Đông. Lao động Việt Nam có thể chỉ nên làm việc tại các khu vực có khí hậu tương đối thuận lợi như Khabarov, Primorie, Amur, Sakhalin.
Hợp tác về Du lịch:
Việt Nam hoàn toàn có thể khai thác hơn nữa tiềm năng khách du lịch từ Viễn Đông nếu có một chiến lược xúc tiến du lịch hợp lý. Tiềm năng là rất lớn vì ngày càng nhiều người dân Viễn Đông đi du lịch nước ngoài. Nếu chỉ tính riêng Khabarov, năm 2007 đã có 192 ngàn khách du lịch Khabarov ra nước ngoài, trong đó sang Trung Quốc là 171 ngàn người và Việt Nam là gần 1000 người.
Riêng năm 2012, Việt nam đã tiếp đón hơn 250.000 lượt du khách Nga đã thăm đất nước hình chữ S trong năm 2013, tăng 71%, vượt cả kết quả 70% của năm ngoái. Năm 2013, Việt Nam đón hơn 298.000 lượt khách Nga, tăng 71% so với năm 2012, Nga tiếp tục đứng trong top 10 thị trường tới Việt nam nhiều nhất36
Với những đặc thù riêng của Việt Nam về lịch sử, văn hóa, nhiều thắng cảnh đẹp ở cả ba miền, đặc biệt là các bãi biển miền Trung tuyệt đẹp, phố cổ Hội An, Vịnh Hạ Long và nhiều thắng cảnh khác, chúng ta có thể khai thác được nhiều hơn khách du lịch từ Viễn Đông nếu tăng cường các hoạt động xúc tiến du lịch.
Ngoài các lĩnh vực trên, hai bên có thể có triển vọng hợp tác trong một số các hoạt động khác như:
- Hợp tác trong lĩnh vực đánh bắt cá, chế biến cá với các đối tác tiềm năng là Sakhalin, Kamchatca, Primorie, Khabarov là những khu vực có thế mạnh trong lĩnh vực này. - Hợp tác trong lĩnh vực đóng, sửa chữa tàu biển (với đối tác Khabarov, nơi tập trung
công nghiệp đóng tàu), vận tải đường biển (với đối tác Primorie, trong đó Vladivostok là cảng chính của vùng).
3.5.4. Một số điều kiện đảm bảo sự phát triển trong quan hệ hợp tác Kinh tế giữa Việt Nam – Viễn Đông Liên bang Nga Việt Nam – Viễn Đông Liên bang Nga
Để những triển vọng hợp tác giữa Việt Nam và Viễn Đông có thể trở thành dự án hợp tác thực sự giữa hai bên, cần phải có một số điều kiện mang tính định hướng và hỗ trợ cho các doanh nghiệp từ phía Chính phủ, cũng như những nhân tố tự thân của doanh nghiệp:
- Có sự định hướng hợp tác từ cấp lãnh đạo cao nhất của hai nước về phát triển hợp tác giữa Việt Nam và Viễn Đông. Trước đây, quan hệ hợp tác này còn có vị trí rất khiêm tốn trong tổng thể quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước. thực tế cho thấy, lĩnh vực
36
hợp tác nào có sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo cấp cao của hai nước thì quan hệ hợp tác trong lĩnh vực đó có thể phát triển tốt. điều này thực sự có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh nhiều giới chức và doanh nghiệp của hai nước còn chưa coi trọng quan hệ hợp tác kinh tế Việt – Nga nói chung, cũng như Việt Nam- Viễn Đông nói riêng, vì chưa đánh giá đúng tiềm năng hợp tác giữa hai bên.
- Ủy ban liên chính phủ của hai nước sẽ phải tích cực làm việc hơn nữa trong việc đưa ra các danh mục hàng hóa, dự án đầu tư, hợp tác lao động mà Việt Nam và Viễn Đông có thể hợp tác, từ đó định hướng cho các doanh nghiệp hai bên triển khai các hoạt động hợp tác.
- Có sự hỗ trợ của các chính quyền địa phương cũng như các cơ quan chức năng của Việt Nam cũng như Viễn Đông trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hai bên xúc tiến các hoạt động thương mại và đầu tư. Vì hai nước đang trong giai đoạn chuyển đổi, nhiều cơ chế chính sách còn chưa minh bạch, rõ ràng, thuận lợi cho doanh nghiệp tiến hành kinh doanh, nên sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng của hai bên là rất quan trọng.
- Trong một số trường hợp, tính cam kết của chính quyền địa phương là một yếu tố rất quan trọng, đảm bảo cho sự bền vững của các dự án do các doanh nghiệp hai bên tiến hành. Chẳng hạn, triển vọng xây dựng các vùng chuyên canh trồng rau xanh ở Việt Nam để xuất khẩu sang Viễn Đông chỉ có tính khả thi nếu chính quyền địa phương tại Viễn Đông cam kết bảo lãnh cho doanh nghiệp nhập khẩu của mình ký hợp đồng ổn định, lâu dài tiêu thụ sản phẩm rau xanh của Việt Nam.
- Việt nam và Nga cần phải phối hợp với nhau cải thiện hệ thống thanh toán giữa các doanh nghiệp hai nước. Bất cập trong phương thức thanh toán (thông thường phải qua một nước thứ ba) đã làm hạn chế quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước. Chừng vào vấn đề này còn chưa được giải quyết triệt để, quan hệ thương mại giữa hai nước nói chung và giữa Việt Nam và Viễn Đông nói riêng chưa thể có những đột phá. - Doanh nghiệp và người lao động Việt Nam cần phải được trang bị kiến thức về pháp
luật của nước Nga và nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của nước bạn. Nhiều doanh nghiệp và người lao động Việt nam sang kinh doanh và lao động ở nước Nga trong thời gian qua đã có nhiều hành vi vi phạm pháp luật của nước bạn, để lại hình ảnh không đẹp trong con mắt của chính quyền sở tại. Muốn làm ăn ổn định và lâu dài, tạo dựng được uy tín đối với chính quyền, doanh nghiệp và người dân của nước bạn, các doanh nghiệp và người lao động Việt Nam phải khắc phục được điểm yếu kém này.