Phân tích tình hình thu nợ ngắn hạn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện mang thít, tỉnh vĩnh long (Trang 55)

4.2.2.1 Doanh số thu nợ ngắn hạn theo đối tượng khách hàng

Doanh số thu nợ ngắn hạn theo đối tƣợng khách hàng không những có thể đánh giá nhóm khách hàng của cán bộ tín dụng mà nó còn ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng trong việc thu hồi nợ đƣợc tiến hành theo kỳ hạn trả nợ thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Nhìn chung, doanh số thu nợ ngắn hạn theo đối tƣợng khách hàng có sự thay đổi theo chiều hƣớng khác nhau và cùng chiều với sự tăng trƣởng của doanh số cho vay ngắn hạn. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này ta tìm hiểu về hoạt động của chỉ tiêu này qua bảng số liệu dƣới đây:

Bảng 4.5: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo đối tƣợng khách hàng qua 3 năm 2011-2013 ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Cá nhân 469.261 524.362 504.121 55.101 11,74 (20.241) (3,86) Doanh nghiệp 39.284 24.537 13.393 (14.747) (37,54) (11.144) (45,42) Tổng 508.545 548.899 517.514 40.354 7,94 (31.385) (5,72)

Doanh số thu nợ ngắn hạn theo cá nhân

Do vị trí địa hình của huyện Mang Thít phù hợp cho sản xuất nông nghiệp nên hộ cá nhân là đối tƣợng khách hàng chủ yếu, vì thế vấn đề thu nợ hộ cá nhân có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, là đối tƣợng chính quyết định chất lƣợng hoạt động tín dụng của ngân hàng. Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh số thu nợ năm 2012 tăng 11,74% so với năm 2011. Việc tăng trƣởng của khoản mục này chính là nhờ sự nổ lực của các cán bộ tín dụng, cùng với sự giúp đỡ của chính quyền địa phƣơng đã có những chính sách hỗ trợ xây dựng mô hình khuyến nông cho hộ nông dân trong huyện nhà, giúp cho tình hình kinh tế của nông dân tăng trƣởng và ổn định, kéo theo doanh số thu nợ ngắn hạn đối với hộ sản xuất đƣợc gia tăng đáng kể trong năm. Sang năm 2013 khoản mục này có phần giảm nhẹ với tỷ lệ giảm 3,86% so với năm 2012. Do thời gian này tình hình kinh tế gặp khó khăn liên tục, nên ngƣời dân có nhu cầu giữa lại nguồn vốn để tiếp tục cải thiện sản xuất kèm theo sự sụt giảm của DSCV cùng kỳ.

Doanh số thu nợ ngắn hạn theo doanh nghiệp

Qua bảng số liệu trên ta thấy DSTN của Ngân hàng qua 3 năm 2011- 2013 đều giảm mạnh. Nguyên nhân là do hoạt động kinh doanh của các Doanh nghiệp trên địa bàn huyện chủ yếu là các Doanh nghiệp vừa và nhỏ đa phần chuyên sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, sản xuất gạch, gốm nhƣng trong năm qua lợi nhuận mang lại không hiệu quả dẫn đến tình trạng giải thể của một số doanh nghiệp. Bên cạnh đó Ngân hàng còn xem xét gắt gao việc cho DNTN vay vốn vì một phần giảm việc phải gánh chịu các khoản nợ xấu. Điều này đã làm cho doanh số thu nợ của Ngân hàng giảm liên tục.

Xét trên tổng thể thì tốc độ tăng của DSTN còn rất thấp so với tốc độ tăng của DSCV, điều này chƣa kể đến những khoản nợ vay của năm trƣớc chuyển qua. Nguyên nhân là vì có những món nợ vay phát sinh vào cuối năm trƣớc phải để qua năm sau mới thu hồi do sự trễ hẹn của các cá nhân gặp khó khăn về kinh tế. Bên cạnh đó, vẫn còn những khoản nợ vay của ngƣời dân đƣợc Ngân hàng cho gia hạn nợ, một số khác chuyển thành các nhóm nợ 3, 4, 5 của nợ xấu đã làm cho nguồn thu nợ giảm. Chính vì vậy, cán bộ Ngân hàng cần phải nâng cao nghiệp vụ chuyên môn hơn nữa để cải thiện đƣợc rủi ro tín dụng khi lập hợp đồng vay vốn cho khách hàng đồng thời vẫn đảm bảo đƣợc chất lƣợng tín dụng nhằm tránh đƣợc sự thất thoát của nguồn vốn.

4.2.2.2 Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế

Việc thu hồi nợ có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động tín dụng vì nó đảm bảo cho hoạt động tái đầu tƣ sinh lời của Ngân hàng. Để biết đƣợc khả năng sinh lời từ các hoạt động kinh doanh đa ngành nghề của ngƣời dân trong huyện, ta sẽ tìm hiểu tình hình DSTN theo ngành kinh tế của khách hàng qua bảng phân tích dƣới đây:

Bảng 4.6: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế qua 3 năm 2011-2013 ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Nông nghiệp 229.694 257.657 272.641 27.963 12,17 14.984 5,82 Thủy sản 93.279 94.795 88.354 1.516 1,63 (6.441) (6,79)

Tiểu thủ công nghiệp 84.640 82.167 57.221 (2.473) (2,92) (24.946) (30,36)

Thƣơng mại, dịch vụ 68.043 66.125 55.603 (1.918) (2,82) (10.522) (15,91)

Ngành khác 32.889 48.155 43.695 15.266 46,42 (4.460) (9,26)

Tổng 508.545 548.899 517.514 40.354 7,94 (31.385) (5,72)

Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT huyện Mang Thít

Nông nghiệp

Từ bảng số liệu trên ta thấy doanh số thu nợ đều tăng qua 3 năm 2011- 2013. Trong năm 2012 doanh số thu nợ của ngân hàng tăng là do sự chuyển dịch trong cơ cấu nông nghiệp của địa phƣơng đã có sự chuyển biến đáng kể. Bên cạnh đó, tình hình vụ lúa thu đông của nông dân trúng mùa nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng theo tiêu chuẩn 4 đúng của kỹ sƣ nông nghiệp, đời sống đƣợc cải thiện. Lĩnh vực chăn nuôi trồng trọt cũng đạt doanh số thu nợ cao, nông dân biết hƣớng canh tác mới xen lúa và màu nhất là các loại cây trồng mùa hạn nhƣ:dƣa hấu, rau màu, đậu phộng, dùng rơm sau thu hoạch lúa để làm nấm rơm. Nhờ vậy nông dân có thêm thu nhập ổn định và trả nợ cho Ngân hàng đúng kỳ hạn.

Thủy sản

Đây là lĩnh vực kinh doanh hấp dẫn vì không những sản phẩm của ngành thủy sản không những đáp ứng nhu cầu trong nƣớc mà nó còn vƣơn ra xuất khẩu trên thị trƣờng quốc tế. Năm 2012, ngành thủy sản đã có bƣớc tăng trƣởng khá ổn định với tốc độ tăng 1,63% so với năm 2011. Tốc độ tăng tuy không cao nhƣng cũng một phần khẳng định đƣợc vị thế của ngành kinh tế này có chỗ đứng trên thƣơng trƣờng. Điều này cũng chứng tỏ đƣợc khả năng chỉ đạo của Ban ngành đoàn thể có liên quan trong việc mở rộng ngành nghề

tiềm năng này là có hiệu quả. Tuy vậy, bƣớc sang năm 2013, tốc độ tăng trƣởng có phần giảm sút, tỷ lệ giảm 6,79% so với năm 2012. Nguyên nhân chính là do tình hình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp lớn và nhỏ dẫn đến các doanh nghiệp nhỏ lẻ lâm vào tình trạng khó khăn vì không tiêu thụ đƣợc sản phẩm làm cho khoản vốn vay Ngân hàng không hoàn trả đƣợc.

Tiểu thủ công nghiệp

Doanh số thu nợ của Ngân hàng liên tục giảm qua 3 năm 2011-2013. Cụ thể năm 2012 giảm 2,92% sang năm 2013 tiếp tục giảm 30,36%, tốc độ giảm mỗi năm càng nhiều. Nguyên nhân là do hoạt động tiểu thủ công nghiệp chƣa thực sự mang lại lợi nhuận cao cho khách hàng, ngƣời dân tham gia các cơ sở tiểu thủ công nghiệp nhƣ đan thảm lục bình, lột hột điều còn yếu tay nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh không đƣợc đầu tƣ qui mô dẫn đến tình trạng giải thể. Bên cạnh đó nhiều công ty sản xuất gốm, gạch cũng gặp tình trạng tƣơng tự, chi phí hoạt động tăng nhanh trong khi đó doanh thu không đƣợc khả quan, nhiều chủ doanh nghiệp không bán đƣợc sản phẩm theo yêu cầu của đối tác, ... ảnh hƣởng đến tiến trình hoàn trả nợ vay theo hợp đồng. Điều này làm cho doanh số thu nợ của Ngân hàng liên tục giảm.

Thƣơng mại, dịch vụ

Khoản mục DSTN ngành thƣơng mại dịch vụ của Ngân hàng trong 3 năm có xu hƣớng giảm dần từ năm 2012 trở đi. Nguyên nhân là do nền kinh tế trong năm 2012 có nhiều bến động, giá cả hàng hóa tăng liên tục trong khi lƣơng cán bộ công nhân viên còn thấp, trong khi các khoản chi thì quá lớn. Bên cạnh đó, thu nhập ngƣời dân trên địa bàn huyện chủ yếu là từ sản xuất nông nghiệp nên số vốn đầu tƣ cho ngành TMDV khó có thể lấy đƣợc trong thời gian ngắn. Mặc khác, tình hình lạm phát kinh tế hiện nay đang diễn biến khá phức tạp nên việc thua lỗ khi đầu tƣ vào lĩnh vực này rất có khả năng xảy ra và mang lại độ rủi ro lớn cho các nhà đầu tƣ. Đó cũng chính là nguyên nhân làm cho doanh thu của một số ngành thƣơng mại dịch vụ giảm xuống kéo theo doanh số thu nợ của Ngân hàng giảm mạnh.

Ngành khác

Từ bảng phân tích trên cho thấy doanh số thu nợ của ngành này có nhiều biến động liên tục. Doanh số thu nợ năm 2012 tăng 46,42% so với năm 2011. Nguyên nhân là do Ngân hàng thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất cho vay bao gồm các lĩnh vực này nên góp phần làm giảm đƣợc áp lực trả nợ của ngƣời dân. Đến năm 2013 Ngân hàng đã có bƣớc điều chỉnh cơ cấu đầu tƣ thực hiện chủ trƣơng của chính phủ và sự chỉ đạo của UBND tỉnh Vĩnh Long, hạn chế

cho vay các khoản vay tiêu dùng, xây dựng nhà,… nên doanh số thu nợ của Ngân hàng giảm 9,26% so với năm 2012.

Nhìn chung, doanh số thu nợ là một trong những chỉ tiêu tài chính đánh giá đƣợc rõ nhất chất lƣợng tín dụng của Ngân hàng. Xét đến hiệu quả thu nợ nhóm ngành này trên địa bàn huyện, mặc dù năm 2012 thu nợ tăng hơn năm 2011 cả về giá trị tăng trƣởng lẫn tốc độ tăng trƣởng nhƣng hiệu quả thu nợ lại sụt giảm trong năm 2013. Trong đó, chỉ có ngành nông nghiệp là đạt hiệu quả cao hơn so với các ngành còn lại. Nhƣ vậy, trong giai đoạn 2011-2013, mặc dù thu nợ có phần tăng trƣởng nhƣng hiệu quả là chƣa cao. Tuy nhiên, chúng ta không thể dựa vào doanh số thu nợ năm nay cao hay thấp hơn năm trƣớc mà đánh giá là tốt hay xấu vì doanh số thu nợ còn phụ thuộc vào yếu tố thời gian tới hạn trả của các khoản nợ .

Chất lƣợng tín dụng của Ngân hàng thể hiện trong công tác thu hồi nợ gồm gốc và lãi đúng hạn Vì thế, đòi hỏi ngƣời CBTD phải có năng lực, trình độ chuyên môn, công tác nghiệp vụ tốt từ khâu phân tích thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng, mới có thể tránh đƣợc mức độ rủi ro khi thu hồi vốn vay đúng hạn. Để thấy đƣợc các khoản nợ mà Ngân hàng đã ký hợp đồng tín dụng với khách hàng có thực sự mang lại hiệu quả kinh tế cho khách hàng và cả Ngân hàng hay không thì phải nói đến tình hình dƣ nợ ngắn hạn trong phần phân tích dƣới đây.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện mang thít, tỉnh vĩnh long (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)