Giải pháp trong hoạt động thu nợ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện mang thít, tỉnh vĩnh long (Trang 90)

- Mở rộng lĩnh vực cho vay của Ngân hàng ở các ngành thủy sản, tiểu thủ công nghiệp, thƣơng mại – dịch vụ góp phần đa dạng hóa cơ cấu kinh tế, nhằm tránh tình trạng phải lệ thuộc vào tín dụng ngành nông nghiệp.

- Cán bộ tín dụng nên thƣờng xuyên theo dõi, quản lý nợ một cách chặt chẽ để tiến hành nhắc nhở, đông đốc khách hàng trả nợ đúng hạn. Tăng cƣờng

công tác thu lãi, nợ đến hạn, quá hạn, nợ tồn đọng, nợ xử lý rủi ro, xử lý kịp thời không để nợ chuyển nhóm, hạn chế thấp nhất nợ quá hạn nhất là nợ xấu.

- Đối với các khoản nợ quá hạn, nợ xấu thì cán bộ tín dụng nên thƣờng xuyên theo dõi và tìm ra nguyên nhân gây ra tình trạng trên, từ đó đề xuất các biện pháp xử lý thích hợp nhƣ: cho khách hàng gia hạn nợ, Chẳng hạn ngân hàng nhận thấy khoản nợ quá hạn có khả năng thu hồi đƣợc và khách hàng có thiện chí trả nợ nhƣng hiện tại chƣa có khả năng và cần thêm vốn. Khi đó ngân hàng có thể cho vay thêm và khoản vay này không vƣợt quá chu kỳ sản xuất để tạo điều kiện cho khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình.

- Ngân hàng cần có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ vật chất đối với cán bộ tín dụng phụ trách các địa bàn vùng sâu vùng xa. Điều này giúp cán bộ tín dụng tích cực hơn trong công tác thu hồi nợ, để ngày càng hạn chế tình trạng nợ xấu hơn nữa.

- Ngoài ra để giúp đỡ ngƣời nông dân vƣợt qua khó khăn do các yếu tố

khách quan ngoài ý muốn ngân hàng cần kết hợp với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nƣớc để triển khai nhiều biện pháp nhƣ hạ lãi suất để góp phần giúp nông dân có thêm thời gian khắc phục khó khăn, phục hồi sản xuất, kinh doanh.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện mang thít, tỉnh vĩnh long (Trang 90)