tác kinh tế. Tháng 2/2012, bài viết “Nga và thế giới không ngừng thay đổi” của Putin đăng trên tờ “Tin tức Mátxcơva” đã khẳng định “nâng cao vai trò của APEC”, lấy đó để bày tỏ nguyện vọng hội nhập “Châu Á mới” và thúc đẩy khu vực Tây Siberi và Viễn Đông phát triển hơn nữa.Tháng 9/2012, Hội nghị thượng đỉnh các lãnh đạo APEC đã diễn ra tại Vladivostok . Nga rất coi trọng hội nghị này20.

3) Về an ninh, tăng cường hợp tác kỹ thuật quân sự và xuất khẩu vũ khí, tích cực can dự vào vấn đề điểm nóng khu vực, đồng thời có ý đồ gia tăng ảnh hưởng trong việc xây dựng cơ chế an ninh Châu Á – Thái Bình Dương.

Đối với Viễn Đông

Nga thực hiện chính sách đổi mới căn bản trong cách tiếp cận châu Á – Thái Bình Dương và Đông Bắc Á với nội dung chủ yếu là nhằm vực dậy nền kinh tế của Siberia và Viễn Đông cũng như toàn bộ nền kinh tế Nga nói chung. Vì trên thực tế, chỉ có ổn định quan hệ quốc tế ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương mới là hậu thuẫn kiên cố cho Nga. Việc khai thác và phát triển vùng Viễn Đông sẽ giúp Nga có một hậu phương kinh tế vững chắc cho chiến lược châu Âu của mình. Quan điểm này được thể hiện rõ nhất là sự tham gia của Nga vào các hoạt động của APEC (Nga trở thành thành viên đầy đủ của APEC từ năm 1998), và sự phát triển phần phía Đông của Nga – Siberia và Viễn ĐÔng – không thể tách rời sự hội nhập của Nga với thế giới APEC. Nga coi các nước Châu Á

– Thái Bình Dương là những đối tác quan trọng của mình và việc mở rộng quan hệ kinh tế với các nước này là một nhiệm vụ hàng đầu trong đường lối đối ngoại của Nga. Phát triển thực tế21,22

- Phát triển các nguồn dầu khí ở vùng Viễn Đông và Siberia của Nga, xây dựng trong không gian Đông Bắc Á mạng lưới cung ứng dầu khí và các đường dây tải điện tạo điều kiện cho Nga hội nhập vào khu vực Châu Á – Thái Bình Dương trong tương lai. Một trong những dự án quốc tế lớn và thành công nhất khai thác các mỏ dầu khí mới là Sakhalin-2. Dự án này không những thuộc giai đoạn triển khai cụ thể, mà còn đang đem về những khoản thu nhập thực tế. Tổng vốn đầu tư cho Sakhalin-2 là hơn 10 tỷ USD, giải ngân gần 2 tỷ21. Đã tổ chức đấu thầu xây dựng nhà máy sản xuất khí đốt cung cấp cho các nước khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Nhằm giảm sự phụ thuộc vào việc nhập khẩu dầu mỏ từ Trung Đông, Nhật Bản đang đề xuất các kế hoạch xây dựng đường ống dẫn khí đốt nối mỏ Sakhalin-2 với nước này.

Tháng 7/2001, đã ký kết hiệp định liên chính phủ về “Các nguyên tắc cơ bản xây dựng luận chứng kinh tế-kỹ thuật cho việc xây dựng đường ống dẫn dầu Nga – Trung Quốc. Được xem có triển vọng là việc cung cấp khí đốt từ mỏ Kovyktin thuộc tỉnh Irkutsk (trữ lượng xác định là 1.300 tỷ m3) cho Trung Quốc với các tuyến đường ống dẫn khí có thể kéo dài sang Hàn Quốc và Nhật Bản. Tham gia thực thi dự án này có Gazprom- tập đoàn khí đốt hiện đang tham gia xây dựng đường ống dẫn khí lớn Đông – Tây qua lãnh thổ Trung Quốc.

- Sử dụng vị trí địa vận tải của Nga làm cầu nối tự nhiên giữa Châu Âu với Đông Á. Với tư cách là một cường quốc nửa Âu nửa Á Nga cần tận dụng các khả năng và cơ chế hợp tác không chỉ trong khuôn khổ Đông Bắc Á, mà cả trong khuôn khổ Diễn Đàn Á – Âu (ASEM). Trong lĩnh vực này, hiện đang có bước tiến nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông vận tải ở phần phía Đông bằng vốn tư nhân cũng như của tổ chức nhà nước. Việc nâng cấp công nghệ vận tải hàng xuất khẩu xuyên Siberia nối với nhánh vận tải xuyên Triều Tiên sẽ hình thành một tuyến đường xuyên Á – Âu có thể cạnh tranh được với các tuyến đường vận tải biển từ Á sang Âu.

- Thu hút lao động nước ngoài một cách có kế hoạch và theo pháp luật để khai phá các vùng đất thưa dân cư thuộc Viễn Đông của Nga trên cơ sở tuân thủ luật nhập cư và hợp tác với các nước xuất khẩu lao động, trước tiên là Trung Quốc và Triều Tiên. - Thành lập ở Đông Bắc Á quỹ dự trữ dầu mỏ chiến lược với sự tham gia của Nga,

Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn quốc làm cơ sở cho an ninh năng lượng của các nước Đông Bắc Á. Tất nhiên, nguồn cung cáp chính cho quỹ dự trữ đó là Nga, điều đó mở

21

Ts. Kohkarev K.A, Tình hình ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và chính sách của Nga trong khu vực này, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, số 4 (163) 2014, trang 24-27

22

L.V.Gladchenko, Mở rộng quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam và hợp tác với ASEAN – Những hướng ưu tiên trong chính sách của Nga ở Châu Á – Thái Bình Dương, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, Số 7 (166), 2014, trang 74-77

ra cho ngành kinh doanh dầu mỏ của Nga nói chung và Viễn Đông nói riêng những triển vọng đặc biệt.

- Ngày nay sự phát triển toàn cầu hóa và cách mạng công nghệ thông tin với sự vươn lên hàng đầu thế giới của Nhật Bản, các quốc gia cũng đang vươn lên mạnh mẽ như Hàn Quốc, Trung Quốc là những mục tiêu hợp tác của Nga với các quốc gia Đông Bắc Á này.

Giải pháp tăng cường hợp tác

Để giúp Siberia và Viễn Đông tăng cường hợp tác kinh tế quốc tế và tham gia vào hệ thống quan hệ kinh tế thế giới ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương có thể đáp ứng được nhiều yêu cầu cơ bản và góp phần giải quyết 4 nhóm nhiệm vụ chiến lược:

- Thứ nhât, cải thiện và tăng cường hơn nữa kinh tế Viễn Đông, xác định những lợi thế so sánh của vùng này trên thị trường Nga và thế giới, cải thiện tình hình tài chính trong vùng, trên cơ sở đó tăng cường khả năng tự phát triển của vùng.

- Thứ hai, tạo điều kiện để vùng Viễn Đông thực hiện các chức năng quốc gia nói chung, cụ thể là trong lĩnh vực quốc phòng, giao thông vận tải, khai thác và chế biến nguồn tài nguyên, quan hệ kinh tế đối ngoại, trên cơ sở đó đảm bảo lợi ích của thị trường Nga thống nhất khi tăng cường quan hệ kinh tế với các vùng miền khác của Liên bang Nga.

- Thứ ba, tăng cường an ninh kinh tế, sinh thái và quốc phòng của Nga, thực hiện mục tiêu chiến lược trong chính sách Châu Á – Thái Bình Dương của Liên bang Nga, khuyến khích các doanh nghiệp Nga hội nhập vào nền kinh tế khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, duy trì và củng cố quan hệ hiểu biết lẫn nhau và hợp tác với các nước ở khu vực này.

- Cuối cùng, tăng tính hấp dẫn về kinh tế và xã hội của Siberia và Viễn Đông, nhằm thiết thực góp phần củng cố và phát triển dân cư trong vùng, tạo tiền đề thu hút dân từ các vùng miền khác của Liên bang Nga và SNG, thực hiện chính sách di dân hợp lý.

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển vùng viễn đông của liên bang nga và khả năng hợp tác quốc tế ( giai đoạn từ năm 2000 đến nay) (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)