Dƣ nợ ngắn hạn trên tổng vốn huy động

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện mang thít, tỉnh vĩnh long (Trang 72)

Chỉ tiêu này cho biết có bao nhiêu đồng vốn ngắn hạn đƣợc sử dụng để cho vay đối với nền kinh tế, đồng thời phản ánh lƣợng vốn huy động có đủ để đảm bảo cho hoạt động cho vay của Ngân hàng hay không. Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt, vì nếu quá lớn chứng tỏ nguồn vốn huy động của Ngân hàng thấp, không đáp ứng nhu cầu cho vay, còn nếu dƣ nợ ngắn hạn trên tổng vốn huy động quá nhỏ thì thể hiện sự yếu kém trong việc sử dụng nguồn vốn huy động. Qua bảng số liệu trên ta thấy chỉ tiêu này có sự gia tăng qua các năm. Sự giao động chỉ tiêu này đƣợc thể hiện qua hình sau:

Hình 4.1 Dƣ nợ ngắn hạn trên vốn huy động của Ngân hàng từ năm 2011 đến 2013 Nhìn vào hình 4.1 ta thấy ở năm 2011, chỉ tiêu này là 0,85 lần, điều này cho thấy cứ 0,85 đồng dƣ nợ thì có 1 đồng vốn huy động. Sang năm 2012, chỉ tiêu này đạt 0,86 lần, tức cứ 0,86 đồng dƣ nợ có 1 đồng vốn huy động. Trong năm này, ta thấy dƣ nợ ngắn hạn và vốn huy động đều tăng, có nghĩa là Ngân hàng sử dụng vốn có hiệu quả. Đến năm 2013, chỉ tiêu này tiếp tục tăng 0.1 lần thành 0.87, nghĩa là cứ 0,87 đồng dƣ nợ thì có 1 đồng vốn huy động. Điều này thể hiện sự nổ lực của Ngân hàng trong việc sử dụng nguồn vốn, vì đã sử dụng nó một cách hợp lý nhất và tạo ra hiệu quả cao hơn. Điều này cho thấy nguồn vốn huy động của Ngân hàng ngày tăng cao, hạn chế điều chuyển vốn từ Hội sở. Trong thời gian tới, Ngân hàng cần phải nâng cao hiệu quả của nguồn vốn huy động hơn nữa nhằm giảm chi phí từ vốn điều chuyển xuống, từ đó góp phần làm cho lợi nhuận của Ngân hàng tăng lên.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện mang thít, tỉnh vĩnh long (Trang 72)