này tôi sẽ phân tích tại mục 3.7.1 của luận văn
o Thứ nhất, tìm kiếm nhà đầu tư
o Thu hút lao động
o Đường sắt xuyên Siberia
o Vai trò của Trung Quốc và Nhật Bản 2.2. Thực trạng phát triển vùng Viễn Đông 2.2.1. Quan hệ kinh tế đối nội
Là một vùng kinh tế chiến lược của Liên bang Nga với nhiều tài nguyên thiên nhiên, tuy nhiên, cho đến hiện giờ Viễn Đông vẫn là vùng phát triển chậm hơn so với 6 vùng còn lại của Liên Bang. Nguyên nhân cơ bản nhất của sự tụt hậu này là do yếu tố khí hậu của khu vực này cực kỳ khắc nghiệt. Yếu tố này đã tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế xã hội của vùng.
Nếu theo tiêu chuẩn điều kiện khí hậu dưới -2oC được coi là “vùng không thuận lợi” cho con người, thì ở nước Nga tổng diện tích những vùng như vậy chiếm 6,78% còn ở Viễn Đông là 97%. Những vùng được coi là “không thuận lợi” ở Viễn Đông gồm Iacutia, Chucotca (nhiệt độ trung bình hằng năm là -10oC), “ít thuận lợi” là Magadan (-5oC), “thuận lợi trung bình” là Khabarov, Amur, Sakhalin, Tự trị Do thái (+1,3oC), “thuận lợi” là Primorie (+4oC)1.
Bảng 2.4: Tình trạng khí hậu của các vùng trong Viễn Đông
Điều kiện Tên vùng Nhiệt độ Trung bình
Không thuận lợi Iacutia. Chucotca -10oC
Ít thuận lợi Magadan -5oC
Thuận lợi trung bình Khabarov. Amur. Sakhalin. Tự trị do thái
+1.3oC
Thuận lợi Primorie +4oC
Nguồn: S.P.Bystriskiy. V.K.Zausdev
Về đặc điểm khí hậu khắc nghiệt như vậy. phần lớn dân cư ở các vùng phía Bắc (khoảng 2/3) là những người ở nơi khác đến làm việc mang tính chất tạm thời khoảng 5 năm. Số còn lại chủ yếu là những cư dân bản địa đã thích nghi với môi trường sống ở đây như người Iacut hay những dân tộc thiểu số khác.
17
PGS.TS Vũ Dương Huân, Đôi điều về Viễn Đông và quan hệ Việt Nam – Viễn Đông, Tạp Chí nghiên cứu Châu Âu, số 11 (122) 2010
Bảng 2.5: Biến động Dân số Viễn Đông giai đoạn 1990-2012 (Triệu người)
Năm 1990 1996 2001 2008 2010 2012
Viễn Đông 8.045 7.360 6.832 6.487 6.440 6.266
Nguồn: Các chỉ số kinh tế - xã hội các vùng nước Nga
Dân số khu vực Viễn Đông có nguy cơ ngày càng giảm khi dân cư di cư đi đến các vùng khác thuộc Châu Âu của Liên bang Nga. Lực lượng lao động mới này đã đóng góp vào sự phát triển đáng kể của Viễn Đông trong giai đoạn này. Dân số năm 2012 của Viễn Đông so với năm 1990 chỉ còn 77,9% trong đó khu vực phía Bắc 71,5%, Phía Nam 85,1%. Do vậy, tình hình thiếu hụt lao động ở Viễn Đông đang rất báo động.
Trong giai đoạn 2001-2008, gần như tất cả các vùng trong Liên bang Nga đều có sự tăng trưởng kinh tế nhờ môi trường kinh tế quốc tế thuận lợi và sự ổn định trong nước. Chính phủ đã đầu tư nhiều hơn vào các vùng kém phát triển. Do vậy, khoảng cách phát triển giữa vùng trong liên bang đang dần được thu hẹp. Tuy nhiên, giai đoạn 2008-2009, kinh tế bắt đầu có sự suy giảm trầm trọng do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và sự sụp đổ của hàng loạt các nền kinh tế. Hiện nay, nền kinh tế đã có những bước biến chuyển đáng kể sau khi khôi phục kinh tế từ cuộc khủng hoảng toàn cầu. Đối với các vùng Phía Đông, Chính phủ có sự quan tâm địa chính trị đặc biệt đối với việc củng cố kinh tế của các khu vực này nhằm tận dụng tối ưu lợi thế tài nguyên thiên nhiên giàu có ở đây trong bối cảnh thế giới đang thiếu nguyên liệu trầm trọng, qua đó biến khu vực này thành đầu cầu hợp tác hiệu quả với các nước trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Mặc dù đã có được sự quan tâm hơn từ chính phủ liên bang, so với các vùng khác trong liên bang, trong giai đoạn 2001-2005 Viễn Đông vẫn có tốc độ tăng trưởng công nghiệp thấp nhất (111,5%), trong khi đó vẫn tăng trưởng vốn đầu tư cơ bản lại cao nhất (217,9%), và tăng trưởng giá trị thương nghiệp bán lẻ cao (165,9%) do thu nhập thực của dân cư có tốc độ tăng trưởng cao (163,7%). Ngoài ra, trong nền kinh tế của Liên bang Nga, Viễn Đông chỉ chiếm một vị trí rất khiêm tốn: 5,2%GDP; 4,2% tổng sản lượng công nghiệp; 6,5% vốn đầu tư cơ bản; 12,5% FDI và tổng các ngân hàng hoạt động hữu hiệu chỉ chiếm không quá 0,75% của Nga, tức 92,56 tỷ rúp (Dmitri Verkhoturov,2008). Mức tăng trưởng GDP trong các năm gần đây đều dưới 5% so với chỉ số chung của toàn liên bang là hơn 6%.
Bảng 2.6: Tăng trưởng GDP của Viễn Đông và Liên bang Nga, 2002-2013 (Tỷ USD)
2008 2009 2010 2011 2012
Liên bang Nga 1,66 1,222 1,525 1,899 2,014
Nguồn: Vụ Châu Âu. Bộ Công Thương Việt Nam
Nếu đi sâu vào các vùng lãnh thổ của Viễn Đông, có thể thấy rằng, phân bổ công nghiệp diễn ra không đều giữa 9 vùng. Công nghiệp tập trung chủ yếu tại bốn vùng Primorie, Iacutia, Khabarov và Sakhalin với tỷ trọng 80,8%. Một số vùng có tỷ trọng rất nhỏ như Chucotca 1,4% và khu Do thái tự trị 0,6%.
Biểu đồ 2.7: Phân bố sản lượng công nghiệp 9 vùng lãnh thổ của Viễn Đông (%)
Nguồn: S.P.Bystritskiy. V.K.Zausaev (2007)
Nhìn chung bức tranh khá toàn diện về tình hình kinh tế - xã hội của các vùng Viễn Đông và cũng qua đó cho ta thấy sự phát triển không đồng đều giữa các vùng. Những vùng phát triển khá hơn đó là Promrie, Khabarov, Amur.
2.2.1.1. Công nghiệp Khai thác, Chế biến gỗ1
Đây là ngành kinh tế quan trọng của Vùng này, nguồn lâm sản khổng lồ là cơ sở nguyên liệu chính để phát triển ngành công nghiệp gỗ, giấy. Tuy vậy, trong điều kiện tình hình chính trị, kinh tế thay đổi ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của ngành công nghiệp này.
Suy thoái trong công nghiệp chế biến gỗ diễn ra mạnh hơn trong công nghiệp khai thác rừng do hai nguyên nhân: thiếu năng lượng phục vụ các nhà máy chế biến gỗ và chất lượng sản phẩm có tính cạnh tranh kém trong thị trường tự do. Tình trạng phổ biến đã xảy ra là các doanh nghiệp quy mô trung bình bị phá sản, các doanh nghiệp có quy mô lớn bị thu hẹp sản xuất. Trong tình hình đó xuất hiện những doanh nghiệp tư nhân quy
mô trung bình có phản ứng nhanh và linh hoạt với sự thay đổi của nhu cầu thị trường, tốc độ sản xuất, chế biến gỗ chỉ bằng nửa tốc độ khai thác rừng. Nói cách khác, khoảng cách khai thác và chế biến ngày càng tăng.
Bảng 2.8: Khối lượng khai thác và chế biến gỗ của Viễn Đông năm 2006
Khối lượng Khai thác gỗ cây 18.408.6 ngàn m3 Gỗ xẻ 1.943.8 ngàn m3 Senlulo 195.3 nghìn tấn Giấy 27.4 ngàn tấn Carton 150.2 ngàn tấn
Nguồn: Vụ Châu Âu. Bộ Công Thương Việt Nam
Tuy nhiên, sắp tới đây, công nghiệp rừng của Nga sẽ có những thay đổi lớn về mặt chính sách. Nga dự định chi hơn 40 tỷ USD để phát tiển ngành công nghiệp rừng. Chiến lược phát triển ngành lâm nghiệp của Nga dự trù cắt giảm mạnh việc xuất khẩu nguyên liệu thô – gỗ tròn, và từ nay đến 2020, thành lập hàng loạt cơ sở mới về chế biến gỗ, có công suất lớn, cũng như thay đổi cơ cấu bố trí các xí nghiệp của ngành theo địa bàn.
Chính phủ Nga dự định phát triển lâm nghiệp theo lộ trình cơ sở về đối tác Nhà nước – tư nhân. Bên cạnh nguồn kinh phí ngân sách, có kế hoạch thu hút cả đầu tư tư nhân – của Nga cũng như nước ngoài.
2.2.1.2. Tổ hợp công nghiệp cá1,16
Tổ hợp công nghiệp cá chiếm vị trí quan trọng trong ngành kinh tế Viễn Đông, tạo ra 12,4% tổng sản phẩm công nghiệp và chiếm hơn 68% khối lượng sản xuất trong công nghiệp thực phẩm, sản lượng đánh bắt cá mỗi năm đạt khoảng 4-5 triệu tấn. Tỷ trọng thủy, hải sản của Viễn Đông trong toàn Liên Bang chiếm 67% về lượng đánh bắt và 72% về sản lượng sản phẩm.
Là ngành trọng điểm, tổ hợp công nghiệp cá được phát triển mạnh và có quan hệ với các ngành công nghiệp khác trong Vùng cũng như trong Liên Bang. Quan hệ liên ngành và liên vùng được phát triển đa dạng. Sản phẩm của ngành đảm bảo cho nhu cầu tiêu dùng cho cả nước, cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến thức ăn gia súc, cho các ngành công nghiệp khác (hóa chất, dược phẩm…) ngoài ra còn xuất khẩu ra thị trường ngoài nước.
Những năm gần đây, hoạt động đánh bắt xa bờ được phát triển mạnh (chiếm 90-95%), tạo ra 55-60% tổng sản phẩm thủy hải sản Liên bang Nga.
Do phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết, các điều kiện sinh thái biển và vấn đề buông lỏng công tác quản lý nên sản lượng đánh bắt và xuất khẩu thủy, hải sản không ổn định. Sản lượng đánh bắt năm 1989 đạt 4965 ngàn tấn; 1994: đạt 2299 ngàn tấn; năm 1997: 3147 ngàn tấn, năm 2001: 2130 ngàn tấn; năm 2002: đạt 1751 ngàn tấn. Kim ngạch xuất khẩu thủy, hải sản của Viễn Đông năm 2003 đạt 1 tỷ USD; năm 2004 đạt 961,8 triệu USD; năm 2005 đạt 1,2 tỷ USD; năm 2006: đạt 1,2 tỷ USD; năm 2007 đạt 1,13 tỷ USD. Những năm gần đây có khoảng 2000 doanh nghiệp thuộc các loại hình sở hữu khác nhau (92% doanh nghiệp tư nhân) tham gia đánh bắt thủy hải sản. Trong đó, doanh nghiệp lớn và trung bình chỉ chiếm 11% nhưng chiếm tới 80% tổng sản phẩm.
Trên cơ sở hợp tác quốc tế sâu rộng với Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và các nước khác trong khu vực, tại Viễn Đông có thể đầu tư xây dựng những xí nghiệp chế biến thủy, hải sản có quy mô lớn và với công nghệ tiên tiến để có thể sản xuất ra những sản phẩm có sức cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ngày càng nhiều hàng thủy, hải sản trên thế giới.
2.2.1.3. Công nghiệp khai khoáng, luyện kim, cơ khí1,16
So với các vùng khác của Liên Bang, ngành công nghiệp khai khoáng, luyện kim của Viễn Đông khá đa dạng. Chủ yếu tập trung khai thác đá quý và các kim loại quý: kim cương, vàng, bạc, thiếc, đồng, chì kẽm….(ở hầu hết các khu vực trong vùng), khai thác quặng sắt và luyện kim đen (ở vùng Khabarov), Khai thác than (than đá, than nâu…) ở các khu vực: Iacutia, Khabarov, Primorie, Amur, Kamchatka, Sakhalin, khai thác khí đốt, dầu lửa tập trung ở Iacutia, thềm lục địa tỉnh Sakhalin. Sản phẩm của ngành công nghiệp này không những đáp ứng cho nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài.
Ngành cơ khí trong vùng khá đa dạng, tập trung trong các lĩnh vực đóng, sửa chữa tàu biển, sản xuất thiết bị năng lượng và tổ hợp công nghiệp quốc phòng, đóng, sửa chữa tàu đánh cá, sản xuất cần trục, thiết bị tàu biển, thiết bị dây chuyển, máy cắt gọt kim loại…Thành phố Khabarovsk là một trong những trung tâm lớn nhất của ngành cơ khí trong Vùng.
2.2.1.4. Công nghiệp năng lượng – nhiên liệu
Ngành công nghiệp năng lượng – nhiên liệu Vùng Viễn Đông đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế Viễn Đông nói riêng và Liên bang Nga nói chung, nguồn năng lượng tiềm năng phong phú này khiến Nga phải tập trung phát triển kinh tế ở khu
vực Phía Đông và trên cơ sở đó, phát triển các ngành công nghệ cao nhằm khai thác hợp lý nguồn tài nguyên này.
Hiện nay ở Đông Siberia và Viễn Đông tập trung hơn 15 tỉ tấn dầu và 62,0 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên Tuy nhiên, mức độ thăm dò dầu (11%) và khí (8%) là rất thấp18.
Đáng kể cho ngành công nghiệp năng lượng – nhiên liệu ở Viễn Đông là việc xây dựng giai đoạn đầu tiên của đường ống "Đông Siberia - Thái Bình Dương" (ESPO) làm tăng sản lượng dầu trong khu vực từ 14,3 triệu tấn trong năm 2008 lên đến 49 triệu tấn vào năm 2012.
Biểu đồ 2.9: Số liệu dầu và khí tự nhiên khu vực Đông Siberia và Viễn Đông 2000- 2011.
Nguồn: Eder LV. Filimonov IV. Motchalov RA. AV Saveliev Lĩnh vực dầu khí trong nền kinh tế Nga // sinh thái Bản tin Nga. - 2012 - № 11 - S. 6-11.
Đối với sự phát triển tổng hợp tài nguyên dầu khí của Đông Siberia và Viễn Đông, điều quan trọng nhất là phát triển ngành công nghiệp khai thác để tránh tình trạng xuất khẩu dầu thô.
2.2.1.5. Ngành giao thông vận tải2
Nhìn chung hệ thống giao thông vận tải Vùng Viễn Đông kém hơn so với các vùng khác của Liên bang Nga. Điều này có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh tế của Vùng cũng như vị thế phát triển chiến lược của Liên bang Nga thông qua vùng với các nước khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
- Vận tải đường thủy: dọc bờ biển Viễn Đông có 32 cảng, trong đó có 22 cảng thương mại và 10 cảng cá, đồng thời có 300 vũng tàu, 270 xí nghiệp thương mại thực hiện chức năng cảng vụ. Các cảng quan trọng tàu có thể cập bến quanh năm là Darubino,
18
Eder LV. Filimonov IV. Motchalov RA. AV Saveliev Lĩnh vực dầu khí trong nền kinh tế Nga // Bản tin sinh thái Nga. - 2012 - № 11 - S. 6-11
Posiot, Vladivostok, Magadan, Nakhotca, Phương Đông, Vanino, Petropavlovxko- kamchatca, Sakhalin-Korraskov và Kholmxco.
- Vận tải đường sắt: đường sắt có mật độ lớn đặc biệt ở tỉnh Sakhalin và Primorie. Các tuyến đường sắt được hình thành từ thời kỳ đầu tiên khai phá Viễn Đông và mấy chục năm gần đây chưa được nâng cấp, đổi mới, Mặc dù lạc hậu về mặt kỹ thuật, song vận chuyển đường sắt ở vùng phía nam của Viễn Đông đóng vai trò rất quan trọng trong vận chuyển người và hàng hóa. Hàng hóa vận chuyển là hàng tiêu dùng nội bộ cũng như xuất khẩu, chủ yếu là nhiên liệu, các sản phẩm về dầu,nguyên liệu, sản phẩm luyện kim đen và công nghệ chế biến gỗ và sản phẩm rừng.
- Vận tải đường bộ: tổng chiều dài đường bộ của vùng phía nam của Viễn Đông là 78,3 nghìn km. Mật độ giao thông ở khu vực rất thấp, 80% đường được trải nhựa hoặc bê tông là ở vùng phía nam của Viễn Đông và đảo Sakhalin. Vận chuyển bằng đường bộ ở phía Nam đóng vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển thương mại với Trung Quốc. Trong những năm gần đây đã mở 13 cửa khẩu biên giới đường bộ giữa hai nước, trong đó có 5 cửa khẩu ở vùng Primorie, 3 tại tỉnh Amur, 2 tại vùng Khabarovsk, và 3 cửa khẩu tại tỉnh tự trị Do Thái.
- Đường không dân dụng: Viễn Đông có tới 200 sân bay, trong số đó 105 sân bay nằm ở phía Nam của Viễn Đông. Trong đó, 13 sân bay có đường băng bằng bê tông để tiếp nhận máy bay hành khách và chở hàng hàng nặng. Các cảng hàng không chủ yếu của Viễn Đông gắn liền với dòng hàng hóa và hành khách chủ yếu là các trung tâm hành chính của các chủ thể như các thành phố Vladivostok, Nam Sakhalin, Khabarovsk, Magadan, Blagovesenvxco, Kamchatxki, Anaduro, Iakut.
- Vận tải đường ống: ngành này có sự phát triển tốt, chủ yếu ở Sakhalin, Khabarovsk, Iakutia. Dự án đường ống dẫn dầu Đông Siberi- Thái Bình Dương, dài hơn 5.000km đến cảng Nakhotca đã khánh thành giai đoạn 1. Ngoài ra còn có dự án xây dựng đường ống dẫn khí dài 6,6 nghìn km, khi hoàn thành sẽ cung cấp khí cho Khabarovsk, Primorie, Trung Quốc và Cộng hòa Triều Tiên. Đường ống dẫn khí gaz từ Sakhalin- Khabarovsk đang được triển khai.
2.2.1.6. Nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi)
Là ngành kinh tế được quan tâm của Vùng, nhưng diện tích đất trồng trọt chỉ chiếm gần 2% tổng diện tích của toàn vùng. Diện tích trung bình tính theo đầu người là 1,32 hecta/người, tỷ lệ người tham gia nông nghiệp chỉ chiếm 0,3% dân số.
Đất canh tác đối với các loại cây ngũ cốc, đậu, khoai tây và các loại rau, chủ yếu tập trung ở khu vực tỉnh Amur, vùng Khabarovsk, Primorie, miền Nam Iacutia và sản xuất chiếm 80% tổng sản phẩm nông nghiệp của Vùng. Đất canh tác những khu vực trên chiếm tới 92% quỹ đất trồng trọt của toàn Vùng. Một trong những cây trồng chính là đậu. Một phần lớn diện tích trồng cây để chế biến thức ăn gia súc, tạo nguồn thức ăn ổn