Khái quát tình hình hoạt động tín dụng tại

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện mang thít, tỉnh vĩnh long (Trang 43)

HÀNG QUA 3 NĂM (2011 – 2013) VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014

4.1.1 Khái quát tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng qua 3 năm (2011 – 2013) năm (2011 – 2013)

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, NHNo&PTNT chi nhánh huyện Mang Thít luôn xem nhiệm vụ cho vay là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong việc lƣu chuyển nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng luôn là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro rất lớn ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động của Ngân hàng cụ thể là tác động vào DSCV, DSTN, dƣ nợ và tình hình nợ xấu. Chính vì vậy việc quản lý các khoản cho vay một cách chặt chẽ nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro để mang lại lợi nhuận tối đa là điều mà Ngân hàng đặt lên vị trí hàng đầu. Để khái quát tình hình tín dụng chung của Ngân hàng ta nhìn vào bảng tổng kết số liệu dƣới đây:

Bảng 4.1 Tình hình tín dụng của NHNo&PTNT huyện Mang Thít qua 3 năm (2011-2013) ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % DSCV 581.694 650.211 584.311 68.517 11,78 (65.900) (10,14) Ngắn hạn 560.202 623.554 554.645 63.352 11,31 (68.909) (11,05) Trung - dài hạn 21.492 26.657 29.666 5.165 24,03 3.009 11,29 DSTN 553.594 572.167 541.150 18.573 3,35 (31.017) (5,42) Ngắn hạn 508.545 548.899 517.514 40.354 7,94 (31.385) (5,72) Trung - dài hạn 45.049 23.268 23.636 (21.781) (48,35) 368 1,58 Dƣ nợ 357.242 435.286 478.447 78.044 21,85 43.161 9,92 Ngắn hạn 310.256 384.911 422.042 74.655 24,06 37.131 9,65 Trung - dài hạn 46.986 50.375 56.405 3.389 7,21 6.030 11,97 Nợ xấu 5.323 6.661 4.609 1.338 25,14 (2.052) (30,81) Ngắn hạn 4.652 6.163 4.021 1.511 32,48 (2.142) (34,76) Trung - dài hạn 671 498 588 (173) (25,78) 90 18,07

Doanh số cho vay

Trong hoạt động của các Ngân hàng thì hoạt động cho vay là một trong những hoạt động chủ yếu nhất. Bởi vì nhờ hoạt động cho vay tạo ra thu nhập cho ngân hàng để từ đó bồi hoàn lại tiền gửi cho khách hàng từ sự chuyển hóa từ vốn tiền gửi sang vốn tín dụng. Tuy nhiên hoạt động này mang tính rủi ro lớn, vì vậy việc quản lý các khoản vay một cách chặt chẽ để ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro luôn là hoạt động cần thiết của mỗi Ngân hàng.

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng thì doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm trên 90% tổng doanh số cho vay và có sự biến động qua các năm. Cụ thể năm 2012 tỷ lệ tăng của chỉ tiêu này tăng 11,78% so với năm 2011 trong đó DSCV ngắn hạn tăng 11,31% và DSCV dài hạn tăng 24,03%. Bƣớc sang năm 2013 DSCV giảm 10,14% bao gồm DSCV ngắn hạn giảm 11,05% và DSCV dài hạn tăng 11,29%. Nguyên nhân có sự tăng trƣởng không đồng đều là do ở năm 2012 NHNo&PTNT chi nhánh Mang Thít đã áp dụng chính sách cho vay theo thông tƣ 19/2012/TT- NHNN để giúp ngƣời sản xuất giải quyết khó khăn về vốn trong hoạt động SXKD, bên cạnh đó tình hình hoạt động kinh doanh của ngƣời dân đang dần mở rộng quy mô nên nhu cầu về vốn vay tăng liên tục làm cho DSCV của Ngân hàng tăng. Đến năm 2013 đƣợc các nhà kinh tế đánh giá là năm khó khăn của toàn ngành Ngân hàng khi lãi suất huy động liên tục giảm và lãi suất cho vay thấp. Bên cạnh đó một số Doanh nghiệp giai đoạn này cũng gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ hàng hóa ra thị trƣờng dẫn đến tình trạng giải thể hoặc phá sản. Chính những điều đó đã làm cho DSCV thời gian này giảm xuống.

Nói về cơ cấu DSCV thì DSCV ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn so với DSCV trung - dài hạn. Cụ thể, tỷ trọng DSCV ngắn hạn 3 năm 2011, 2012, 2013 chiếm lần lƣợt là : 96,30%, 95,90%, và 94,92% trong tổng cơ cấu doanh số cho vay của Ngân hàng. Phần lớn ngƣời dân tại địa bàn huyện có nhu cầu vay vốn để sử dụng cho mục đích kinh doanh những ngành ngề có khả năng thu hồi vốn nhanh để trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng với lãi suất thấp, bên cạnh đó cho vay ngắn hạn thƣờng là những khoản tiền nhỏ có vòng quay vốn ngắn hạn nhanh do đó Ngân hàng có thể giảm bớt đƣợc rủi ro trong việc thu hồi vốn. Chính vì thế, doanh số cho vay ngắn hạn luôn lớn hơn so với dài hạn.

Doanh số thu nợ

Hoạt động tín dụng của Ngân hàng đƣợc đánh giá là hiệu quả đƣợc thể hiện ở việc khách hàng hoàn trả nợ gốc và lãi đúng hạn theo hợp đồng tín dụng. Vì việc sử dụng vốn của khách hàng đúng mục đích và có hiệu quả sẽ mang lại lợi nhuận cho chính bản thân khách hàng và cho cả Ngân hàng trong công tác thu hồi nợ.

Tƣơng tự nhƣ tốc độ tăng trƣởng của DSCV thì DSTN cũng có sự biến đổi qua 3 năm (2011 – 2013). Trong đó, doanh số thu nợ ngắn hạn trong 3 năm luôn chiếm trên 91% tổng doanh số thu nợ. Cụ thể năm 2012 doanh số thu nợ ngắn hạn tăng 3,35% so với năm 2011, bƣớc sang năm 2013 khoản mục này giảm xuống 5,42% so với năm 2012. Nguyên nhân chủ yếu làm cho doanh số cho vay ngắn hạn của chi nhánh tăng giảm không đồng đều là do: Ở năm 2012 Ngân hàng luôn chú trọng công tác thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng trƣớc khi ra quyết định cho vay, thƣờng xuyên kiểm tra theo dõi việc sử dụng vốn vay của khách hàng, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn. Đến năm 2013, lãi suất cho vay của Ngân hàng liên tục sụt giảm, bên cạnh đó nền kinh tế đang trong giai đoạn khó khăn, một số Doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh của họ bị thua lỗ dẫn đến khả năng trả nợ của họ găp không ít khó khăn cùng với sự ảnh hƣởng của DSCV nên chỉ tiêu DSTN giảm trong giai đoạn này.

Về cơ cấu DSTN, thì DSTN ngắn hạn của Ngân hàng tiếp tục chiếm vị trí cao với tỷ lệ mỗi năm lần lƣợt là 91,86% ở năm 2011, 95,93% ở năm 2012, 95,63% ở năm 2013 và 94,87%.

Khoản mục doanh số thu nợ trung và dài hạn luôn có chiều hƣớng không khả quan qua 3 năm 2011- 2013. Nhƣ đã phân tích trên khoản mục DSCV, ta thấy năm 2013, nền kinh tế có những khó khăn nhất định nhƣng Ngân hàng vẫn thu hồi đƣợc các khoản nợ cho vay nhƣ vậy là rất tốt. Bên cạnh đó, sự nổ lực của toàn thể các cán bộ Ngân hàng, đặc biệt là các cán bộ tín dụng tại Ngân hàng trong việc đôn đốc, kiểm tra việc sử dụng vốn vay đúng mục đích rất đáng đƣợc ghi nhận. Bên cạnh đó khách hàng có gặp khó khăn trong SXKD có thể báo trƣớc khi món vay đến hạn để thỏa thuận cho khách hàng gia hạn nợ giúp đỡ ngƣời dân vƣợt qua khó khăn trong thời gian nhất định.

Dƣ nợ

Dƣ nợ cho biết tình hình cho vay, thu nợ đạt hiệu quả nhƣ thế nào đến thời điểm báo cáo và đồng thời cho biết số nợ mà Ngân hàng còn phải thu từ khách hàng. Nói đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng thì đây là một chỉ tiêu không thể thiếu. Phần lớn, Ngân hàng có mức dƣ nợ cao thƣờng là những

Ngân hàng có quy mô hoạt động rộng, nguồn vốn đa dạng và tăng trƣởng mạnh.

Qua bảng số liệu ta thấy đƣợc dƣ nợ cho vay qua 3 năm đều tăng nhƣng với tốc độ giảm dần. Cụ thể, năm 2012 dƣ nợ tăng 21,85% so với năm 2011. Bƣớc sang năm 2013 thì dƣ nợ cho vay tăng nhẹ so với năm 2012 là 9,92%. Với phƣơng châm mở rộng hoạt động tín dụng, cùng với khoản mục doanh số cho vay tăng cao hơn nhiều so với doanh số thu nợ đẩy dƣ nợ tín dụng tăng ở mức cao.

Trong cơ cấu cho vay, do tác động cùng chiều của DSCV và DSTN thì dƣ nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dƣ nợ của Ngân hàng, chiếm gần 87% trong tổng dƣ nợ của Ngân hàng. Khoản mục dƣ nợ ngắn hạn tăng nhanh từ năm 2012 trở đi là do tình hình kinh tế của một số hộ nông dân giai đoạn này còn gặp nhiều khó khăn, việc sản xuất kinh doanh, trồng trọt, chăn nuôi,… bị thất bại. Đa số khách hàng có nhu cầu trả nợ xong sau đó sẽ làm hồ sơ vay vốn lại với số tiền vay cao hơn nhằm thực hiện việc sản xuất kinh doanh lại một mặt tránh tình trạng nợ quá hạn đồng thời luôn đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất mang tính chất mùa vụ và vẫn giữ đƣợc uy tín đối với Ngân hàng.

Nhìn chung, khoản mục dƣ nợ ngắn hạn và dƣ nợ trung - dài hạn có sự tăng trƣởng không đồng đều nhƣng tổng dƣ nợ đạt đƣợc luôn tăng trƣởng qua các năm. Điều này chứng tỏ trong thời gian qua, Ngân hàng đã có chính sách mở rộng tín dụng để đáp ứng nhƣ cầu vốn ngày càng cao của nền kinh tế, đồng thời mở rộng đầu tƣ đối với tất cả các thành phần kinh tế hƣớng tập trung vào các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng, nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho việc xây dựng mô hình cây trồng vật nuôi, các vùng chuyên canh, nuôi trồng thủy sản hợp lý, đồng thời mở rộng cho vay các nhu cầu mua sắm các thiết bị sản xuất phục vụ nông nghiệp, các nhu cầu về đời sống của hộ nông dân, cán bộ, giáo viên, nhu cầu xây dựng, sữa chữa nhà, v.v.

Nợ xấu

Nợ xấu đƣợc xem là có tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, vòng quay vốn chậm không thể tái đầu tƣ đƣợc cũng nhƣ không thể đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng làm ảnh hƣởng đến thu nhập của Ngân hàng. Các khoản nợ xấu của ngân hàng càng lớn thì hiệu quả tín dụng không cao và tình trạng rủi ro xảy ra trong tín dụng là rất cao. Do đó, Ngân hàng cần tìm ra nguyên nhân phát sinh để tìm cách xử lý nợ xấu kịp thời.

năm 2011. Nguyên nhân là do trong thời gian này, các khoản nợ các năm trƣớc đó không trả đúng hạn chuyển sang năm sau và sự gia hạn nợ của những khách hàng có tình hình kinh doanh đang gặp khó khăn, giá cả hàng hóa có nhiều thời điểm không thuận lợi. Bên cạnh đó một số hộ dân đang gặp khó khăn trong việc sản xuất nông nghiệp nhƣ bệnh trên lúa phát triển mạnh, giá lúa, giá cá sụt giảm trong thời gian dài, đặc biệt là vụ hè thu nông dân không tiêu thụ đƣợc lúa làm ảnh hƣởng đến tình hình sản xuất kinh doanh, đời sống ngƣời dân trên địa bàn huyện bị ảnh hƣởng nặng nề bởi dịch cúm gia cầm ở gà, dịch lở mồm long móng ở heo, dịch bệnh trên lúa phát triển mạnh nhất là rầy nâu, đạo ôn đã làm cho ngƣời dân bị thiệt hại nghiêm trọng không có nguồn trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng. Vì thê khoản nợ xấu của Ngân hàng giai đoạn này tăng lên. Bƣớc sang năm 2013, hoạt động tín dụng của Ngân hàng ngày càng đƣợc nâng cao, cụ thể khoản mục nợ xấu đã cải thiện theo chiều hƣớng giảm, tỷ lệ giảm là 30,81%. Lúc này, Ngân hàng đã chú trọng kỹ càng hơn trong việc thẩm định phƣơng án sản xuất kinh doanh của khách hàng. Ngân hàng chỉ xét cho vay khi phƣơng án khả thi, phù hợp với xu hƣớng phát triển kinh tế của huyện và khách hàng chứng minh đƣợc nguồn thu nhập để trả nợ hợp lý.

Bảng số liệu 4.1 cũng cho ta thấy đƣợc phần lớn nợ xấu của Ngân hàng tập trung nhiều ở khoản mục nợ xấu ngắn hạn. Khoản mục nợ xấu dài hạn tuy có sự tăng giảm không ổn định nhƣng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nợ xấu của Ngân hàng. Nhƣ trên đã phân tích ta thấy Ngân hàng chủ yếu tập trung công tác tín dụng dành cho khoản vay ngắn hạn nên việc xảy ra nợ xấu ngắn hạn là điều dễ hiểu. Ngoài ra, việc giảm nợ xấu đặc biệt là nợ xấu ngắn hạn ở thời điểm năm 2013 đã cho ta thấy đƣợc sự hỗ trợ nhiệt tình của chính quyền địa phƣơng trong việc xây dựng các mô hình khuyến nông, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, giúp ngƣời dân ngày càng đƣợc trang bị kiến thức và có nhiều kinh nghiệm, từ đó đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân, từ đó nguồn vốn trả nợ cho Ngân hàng đã đƣợc hoàn trả đúng hạn.

4.1.2 Khái quát tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng 6 tháng đầu năm 2014

Hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản có ý nghĩa lớn đối với nền kinh tế - xã hội, vì thông qua hoạt động này mà hệ thống Ngân hàng sẽ cung cấp một khối lƣợng vốn tín dụng rất lớn cho nền kinh tế, nhờ khối lƣợng vốn này mà nền kinh tế sẽ phát triển nhanh và bền vững hơn. Tình hình tín dụng của NHNo&PTNT huyện Mang Thít giai đoạn 6 tháng đầu năm 2014 đƣợc thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.2 Tình hình tín dụng của NHNo&PTNT huyện Mang Thít 6 tháng đầu năm 2014 ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch Chỉ tiêu 6T/2013 6T/2014 6T 2014/6T 2013 Số tiền % DSCV 233.513 277.240 43.727 18,73 Ngắn hạn 221.926 242.129 20.203 9,10 Trung - dài hạn 11.587 35.111 23.524 203,02 DSTN 219.691 259.591 39.900 18,16 Ngắn hạn 210.433 246.279 35.846 17,03 Trung - dài hạn 9.258 13.312 4.054 43,79 Dƣ nợ 449.108 496.096 46.988 10,46 Ngắn hạn 396.404 417.892 21.488 5,42 Trung - dài hạn 52.704 78.204 25.500 48,38 Nợ xấu 3.559 2.853 (706) (19,84) Ngắn hạn 3.250 2.658 (592) (18,22) Trung - dài hạn 309 195 (114) (36,89)

Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT huyện Mang Thít

Doanh số cho vay

Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2014, tình hình hoạt động của các Doanh nghiệp đã bắt đầu khởi sắc trở lại nên DSCV của Ngân hàng có chiều hƣớng đi lên với tỷ lệ tăng 18,73% so với cùng kỳ. Trong đó, DSCV ngắn hạn tăng 9,10%, DSCV trung và dài hạn tăng mạnh với tỷ lệ 203,02% so với 6 tháng đầu năm 2013. Tuy DSCV ngắn hạn tăng trƣởng ít hơn nhƣng lại chiếm tỷ trọng nhiều hơn so với trung và dài hạn trong tổng DSCV. Điều này chứng tỏ Ngân hàng đã phát huy thế mạnh và đạt đƣợc tăng trƣởng tín dụng tốt, đặt biệt là lĩnh vực cho vay ngắn hạn. Điều này cũng cho thấy đƣợc hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng rất khả quan.

Thực tế cho thấy tín dụng ngắn hạn đã và đang mở rộng đóng vai trò chủ yếu trong quá trình sử dụng vốn của Ngân hàng nhằm phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh liên tục và thƣờng xuyên cho ngƣời dân. Tuy nhiên, việc sản xuất kinh doanh trong hoạt động tín dụng ngắn hạn còn mang tính chất mùa vụ và phụ thuộc rất nhiều vào tình hình thời tiết, thiên tai, dịch bệnh, …. nên mức độ rủi ro trong lợi nhuận mang lại là khá cao. Chính vì thế, cán bộ tín dụng phải cẩn trọng trong việc thẩm định tính khả thi trong phƣơng án sản xuất của ngƣời dân, nhằm tránh kết quả không đƣợc nhƣ mong muốn.

Doanh số thu nợ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bƣớc qua 6 tháng đầu năm 2014, tình hình thu nợ của Ngân hàng đã dần khả quan nơn so với 6 tháng đầu năm 2013 với tỷ lệ tăng là 18,16%. Lúc này với sự hỗ trợ về lãi suất của Chính phủ trong theo thông tƣ 19/2012/TT- NHNN thì đa phần các Doanh nghiệp đã giảm bớt đƣợc khó khăn trong việc ổn định lại tình hình hoạt động, khắc phục khó khăn và nguồn vốn bắt đầu đƣợc khôi phục lại.

Khoản mục doanh số thu nợ trung và dài hạn có chiều hƣớng phục hồi ở 6 tháng đầu năm 2014. Nhƣ đã phân tích trên khoản mục DSCV, ta thấy năm 2013, nền kinh tế có những khó khăn nhất định nhƣng Ngân hàng vẫn thu hồi đƣợc các khoản nợ cho vay nhƣ vậy là rất tốt. Qua đây cũng cho thấy đƣợc

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện mang thít, tỉnh vĩnh long (Trang 43)