Phân tích tình hình doanh số cho vay ngắn hạn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện mang thít, tỉnh vĩnh long (Trang 50)

Đây là chỉ tiêu thể hiện tổng số tiền mà Ngân hàng đã cho vay ra nền kinh tế trong khoảng thời gian ngắn hạn. Doanh số cho vay ngắn hạn phụ thuộc vào nhu cầu khách hàng và khả năng đáp ứng nguồn vốn của Ngân hàng. Hoạt động cho vay ngắn hạn diễn ra thƣờng xuyên, liên tục và có ảnh hƣởng lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

4.2.1.1 Doanh số cho vay ngắn hạn theo đối tượng khách hàng

Trong các hoạt động của Ngân hàng thì cho vay luôn đƣợc xem là nghiệp vụ rất quan trọng. Nếu doanh số cho vay qua các năm tăng phù hợp với cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng thì sẽ làm tăng lợi nhuận của Ngân hàng, ngƣợc lại doanh số cho vay giảm sẽ làm giảm đi lợi nhuận đồng thời nếu Ngân hàng cho vay mà không cân đối đƣợc so với nguồn vốn thì sẽ mang lại rủi ro rất lớn cho Ngân hàng. Trong đó, khách hàng có nhu cầu vay vốn của Ngân hàng thuộc mọi thành phần kinh tế khác nhau thì việc tìm hiểu doanh số cho vay theo đối tƣợng khách hàng sẽ giúp cho Ngân hàng hiểu đƣợc đặc điểm của từng nhóm khách hàng cụ thể, xác định khách hàng mục tiêu, cũng nhƣ khách hàng tiềm năng để phát triển. Doanh số cho vay ngắn hạn theo đối tƣợng khách hàng của Ngân hàng trong thời gian qua đƣợc thể hiện rõ qua bảng số liệu sau:

Bảng 4.3: Doanh số cho vay ngắn hạn theo đối tƣợng khách hàng qua 3 năm 2011-2013 ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Cá nhân 529.107 599.588 540.145 70.481 13,32 (59.443) (9,91) Doanh nghiệp 31.095 23.966 14.500 (7.129) (22,93) (9.466) (39,50) Tổng 560.202 623.554 554.645 63.352 11,31 (68.909) (11,05)

Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT huyện Mang Thít

Doanh số cho vay ngắn hạn đối với cá nhân

Sự tăng trƣởng của khoản mục này có sự biến động không đồng đều qua các năm. Cụ thể năm 2011 doanh số cho vay đối với hộ cá nhân chiếm 94,44% tổng doanh số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng. Sang năm 2012, doanh số này chiếm 96,16% tổng doanh số cho vay với tỷ lệ tăng 13,32% so với năm 2011. Đạt đƣợc sự tăng trƣởng này là do trong năm 2012 huyện Mang Thít có những chính sách hỗ trợ xây dựng mô hình khuyến nông cho hộ nông dân trong đơn vị. Vì thế, để thực hiện tốt chủ trƣơng phát triển kinh tế nông nghiệp của địa phƣơng, Ngân hàng đã tăng doanh số cho vay đối với cá nhân nhằm góp phần giúp nông dân phát triển kinh tế cũng nhƣ đem lại lợi nhuận cho chính Ngân hàng thông qua nghiệp vụ cho vay này. Đến năm 2013 khoản mục này giảm với tỷ lệ giảm 9,91% so với 2012. Nguyên nhân là do địa phƣơng đang dần chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang công nghiệp - dịch vụ. Mặt khác là do việc SXKD mất giá, thiên tai dịch bệnh thƣờng xuyên xảy ra, nên một số hộ gia đình, cá nhân đã chuyển sang kinh doanh lĩnh vực khác.

Nhìn chung doanh số cho vay đối với đối tƣợng khách hàng là cá nhân chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng. Năm 2013 Agribank đã ban hành văn bản số 4359/NHNo-HSX về tăng cƣờng cho vay hộ gia đình và cá nhân. Phần lớn, hộ gia đình chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi heo, bò, cá tra,... Trong năm 2013 tình hình sản xuất gặp nhiều khó khăn nhƣ thiên tai, dịch bệnh, sản xuất thua lỗ, giá cả hàng hóa biến động liên tục gây nhiều bất lợi cho ngƣời sản xuất. Điều này đã làm cho nhu cầu về vốn của họ tăng nhanh. Vì thế, Agribank Mang Thít đã nhấn mạnh lĩnh vực tín dụng nông nghiệp lên hàng đầu, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho ngƣời dân vay vốn để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh nhƣ việc giảm lãi suất cho vay ngắn hạn chỉ còn 8%-9%/năm, cung cấp cho ngƣời dân một nguồn vốn tƣơng đối ổn định bên cạnh chi phí lãi tƣơng đối thấp.

Doanh số cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp

Các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn huyện bao gồm DNTN, công ty TNHH, công ty CP. Đây là những đối tƣợng kinh tế đang đƣợc chính quyền địa phƣơng khuyến khích phát triển vì đây là một trong những thế mạnh để đánh giá khả năng tăng trƣởng kinh tế của địa phƣơng. Nhìn vào bảng trên ta thấy doanh số cho vay đối tƣợng này có tỷ trọng nhỏ trong doanh số cho vay ngắn hạn của ngân hàng. Trong 3 năm, khoản mục này đi theo chiều hƣớng liên tục giảm. Nằm dọc theo bờ sông Cửu Chiên nên Mang Thít là một trong 7 huyện của tỉnh Vĩnh Long chiếm thế mạnh hàng đầu trong sản xuất nông nghiệp, vì thế việc thu hút kinh doanh trong các ngành nghề thuộc lĩnh vực của Doanh nghiệp chƣa đƣợc thu hút mạnh mẽ.

4.2.1.2 Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế

Ngoài việc phân doanh số cho vay theo đối tƣợng khách hàng thì Ngân hàng cũng phân đối tƣợng cho vay theo ngành kinh tế, cụ thể đƣợc thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 4.4: Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế qua 3 năm 2011- 2013 ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Nông nghiệp 259.998 306.772 320.993 46.774 17,99 14.221 4,64 Thủy sản 100.109 108.420 93.252 8.311 8,30 (15.168) (13,99)

Tiểu thủ công nghiệp 90.409 87.530 45.052 (2.879) (3,18) (42.478) (48,53)

Thƣơng mại, dịch vụ 74.461 68.232 47.523 (6.229) (8,37) (20.709) (30,35)

Ngành khác 35.225 52.600 47.825 17.375 49,33 (4.775) (9,08)

Tổng 560.202 623.554 554.645 63.352 11,31 (68.909) (11,05)

Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT huyện Mang Thít

Nông nghiệp

Ngành nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế chủ yếu của Đồng bằng sông Cửu Long cũng nhƣ ở tỉnh Vĩnh Long. Các hộ đi vay vốn chủ yếu kinh doanh sống bằng nghề nông, cho nên nông nghiệp là lĩnh vực chiếm đa phần và Ngân hàng tập trung cho vay phục vụ các mục đích trồng trọt, chăm

sóc vƣờn, chăn nuôi. Qua bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay ngắn hạn trong ngành nông

thể năm 2012 tăng 17,99% so với năm 2011. Bƣớc qua năm 2013 thì doanh số này tiếp tục tăng so với năm 2012 là 4,64%. Nguyên nhân của sự tăng trƣởng mạnh là do năm 2013 tình hình trồng trọt, chăm sóc ruộng vƣờn của ngƣời dân gặp không ít khó khăn, dịch bệnh vàng lùn, lùn xoắn trên ruộng lúa, bệnh trỗi rồng trên cây nhãn, sầu riêng, bƣởi bị bệnh vàng lá sâu đục thân, quả. Bên cạnh đó, chăn nuôi trên địa bàn huyện cụ thể là nuôi bò, heo và cá tra, gi cầm gặp nhiều trắc trở nhƣ dịch bệnh, lỡ mồm lông móng, heo tai xanh, dịch cúm gia cầm,… chăn nuôi cá tra thì giá cá tra liên tục giảm mạnh trong khi đó giá thức ăn không có xu hƣớng giảm mà lại tăng làm cho ngƣời dân gặp khó khăn trong việc xoay vòng vốn. Ngoài việc gặp khó khăn trong kinh doanh của mình, thì số đông ngƣời dân khác có nhu cầu muốn mở rộng lĩnh vực đất canh tác trồng luân canh các loại cây ăn trái đạt hiệu quả cao, xây dựng mô hình VACR nên rất cần có nguồn vốn để hỗ trợ. Cùng với việc lãi suất cho vay ngắn hạn liên tục giảm hiện nay lãi suất cho vay ngắn hạn dao động từ 8%- 9%/năm đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời dân trong nhu cầu vay vốn.

Thủy sản

Là huyện có vị trí nằm dọc theo bờ sông Cửu Chiên, là địa điểm phù hợp cho việc canh tác nuôi trồng thủy sản dọc theo bờ sông, nên huyện Mang Thít có tiềm năng lớn trong việc nuôi trồng thủy sản. Khoản mục này có sự tăng giảm không đều qua 3 năm. Cụ thể năm 2012 tỷ trọng doanh số cho vay ngắn hạn của lĩnh vực này tăng 8,30% so với năm 2011. Đạt đƣợc thành tựu này là nhờ sự nổ lực của UBND tỉnh Vĩnh Long phối hợp với ban ngành chỉ đạo có thẩm quyền liên quan đã lập mô hình cải tạo hƣớng dẫn bà con địa phƣơng cải tạo ao nuôi đúng qui trình kỹ thuật, thả giống đúng lịch theo thời vụ. Chính đều này tạo động lực cho ngƣời dân mạnh dạn đầu tƣ vào lĩnh vực này nhƣ nuôi tôm sú, nghêu, ba ba, cá tra, cá basa nên nhu cầu về vốn trong năm tăng mạnh. Bƣớc sang năm 2013, tỷ lệ doanh số cho vay ngành này giảm 13,99% so với năm 2012. Nguyên nhân là do việc gia nhập ngành thu hút nhiều doanh nghiệp nên xảy ra sự thiếu cân bằng giữa đầu vào và đầu ra, làm cho giá cả nguyên liệu trên thị trƣờng biến động tăng giảm thất thƣờng, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Điều này sẽ không tránh khỏi tình trạng nhiều doanh nghiệp kinh doanh nhỏ lẻ sẽ không đủ sức cạnh tranh trên thị trƣờng dẫn đến phá sản.

Tiểu thủ công nghiệp

Tiểu thủ công nghiệp là một trong những ngành nghề truyền thống trên địa bàn huyện nhƣ các ngành sản xuất gạch, gốm, đan thảm… Qua bảng trên thì nhìn chung doanh số cho vay của Ngân hàng lại giảm mạnh, năm 2013

giảm mạnh nhất 48,53%, trong khi đó năm 2012 chỉ giảm 3,18%. Nguyên nhân là do giá bán của các sản phẩm nhƣ gạch ống, chậu, tƣợng đất, … liên tục giảm nhƣng chi phí nguyên vật liệu cùng với lƣơng nhân viên ngày càng cao và khách đặt hàng cũng giảm đi đáng kể. Vì thế, nhiều doanh nghiệp, cơ sở gạch gốm lâm vào tình trạng mắc nợ tiền tỷ, ngƣời lao động thì mất việc làm do sản xuất gạch đình trệ, sản phẩm không đủ sức cạnh tranh trên thị trƣờng. Thời gian tới, các nhà nghiên cứu dự đoán là rất khó khăn cho các làng nghề sản xuất gạch nung khi thực hiện lộ trình chuyển sang sử dụng gạch không nung. Điều này làm cho doanh số cho vay của ngân hàng giảm mạnh trong thời gian qua. Vì đây là ngành nghề thủ công thể hiện nét truyền thống có từ lâu đời của dân tộc, nên để không bị may mòn bởi sản phẩm tiên tiến khác, chính quyền địa phƣơng cùng ban ngành đoàn thể có liên quan cần có nghiên cứu những mô hình thủ công tiên tiến và đạt chất lƣợng cao để có thể quảng bá mặt hàng thủ công mỹ nghệ này tiếp cận với thị trƣờng đƣợc dễ dàng hơn. Để đạt đƣợc sự thành công này thì sự hỗ trợ về vốn của Ngân hàng là hết sức cần thiết.

Thƣơng mại, dịch vụ

Ngành thƣơng mại và dịch vụ ở Huyện Mang Thít bao gồm nhiều lĩnh vực nhƣ kinh doanh vật liệu xây dựng, vựa gỗ, các doanh nghiệp trang trí nội thất, kinh doanh thiết bị điện tử, các doanh nghiệp tƣ nhân kinh doanh xăng dầu, xe máy, v.v. Tình hình doanh số cho vay theo ngành thƣơng mại dịch vụ của Ngân hàng qua 3 năm 2011 - 2013 liên tục giảm mạnh. Nguyên nhân là do ngân hàng hạn chế cho vay thƣơng mại dịch vụ vì ngành nghề này có khả năng xoay vòng vốn chậm, khó thu hồi đƣợc nguồn vốn trong thời gian ngắn, rất có nguy cơ rơi vào nhóm nợ quá hạn, bên cạnh đó đa phần ngƣời dân ít có xu hƣớng kinh doanh trong lĩnh vực này vì khả năng mang lại lợi nhuận của nó còn chứa đựng nhiều rủi ro, khó giúp cho họ lấy đƣợc vốn để bù đắp chi phí. Đó cũng chính là nguyên nhân làm cho doanh số cho vay thƣơng mại, dịch vụ liên tục giảm.

Ngành khác

Ngoài cho vay nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, TMDV thì NHNo&PTNT huyện Mang Thít còn cho vay các đối tƣợng khác nhƣ các hoạt động phục vụ cho văn hóa thể thao, cho vay cán bộ công nhân viên, cho vay tiêu dùng, chiết khấu giấy tờ có giá. Lĩnh vực này chiếm tỷ trọng thấp nhất trong cơ cấu doanh số cho vay của Ngân hàng. Trong năm 2012 tỷ trọng của khoản mục này tăng cao nhất với tỷ lệ tăng so với năm 2011 là 49,33%, nguyên nhân là do trong năm nhu cầu ngƣời dân vay vốn xây dựng nhà cửa, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nhiều cán bộ giáo viên vay chăn nuôi gia tăng sản xuất, với lãi suất vay vốn giảm giúp họ an tâm hơn trong việc chi tiêu tài chính. Bƣớc sang năm 2013 do nguồn vốn huy động của ngân hàng có phần sụt giảm nên ngân hàng hạn chế cho vay tiêu dùng để tập trung vào các ngành kinh tế trọng yếu, chính điều này dẫn đến doanh số cho vay của ngân hàng giảm mạnh so với năm 2012.

Khi các chủ thể trong nền kinh tế sử dụng vốn vay của Ngân hàng thì họ phải trả đủ gốc và lãi cho Ngân hàng theo hợp đồng tín dụng đã ký. Phần lãi này phải bù đắp đƣợc phần lãi mà Ngân hàng đi vay, phần chi phí cho hoạt động của ngân hàng và đảm bảo có lợi nhuận cho Ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động cho vay là hoạt động có nhiều rủi ro, bởi vì số tiền mà Ngân hàng cho vay có thể đƣợc thu hồi đúng hạn, trễ hạn hoặc có thể không thu hồi đƣợc. Ngân hàng muốn hoạt động tốt không phải chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn chú trọng đến công tác thu nợ. Vì vậy, công tác thu hồi nợ đúng hạn đang đƣợc Ngân hàng đặt lên hàng đầu làm sao để đảm bảo đồng vốn bỏ ra sẽ thu hồi lại nhanh chóng, phòng ngừa đƣợc rủi ro và mang lại hiệu quả cao. Phần phân tích sau đây là tình hình thu nợ ngắn hạn sau khi đã tìm hiểu các khoản mục cho vay của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện mang thít, tỉnh vĩnh long (Trang 50)