3.5.Triển vọng hợp tác của Việt Na mở vùng Viễn Đông Liên Bang 3.5.1.Thuận lợi

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển vùng viễn đông của liên bang nga và khả năng hợp tác quốc tế ( giai đoạn từ năm 2000 đến nay) (Trang 84)

Một trong những lĩnh vực hợp tác khác giữa Việt nam và Viễn Đông phát triển rất năng động và hiệu quả trong những năm gần đây là hợp tác khoa học công nghệ. Phân viện Viễn Đông Hàn Lâm Khoa học Liên bang Nga nhiều năm qua đã có nhiều dự án hợp tác với các cơ quan khoa học của Việt Nam, đặc biệt là Viện Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia. Năm 2009, hai bên đã đề nghị thành lập phòng thí nghiệm quốc tế Việt – Nga tại Việt Nam. Cho đến nay, hai bên đang triển khai hợp tác trong các lĩnh vực nghiên cứu hải dương học, nhất là địa chất biển, môi trường biển, hóa sinh biển…

Tóm lại, quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam – Viễn Đông sẽ tiếp tục có bước phát triển và củng cố trên nhiều lĩnh vực. Những lĩnh vực có nhiều thuận lợi để phát triển vẫn là thương mại, du lịch, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa, hợp tác về nghề cá, sản xuất và chế biến gỗ, khai thác than…

Về lĩnh vực đầu tư, có thể nói, mối quan tâm của các nhà đầu tư của hai bên chưa nhiều.

Ví dụ, tính đến năm 2007, tại vùng Khabarov là một trong những khu vực phát triển nhất của Viễn Đông chỉ có duy nhất một doanh nghiệp của Việt Nam, trong khi đó Malaysia có 5 doanh nghiệp đang hoạt động tại đây trong lĩnh vực công nghiệp rừng.

Một nhân tố không thể thiếu được trong quan hệ hợp tác giữa hai bên là sự có mặt của cộng đồng người Việt tại Viễn đông với khoảng 3000 người, tập trung chủ yếu ở hai thành phố lớn là Khabarov và Vladivostok kinh doanh buôn bán tại các chợ (chủ yếu là hàng Trung Quốc). Tại thành phố Vladivostok có một số công ty Việt Nam kinh doanh xuất nhập khẩu, tuy nhiên quy mô còn nhỏ bé. Chính quyền địa phương có thiện cảm với người Việt và sẵn sang tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa của Việt Nam tiếp cận sâu hơn vào thị trường Viễn đông. Nếu biết phát huy hết tiềm năng của cộng đồng người Việt tại Viễn Đông với những kinh nghiệm, hiểu biết và mối quan hệ đã được thiết lập với thị trường sở tại thì đây sẽ là một nhân tố quan trọng thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Vùng Viễn Đông.

3.5. Triển vọng hợp tác của Việt Nam ở vùng Viễn Đông Liên Bang 3.5.1. Thuận lợi

Trong quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Viễn đông có những thuận lợi cơ bản sau cần được khai thác triệt để, đó là:

Những thuận lợi chung:

- Sự ổn định chính trị và một chính quyền trung ương mạnh từ Tổng Thống, Thủ tướng, Duma, 7 Thống đốc và 7 vùng chiến lược, trong đó có Viễn Đông. Chưa bao giờ nước Nga có một bộ máy mạnh và với chính sách mở cửa, nhân dân tin cậy vào

lãnh đạo đất nước cùng long tự hào dân tộc thừa kế từ thời Xô Viết đầy tham vọng

như hiện nay.

Nga đang thực hiện chiến lược phát triển vùng Viễn Đông sau một thời gian dài bị tụt hậu so với các vùng khác trong Liên Bang. Trong chiến lược này, Nga coi trọng hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam như một nhân tố cực kỳ quan trọng thúc đẩy sự phát triển của vùng lãnh thổ phía

Đông này.

- Về quan hệ thương mại:

o Thời gian qua, các mặt hàng Trung Quốc, đối thủ cạnh tranh số 1 đối với hàng Việt Nam đang bị kiểm soát chặt chẽ cả về số lượng lẫn chất lượng, nhất là hàng hóa trao đổi theo đường tiểu ngạch và người tiêu dùng Nga nói chung và Viễn Đông nói riêng đều có chung một tâm lý là nghi ngờ về chất lượng và nhất là yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm của hàng hóa Trung Quốc. Trong thời gian vừa qua, chính quyền các địa phương dọc theo sông Amur đã tỏ ra quan ngại đặc biệt đối với việc chất thải độc hại từ các nhà máy không đủ tiêu chuẩn môi trường của Trung Quốc đổ xuống sông Amur phía bên Trung Quốc đã trôi theo dòng sông

ảnh hưởng đến các địa phương vùng hạ lưu bên Nga.

o Năng lực sản xuất nội địa của Viễn Đông còn chưa được phát triển và cũng chỉ mới đáp ứng được một phần rất nhỏ nhu cầu thị trường. Đại đa số người Nga không quen và không thích làm những việc thuộc nghề nông, Thu nhập người dân ở Viễn Đông cao so với mặt bằng trung bình của nước Nga vì thu nhập cao là động cơ chính thu hút ực lượng lao động từ các vùng khác của nước Nga đến đây

làm việc (2/3 lao động của phía Bắc Viễn Đông là lao động tạm thời).

o Nhu cầu của Vùng này đối với những sản phẩm truyền thống của Việt Nam không

lớn và ta có thể hoàn toàn đáp ứng được.

Đây là những cơ hội thuận lợi để hàng hóa của Việt Nam tiếp cận sâu hơn vào thị trường này, nhất là đối với nhóm hàng nông sản, sản phẩm thịt, dệt may, giày dép, hàng vật liệu xây dựng, hàng điện tử gia dụng.

Ngoài ra cũng có những thuận lợi đối với hàng hóa của Viễn Đông xuất sang Việt Nam: - Viễn Đông giàu nguồn nguyên liệu như than đá (Iacutia, Sakhalin, Amur), dầu khí

(Kamchatca, Sakhalin, Khabarov), gỗ (Khabarov, Primorie và Amur), kim loại đen và phế liệu (Promorie, Khabarov), và nhiều loại khoáng sản khác.

- Nền kinh tế của Việt Nam ở trình độ thấp, có nhu cầu đối với các loại máy móc thiết bị ở trình độ công nghệ vừa phải và có giá cả phù hợp với năng lực tài chính trong nước. Hơn nữa, ở Việt Nam nhiều nhà máy được Liên Xô giúp đỡ trước đây vẫn phát huy tác dụng và có nhu cầu bảo dưỡng, nâng cấp, thay thế. Do vậy, vùng Viễn Đông

với hai khu vực là Khabarov và Primorie có thế mạnh trong chế tạo máy, thiết bị có thể đáp ứng nhu cầu này.

Về hợp tác đầu tư:

- Với nguồn tài nguyên dồi dào như trên đã nói, Viễn Đông có thể tạo cơ hội cho các nhà đầu tư có tiềm lực của Việt Nam sang đầu tư tại đây.

- Sự có mặt của một số công ty người Việt đang làm ăn tại Viễn Đông (tập trung tại Khabarov và Vladivostok) có thể tạo điều kiện thúc đẩy đầu tư của Việt Nam sang Viễn Đông.

- Với kinh nghiệm của một số liên doanh Việt – Nga đang hoạt động tại Việt Nam, một số công ty dầu khí của Viễn Đông có thể đầu tư sang Việt Nam.

Về hợp tác lao động:

- Chính quyền Viễn Đông dù đã trải qua biết bao thế hệ vẫn luôn luôn dành cho Việt Nam những tình cảm tốt đẹp, cũng như đánh giá tích cực về Việt Nam.

- Một số khu vực của Viễn Đông có điều kiện khí hậu thuận lợi và đang thiếu hụt nhân công có thể thu hút người lao động Việt Nam từ Việt Nam sang và cộng đồng người lao động Việt Nam đang ở tại Viễn Đông.

3.5.2. Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi trên, trong quan hệ kinh tế - thương mại Việt Nam với Viễn Đông, có một số khó khăn sau có thể tạo nên rào cản trong việc thúc đẩy sự hợp tác giữa hai bên:

Về quan hệ thương mại:

- Sự hiện diện ngày càng tăng tại đây các chủng loại hàng tiêu dùng của các nước khu vực Châu Á – Thái Bình Dương mà Việt Nam cũng đang sản xuất đặc biệt là từ các nước láng giềng của Viễn Đông như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan. Đặc biệt là hàng tiêu dùng giá rẻ của Trung Quốc đang tràn ngập thị trường của các khu vực khác nhau tại Viễn Đông.

- Thương hiệu hàng Việt Nam chưa được khẳng định trên thị trường Viễn Đông, trong khi đó, ngày càng nhiều mặt hàng với các thương hiệu nổi tiếng của các nước trong khu vực xuất hiện tại đây.

- Phương thức thanh toán của phía Nga không phù hợp với thông lệ quốc tế nên các đối tác Việt Nam không mặn mà trong quan hệ hợp tác xuất khẩu.

- Việc tiếp tục áp dụng các rào cản thương mại và kiểm soát chặt chẽ về chất lượng và tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của NGa đối với các nhóm hàng nông sản, thủy, hải sản, thịt và sản phẩm thịt gia súc và gia cầm tại thị trường Liên bang Nga nói chung và Viễn Đông nói riêng.

- Xét yếu tố địa lý, Việt Nam thua thiệt nhiều hơn về cự ly so với Trung Quốc, Nhật bản và Hàn Quốc.

Quan hệ đầu tư:

Tốc độ tăng trưởng đầu tư ngày càng mạnh của các nước trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và các nước khác trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội của Viễn Đông. Việt Nam sẽ phải chịu sự cạnh tranh rất lớn từ các nhà đầu tư trong khu vực cũng như Châu Âu và Hoa Kỳ trong các dự án béo bở cần nhiều năng lực tài chính cũng như trình độ kỹ thuật.

3.5.3. Triển vọng hợp tác giữa Việt Nam và Viễn Đông

Bảng 3.14: Đặc điểm khí hậu, kinh tế, hoạt động xuất nhập khẩu theo khu vực

Vùng Đặc

điểm khí hậu

Đặc điểm kinh tế Xuất Khẩu Nhập khẩu

Primorie Thuận lợi Công nghiệp thực phẩm, năng lượng điện, chế tạo máy và chế tạo thép, rừng, chế biến gỗ, công nghiệp giấy. Cá và hải sản; gỗ và các sản phẩm từ gỗ; các sản phẩm khoáng sản; kim loại và các sản phẩm kim loại; máy móc và thiết bị. Máy móc và thiết bị, hàng hóa thực phẩm và nông nghiệp, hàng may mặc, hàng công nghiệp hóa chất.

Khabarov Thuận lợi Đóng tàu (tàu chở dầu, dàn, thiết bị dùng cho khai thác thềm lục địa Sakhalin), công nghiệp hàng không (máy bay cỡ vừa và nhỏ), rừng, thép, chế biến dầu mỏ Các sản phẩm dầu mỏ (Dầu mazut và các sản phẩm tinh chế nhẹ), các nguyên liệu gỗ, các sản phẩm, phế liệu kim loại đen, chế tạo máy. Máy móc, thiết bị, hàng may mặc, giày dép, hàng thực phẩm, các sản phẩm công nghiệp hóa chất (nhựa, hóa chất, cao su) Sakhalin Thuận lợi Lớn nhất Viễn Đông

về dầu-khí; cá; than

đá; rừng; vật liệu xây dựng

Dầu thô, cá và hải sản, phế liệu kim loại đen, các phương tiện vận tải biển và gỗ

Thiết bị khai thác dầu khí

Amur Thuận lợi Nông nghiệp, thủy điện, than, rừng, khai thác vàng Gỗ và phế liệu kim loại Rau quả, hàng may mặc và giày dép

Kamchatka Tương đối khắc nghiệt Cá, khai thác mỏ vàng, nikel, platin, đá quý, đang tăng cường tìm kiếm dầu khí trên thềm lục địa – theo dự báo có thể chỉ đứng sau Xakhalin.

Cá và hải sản, phế liệu kim loại

Xe con, công nghiệp hóa học (nhựa, cao su, lốp), đồ may mặc, giày dép Iacutia Khí hậu khắc nghiệt Kim cương, vàng, than đá. Thiếu đường sắt nối với khu dân cư và thành phố, lãnh thổ rộng lớn. Than đá và các loại đá quý Máy móc, thiết bị, các phương tiện vận tải, các sản phẩm công nghiệp hóa chất Magadan Tương đối khắc nghiệt Vàng, điện năng lượng, cá, chế tạo máy, công nghiệp nhẹ và nhiên liệu (phụ thuộc vào xuất nhập khẩu)

Cá, hải sản, nhựa, thịt

Xe con, xe tải, nhựa, thang máy

Chukotka Khí hậu khắc nghiệt Khai thác vàng, kim loại màu Tỉnh Do Thái tự trị

Thuận lợi Khu vực chậm phát triển nhất của Viễn Đông

Nguồn: Tổng hợp từ S.P.Bystritskiy, V.K.Zausdev (2007) và các nguồn khác

Qua sự phân tích cơ sở hợp tác giữa Việt Nam và Viễn Đông, đặc điểm kinh tế và hoạt động kinh tế đối ngoại theo khu vực của Viễn Đông, cũng như các khó khăn, thuận lợi cho sự hợp tác giữa hai bên, luận văn đưa ra một số lĩnh vực hợp tác có triển vọng trong thời gian tới:

Về quan hệ thương mại:

- Xuất khẩu các hàng hóa thực phẩm sang Viễn Đông:

Như trên đã phân tích, hiện nay Viễn Đông chỉ tự đảm bảo được một phần nhỏ nhu cầu đối với các mặt hàng thực phẩm quan trọng như ngũ cốc (15%), rau (32%), thịt (38%), sữa (39%), trứng (65%). Còn lại Viễn Đông phải nhập khẩu từ các vùng khác của Nga cũng như các nước xung quanh. Trong khi đó, tâm lý người tiêu dùng Viễn Đông nhìn chung rất nghi ngại đối với chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm các loại hàng hóa của

Trung Quốc. Do vậy, Việt Nam có thể tăng cường đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng trên sang Viễn Đông, Tuy nhiên, cần phải đặc biệt chú trọng khâu vệ sinh an toàn đối với các loại mặt hàng này vì kinh nghiệm nhãn tiền của các hàng hóa Trung Quốc đang bị tẩy chay do không đảm bảo được tiêu chuẩn vệ sinh an toàn đối với sức khỏe người riêu dùng, không bị tiếng xấu phổ biến về vệ sinh an toàn thực phẩm hàng thực phẩm Trung Quốc, lẻ tẻ cũng có công ty Việt Nam bị phía Nga cấm nhập khẩu vào Viễn Đông.

Trước kia Việt Nam cũng đã có những vùng chuyên canh tại các tỉnh miền Bắc cung cấp rau, quả sang Liên Xô. Nay mô hình này cũng có thể được thiết lập nếu có sự cam kết chắc chắn từ phía lãnh đạo hai bên, đảm bảo nguồn đầu ra ổn định cho nông dân của Việt Nam. Việc thiết lập các vùng chuyên canh cho xuất khẩu cũng sẽ giúp công tác quản lý chất lượng được thực hiện tốt hơn, từ khâu chọn giống, kỹ thuật chăm sóc đến lựa chọn sản phẩm tốt, đảm bảo chất lượng cho xuất khẩu.

- Tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu sang Viễn Đông các mặt hàng hiện đang xuất khẩu như cao su, mì ăn liền, thủy hải sản, điện gia dụng, gốm sứ vệ sinh và một số mặt hàng khác.

- Nhập khẩu sắt thép (kể cả sắt thép phế liệu) từ Viễn Đông: hằng năm hai khu vực có thế mạnh trong lĩnh vực này là Khabarov và Primorie hoàn toàn đủ khả năng cung cáp cho Việt Nam toàn bộ nhu cầu phôi thép, thép thành phẩm các loại và sắt thép phế liệu (khoảng 7-10 triệu tấn/năm và giá cả hợp lý). Đặc biệt ở các khu vực này có rấ nhiều sắt thép phế liệu mà Việt Nam có thể nhập khẩu hoặc xây dựng các điểm tái chế để chủ động nhập khẩu sắt thép hoặc xuất khẩu tại chỗ - ngay trên đất Viễn Đông. Đây là mảnh đất lý tưởng trong nhiều năm qua đã đang và sẽ làm hấp dẫn cho các nhà tái chế sắt thép vụn Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Việt Nam…

- Nhập khẩu dầu mỏ từ Viễn Đông: hai khu vực xuất khẩu dầu mỏ chủ yếu là KHabarov và Sakhalin, ngoài ra Kamchatca cũng đang được tăng cường thăm dò và được dự báo có tiềm năng đứng sau Sakhalin. Năm 2009, nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ đi vào hoạt động và một nhà máy lọc dầu thứ hai đang được tiến hành xây dựng ở Thanh Hóa. Hai nhà máy này sẽ tạo ra nhu cầu lớn đối với dầu thô trong tương lai và Việt Nam có thể hướng tới 3 khu vực của Viễn Đông là Khabarov, Sakhalin, và Kamchatca như một nguồn cung cấp dầu thô trong tương lai đối với công nghiệp lọc dầu của Việt Nam.

- Nhập khẩu từ Viễn Đông các loại máy móc, thiết bị kết cấu kim loại trong đó có các loại thuộc về dầu khí, hơi đốt, sửa chữa và đóng mới tàu thuyền là thế mạnh của một số khu vực như Khabarov, Primorie.

Về quan hệ đầu tư:

- Việt Nam đầu tư sang Viễn Đông trong lĩnh vực rau quả:

Như đã trình bày ở phần đặc điểm kinh tế vùng Viễn Đông, do điều kiện khắc nghiệt về khí hậu và thời tiết tại Viễn Đông như lạnh, băng giá kéo dài (có khi đến 6 tháng), nên hầu hết các loại rau quả không thể trồng được, trong khi hệ thống nhà kính không phát triển, đã dẫn đến việc khan hiếm một cách trầm trọng rau, quả vào mùa đông nói riêng và mùa lạnh nói chung. Giá cả rau, quả nhập khẩu trong thời gian này gia tăng đột biến. Việc đầu tư sang vùng Viễn Đông vào lĩnh vực trồng, chế biến rau, củ, quả là hoàn toàn có thể được và chắc chắn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong vùng Viễn Đông, các khu vực có khí hậu tương đối thuận lợi hơn so với các khu vực khác như Primorie,

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển vùng viễn đông của liên bang nga và khả năng hợp tác quốc tế ( giai đoạn từ năm 2000 đến nay) (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)