THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN
2.1. Chiến lược hướng Đông của Nga (từ năm 2000-nay) 2.1.1. Thời kỳ của Tổng Thống Vladimir Vladimirovich Putin
Một vài nét tiểu sử V.Putin10
Ngày 26/03/2000: Tổng Thống Liên bang Nga
Ngày 14/03/2004: Thắng cử Tổng thống Liên bang Nga nhiệm kỳ thứ hai.
Tổng thống Putin đạt học vị Phó tiến sĩ Kinh tế. sử dụng thành thạo tiếng Đức và tiếng Anh.
Chính sách đối ngoại của Putin:
Lên nắm quyền lãnh đạo tối cao ở một đất nước rộng lớn sau cuộc bầu cử Tổng thống Liên bang Nga ngày 26-03-2000. V.Putin nhậm chức sau khi nguyên Tổng thống Boris Nikolayevich Yeltsin từ chức.
Sau khi nhận chức, Tổng thống Putin đứng trước thử thách nghiêm trọng về mọi mặt chính trị, quân sự trong và ngoài nước. Chỉ số tăng trưởng GDP hàng năm của Liên bang Nga giai đoạn 1991-1998 luôn ở mức âm. Hoạt động khủng bố ở Chechnya với những nguy cơ nghiêm trọng đe dọa an ninh quốc gia; cuộc đấu tranh giữa chính quyền hành pháp và cơ quan lập pháp (Đuma Quốc gia) chưa phân định thắng thua… Trên trường quốc tế, mặc dù đã được cải thiện trong nửa sau thập niên 90 của thế kỷ XX nhưng hình ảnh của Nga vẫn còn mờ nhạt và yếu thế so với các đối tác trong nhóm G7,nhất là trước xu hướng bành trướng của NATO. Căn cứ vào những nhận thức mới về mục tiêu chiến lược phát triển đất nước, địa vị của Nga trên thế giới và môi trường bên ngoài, Putin có một cách nhìn rất thực tế, thậm chí thực dụng, Ông muốn đưa nước Nga hòa nhập vào nền kinh tế mới của thế giới với mục tiêu quan trọng hàng đầu của Nga là khôi phục kinh tế, và giải quyết mọi vấn đề của bản thân Nga.
Theo quan điểm của Putin, chính sách đối ngoại và an ninh của Nga cũng phải lấy lợi ích kinh tế trên hết. Chính vì vậy, trong đường lối đối ngoại của mình, mục tiêu lâu dài của Tổng thống Putin là biến nước Nga thành mọi điều kiện đẩy kinh tế lên. Do đó, ông đề ra nguyên tắc ngoại giao phục vụ kinh tế, chính sách đối ngoại phục vụ mục tiêu đối ngoại. Ngoài những cuộc cải cách về chính trị, xã hội được tiến hành ở trong nước, Chính phủ của Putin còn thực hiện một chính sách đối ngoại chủ động và linh hoạt để
10
khẳng định lập trường chính trị của mình trước những biến động lớn trên chính trường quốc tế.
Về mặt văn kiện sắc lệnh10:
- Ngày 10/01/2000: quyền Tổng thống Putin ký sắc lệnh phê chuẩn “chiến lược an ninh quốc gia của Liên bang Nga”. Tư tưởng này lần lượt quy định mục tiêu cơ bản của ngoại giao là : Bảo đảm an ninh quốc gia, phát huy ảnh hưởng đối với quá trình diễn biến của thế giới, tạo môi trường bên ngoài có lợi cho phát triển trong nước, xây dựng mối quan hệ hữu nghị với các nước xung quanh, bảo vệ lợi ích của công dân và kiều bào Nga. Ngày 21/04/2000 học thuyết quân sự mới của Nga được chuẩn y. Học thuyết này vừa phát triển, vừa điều chỉnh những điều khoản cơ bản của học thuyết quân sự Nga (1993) và được cụ thể hóa cho phù hợp với phần quân sự của Chiến lược an ninh quốc gia Nga. Đề cập tới vấn đề vũ khí hạt nhân. Điều 8 của phần I “Cơ sở quân sự - chính trị” khẳng định “An ninh quân sự của Liên bang Nga được đảm bảo bởi toàn bộ những lực lượng. phương tiện và tiềm năng Nga có trong tay. Liên bang Nga giữ cho mình quyền sử dụng vũ khí hạt nhân để đáp lại việc vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí giết người hàng loạt khác được sử dụng để chống lại Nga hay các đồng minh của Nga,và để đáp lại cuộc xâm lược có quy mô lớn với việc sử dụng vũ khí thông thường trong những tình huống nguy hiểm đối với an ninh quốc gia Nga”11
- Có ý nghĩa quan trọng nhất và là bước tiến đáng kể nhất trong lĩnh vực đối ngoại của Nga trong suốt 10 năm là “Chiến lược đối ngoại của Liên bang Nga” được công bố ngày 28/6/2000. Văn bản này trình bày những luận điểm chung, khái quát tình hình thế giới và chính sách đối ngoại Nga sau chiến tranh lạnh, nêu rõ những ưu tiên của Nga trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu cũng như các ưu tiên khu vực. Chiến lược khẳng định “Một đường lối đối ngoại thành công của Nga phải được xây dựng dựa trên cơ sở tuân thủ sự cân bằng giữa các mục tiêu và khả năng đạt được các mục tiêu đó” và “ưu tiên tối cao trong đường lối đối ngoại của Nga là bảo vệ lợi ích con người (cá nhân), xã hội và nhà nước Nga”12. Về chính sách đối ngoại, chiến lược khẳng định “Liên bang Nga sẽ theo đuổi chính sách đối ngoại độc lập và xây dựng. Chính sách đó dựa trên sự nhất quán và chủ nghĩa thực dụng cùng có lợi. Chính sách đó phải hoàn toàn rõ ràng, có tính đến lợi ích hợp pháp của các nước khác và nhằm tìm kiếm những giải pháp chung”12. Chiến lược đối ngoại này. ngoài việc khẳng định lại quan hệ với các nước
SNG là ưu tiên số một, đã xếp châu Âu ở vị trí thứ 2, sau đó mới đến Mỹ và các nước lớn khác, các khu vực khác trên thế giới. Đây là chiến lược có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định đường hướng chiến lược đối ngoại của Nga trong thế kỷ XXI.
11
Tài liệu tham khảo đặc biệt, Thông tấn xã Việt Nam, ngày 21/06/2000 12 Tài liệu tham khảo đặc biệt, Thông tấn xã Việt Nam, ngày 21/06/2000
Về hoạt động thực tiễn:
Trong đường lối đối ngoại của mình. V. Putin vẫn luôn khẳng định lập trường của Liên bang Nga là ủng hộ việc xây dựng một thế giới đa cực chống lại một thế giới đơn cực do Mỹ cầm đầu. Việc mở rộng mối quan hệ với hai nước lớn sở hữu vũ khí hạt nhân là Ấn Độ và Trung Quốc trong thời gian qua chính là động tác xích lại gần nhau giữa 3 nước, hình thành một tam giác chiến lược Nga-Trung-Ấn. Điều đó chẳng những làm giảm áp lực của tình trạng đơn cực mà còn là cơ hội để Nga có thể xuất khẩu vũ khí, khôi phục và chấn chỉnh lại ngành công nghiệp quốc phòng của mình, vốn là ngành có lợi thế trước đây, tạo điều kiện để ngành này ngày càng phát triển theo hướng chuyên nghiệp hóa hơn.
Bước sang Thế kỷ XXI. Nga sắp xếp thứ tự các khu vực và các nước ưu tiên như sau: - SNG là đối tác ưu tiên số một của Nga trong thế kỷ mới. Nga muốn tăng cường đối
tác chiến lược với SNG. thúc đẩy sự thống nhất của các nước này bởi đây là những nước thuộc Liên Bang Xô Viết trước kia, là nơi Nga đã có sẵn cơ sở chính trị, kinh tế, quân sự của mình và chính các nước này cũng là các vùng đệm xung quanh nước Nga.
- Châu Âu là khu vực ưu tiên số 2: châu Âu vốn là khu vực ưu tiên truyền thống của
Nga. Bên cạnh việc muốn phát triển hơn nữa tổ chức hợp tác an ninh Châu Âu, hợp tác với NATO, có điều kiện và coi Liên minh Châu Âu là đối tác kinh tế, chính trị chủ yếu, Nga vẫn muốn duy trì quan hệ với các nước Trung và Đông Âu như trước đây. - Mỹ chỉ chiếm vị trí thứ 3. trong thứ tự ưu tiên của Nga, Mặc dù xác định rằng quan
hệ với Mỹ là điều kiện cần thiết để cải thiện tình hình kinh tế và ổn định chiến lược thế giới. song Nga cũng nhận thấy những khó khăn, trở ngại trong mối quan hệ này. Quan hệ Nga-Mỹ vẫn chứa đựng những bất đồng sâu sắc trong vấn đề cắt giảm vũ khí hủy diệt. Vấn đề giải quyết xung đột ở những khu vực nguy hiểm.
- Vị trí ưu tiên thứ tự trong chính sách ngoại giao của Nga thuộc về Châu Á. Với vị
trí Á-Âu đặc biệt của mình. Nga không thể không chú trọng đến quan hệ với Châu Á. Đặc biệt là khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, Nga đặc biệt chú ý đến Trung Quốc và Ấn Độ. Trong quan hệ với Nhật Bản,bên cạnh thương mại và đầu tư,hợp tác về khoa học kỹ thuật cũng đã có những bước phát triển nhất định. Nội dung hợp tác bao gồm các hoạt động như: trao đổi các nhà khoa học; trao đổi thông tin về các vấn đề chính trị và luật pháp liên quan đến hoạt động nghiên cứu khoa học; tiến hành các cuộc hội thảo. hội nghị và triển lãm chung; hợp tác đào tạo và nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các nhà khoa học và các chuyên gia…
- Với Ấn Độ: trước đây Nga cũng đã có những quan hệ gần gũi, thân tình. Hàng hóa