Từ năm 2000 đến nay, dưới chính quyền Tổng thống V.Putin, quan hệ hợp tác Liên bang Nga – Nhật Bản tiến triển rất nhanh. Sau khi lên làm Tổng thống Nga, Putin đã chính thức thăm nước Nhật theo lời mời của Thủ tướng Nhật Bản E.Mori, sau cuộc gặp gỡ này, Liên bang Nga và Nhật Bản cam kết sẽ tiếp tục đàm phán để đi tới ký kết Hiệp Định hòa bình Nhật – Nga.
Trong mối quan hệ này, Nhật Bản là nước nghèo về nguyên liệu song nhu cầu sử dụng năng lượng lại rất lớn, dự kiến giai đoạn 2010-2025 mỗi năm Nhật Bản cần dùng khoảng 6 triệu thùng dầu/ngày (khoảng 300 triệu tấn dầu/năm). Do đó, Nhật Bản phải nhâp khẩu khối lượng dầu, khí rất lớn và 80% lượng dầu, khí Nhật Bản nhập khẩu từ Trung Đông25. Sau chiến tranh Iraq (2003), để chủ động về năng lượng, Nhật Bản đã chủ động tăng cường hợp tác với Nga trong lĩnh vực dầu, khí. Năm 2003, lãnh đạo cao cấp Nga, Nhật đã ký “kế hoạch hành động Nga – Nhật” và dự án xây dựng tuyến dẫn dầu, khí Angask – Nakhodka. Phía Nhật Bản dự trù chi vào dự án này khoảng 6 tỷ USD, bên cạnh dự án xây dựng tuyến dẫn dầu, khí Angask – Nakhodka, Nhật Bản còn sẵn sang chi 7 tỷ USD tham gia thăm dò và khai thác dầu khí tại khu vực Đông Siberia Nga. Để khai thác dầu, khí tại khu vực này, dự kiến đến 2020 cần khoảng 25 tỷ USD. Ngoài ra, Nhật Bản còn có vai trò to lớn trong ngành dầu khí Nga tại Sakhalin, năm 2003, đầu tư của Nhật bản trong lĩnh vực năng lượng ở Sakhalin đạt xấp xỉ 1 tỷ USD25.
25
Ý nghĩa địa chính trị vùng Viễn Đông, Nước Nga, Trung Quốc và các nước châu Á khác, M.L.Titarenko, tr.441 26Văn kiện Kế hoạch hành động Nga – Nhật, BBC Monitoring, tháng 11/2003
Biểu đồ 3.6: Trao đổi thương mại Nga – Nhật (1999-2010 (ĐVT: Triệu USD)
Nguồn: Tamozhenaya Statistika vneshei torgovli Rossiiskoi Federatsii (Customs statistics of foreign trade of the Russian Federation)
Về mặt thương mại
Trong những năm gần đây, Nga và Nhật Bản đã tiến những bước tiến mới trong quan hệ hợp tác kinh tế, ví dụ điển hình là việc ký kết chương trình tăng cường quan hệ thương mại và kinh tế, cử 1 đoàn Nippon Keidanren đến Nga vào tháng 6/2001, và phát triển kế hoạch hành động Nga – Nhật trong tháng 1/200324. Nhật bản là một đối tác xuất khẩu quan trọng cho vùng Viễn Đông Nga, là quốc gia xuất khẩu đứng đầu danh sách các nước nhập khẩu hàng hóa từ Viễn Đông bao gồm các mặt hàng kim loại màu, kim loại quý, gỗ, sản phẩm cá và hải sản, nhiên liệu. Trong khi đó Nhật Bản xuất khẩu sang Viễn Đông Nga các mặt hàng quan trọng chủ yếu liên quan đến hàng tiêu dùng. Ô tô đã qua sử dụng cũng là mặt hàng nhập khẩu tương đối phổ biến từ Nhật bản sang Viễn Đông Nga, nhưng thuế nhập khẩu mới của Nga tăng kể từ tháng 10 năm 2002, điều đó làm tăng gấp ba lần giá từ $1000 và làm cho xe ô tô quá đắt đối với người tiêu dùng trung bình. Vào năm 2002, nhập khẩu vào Nhật Bản từ nước Nga đã giảm, gây ra sự sụt giảm 5% về kim ngạch thương mại tổng thể xuống còn 4,4 tỷ USD.
Biểu đồ 3.7: Đối tác trao đổi thương mại của Nga, 2012 (ĐVT: Tỷ €)
Nguồn:
http://news.bbcimg.co.uk/media/images/73381000/gif/_73381797_russia_trade_partner s_464gr.gif – 15h00 ngày 28/09/2014
Các tỉnh giáp biển của Nhật Bản được chú trọng nhấn mạnh trong quan hệ kinh tế hơn với Nga về phía đông. Điển hình là Niigata đã có những động thái đầu tiên trong việc thiết lập mối quan hệ với tỉnh Primorie, và Hokkaido có một văn phòng đại diện thường trực trên Sakhalin. Sự thành lập các tổ chức khu vực, bao gồm các tổ chức của chính phủ từ Nhật Bản và các tỉnh thuộc Vùng Viễn Đông và hiệp hội Viễn Đông - Hokkaido, đã tạo điều kiện cho sự phát triển của mối quan hệ vùng Nga-Nhật. Thúc đẩy thương mại và hợp tác giữa Nhật Bản và Vùng Viễn Đông, Jetro và Hiệp hội thương mại Nhật Bản với Nga và Đông Âu đã thành lập trung tâm đào tạo cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ở vùng trọng tâm của Viễn Đông.
Về đầu tư:
Tại khu vực Viễn Đông đã có những sự thu hút đáng kể từ các nhà đầu tư Nhật Bản. Tại Viễn Đông, đầu tư Nhật bản là yếu tố quan trọng cần thiết, đặc biệt phát triển cơ sở hạ tầng là yếu tố ưu tiên hàng đầu trong hợp tác giữa Nhật bản – Viễn Đông. Nhật Bản đã tham gia đầu tư vào dự án xây dựng sân bay tại Vladivostok, Khabarovsk và Yuzno- Sakhalin. Nhật Bản còn đóng góp 30 triệu USD vào dự án điều tra nghiên cứu khả thi cải tiến cho cảng Zarubino. Vào tháng 5/1999, chính quyền Primorie và Ủy Ban Kinh tế Nga – Nhật đã ký kết hiệp định trong đó Nhật Bản sẽ đầu tư 10 triệu USD để xây dựng những kho lưu trữ gạo, chế biến gỗ dăm và trung chuyển container27,28
27
Quan hệ Nga – Nhật: Triển vọng tiến triển II, Phân tích tư liệu, số tháng 2/2005, SDD, trang 18-19. 28
Integration or Disintegration? Challenges for the Russian Far east in the Asia – Pacific Region, Tamara Troyakova and Elizabeth Wishnick, page 36-38