vòng mấy chục năm tới, với sự lớn mạnh của Trung Quốc với tư cách là một cường quốc, Viễn Đông sẽ gần như trở thành một tỉnh của Trung Quốc. Theo cuộc điều tra xã hội của Quỹ Karnegy, chỉ có một tỷ lệ nhỏ (9%) người dân Viễn Đông có thiện cảm với đối tác Trung Quốc. Đây có thể được coi là trở ngại lớn nhất trong việc tăng cường hợp tác kinh tế giữa Viễn Đông và Trung Quốc.
3.1.4. Viễn Đông Nga đối với Hoa Kỳ
Hoa kỳ là một trong những bạn hàng lớn của Nga, chiếm 3,7% tổng kim ngạch XNK của Nga. Trong quan hệ kinh tế - thương mại, sự hợp tác giữa vùng Viễn Đông với khu vực Miền Tây nước Mỹ đóng vai trò khá quan trọng. Kim ngạch xuất, nhập khẩu giữa vùng này với Mỹ có mức tăng trưởng cao vào năm 2005, tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2004 nhờ năng lượng nhập khẩu tăng đột biến từ 208 triệu USD lên 488 triệu USD.
Bảng 3.4: Xuất nhập khẩu giữa Viễn Đông và Hoa kỳ, 2001-2005
2001 2002 2003 2004 2005
Tổng kim ngạch XNK 172,5 246,2 234,6 282,6 581,8 Trong đó
Xuất khẩu 46,6 58,4 77,9 74,5 93,2
Nhập khẩu 125,9 187,8 156,8 208,1 488,6
Nguồn: S.P.Bystritskiy, V.K.Zausaev (2007)
Nếu nhìn vào cơ cấu nhập khẩu của Viễn Đông từ Hoa Kỳ, có thể thấy các loại máy móc, thiết bị chiếm tỷ trọng lớn nhất (24%), do vậy lực lượng nhập khẩu thiết bị máy móc phục vụ các dự án khai thác dầu mỏ của các công ty đa quốc gia Hoa Kỳ (Exxon Mobil) tại Sakhalin, Kamchaca đã làm gia tăng tổng nhập khẩu từ Hoa Kỳ vào Viễn Đông.
Về xuất khẩu, Viễn Đông chủ yếu xuất dầu thô và các sản phẩm hóa dầu (43%) và hàng dệt may sang Hoa Kỳ (43%)
Bảng 3.5: Cơ cấu xuất nhập khẩu của Viễn Đông với Hoa Kỳ
Tỷ trọng (%) Xuất khẩu
Dầu thô và SP Dầu thô 32
Dầu và SP hóa dầu (Trừ dầu thô) 11
Hàng dệt may 43
Nhập khẩu
Máy móc thiết bị 24
Sản phẩm từ kim loại đen 10
Thịt và các thực phẩm khác 6
Nguồn: Vụ Châu Âu (Bộ Công Thương Việt Nam)