Phân tích tình hình nguồn vốn tại

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện mang thít, tỉnh vĩnh long (Trang 37)

HUYỆN MANG THÍT QUA 3 NĂM (2011 – 2013) VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014

Vốn là nhân tố hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ các tổ chức kinh tế nào đặc biệt đối với lĩnh vực Ngân hàng, vì nếu muốn hoạt động tốt thì trƣớc tiên phải có nguồn vốn mạnh. Việc tạo lập, tổ chức và quản lý vốn của Ngân hàng là một trong những vấn đề đƣợc quan tâm hàng đầu không chỉ vì lợi ích riêng của Ngân hàng mà còn vì sự phát triển chung của nền kinh tế. Do NHNo&PTNT huyện Mang Thít thuộc Ngân hàng chi nhánh nên cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng đƣợc hình thành từ 2 nguồn là vốn huy động và vốn điều chuyển từ Hội sở.

3.5.1 Phân tích tình hình nguồn vốn tại NHNo&PTNT huyện Mang Thít qua 3 năm (2011 – 2013) Thít qua 3 năm (2011 – 2013)

Trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng thì nguồn vốn đóng vai trò quan trọng. Nếu thiếu nguồn vốn thì Ngân hàng không thể giải ngân nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng. Qua quá trình hoạt động, NHNo&PTNT huyện Mang Thít luôn tạo đƣợc niềm tin và uy tín đối với khách hàng, đây là cũng là nguyên nhân giải thích vì sao nguồn vốn của Ngân hàng qua các năm đều tăng qua giai đoạn 2011-2013.

Bảng 3.3: Tình hình nguồn vốn của NHNo&PTNT huyện Mang Thít qua 3 năm (2011-2013) ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Vốn huy động 460.225 530.363 570.148 70.138 15,24 39.785 7,5 TG của dân cƣ 260.476 282.554 311.847 22.078 8,48 29.293 10,4 TG của TCKT 130.224 159.978 159.161 29.754 22,85 (817) (0,51) Giấy tờ có giá 69.525 87.831 99.140 18.306 26,33 11.309 12,9 Vốn điều chuyển 95.329 80.377 78.149 (14.952) (15,68) (2.228) (2,77) Tổng nguồn vốn 555.554 610.740 648.297 55.186 9,93 37.557 6,15

3.5.1.1 Nguồn vốn huy động

Nguồn vốn huy động đƣợc xem là một trong những yếu tố chính để các Ngân hàng sử dụng kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, vì thế phân tích tình hình huy động vốn để xem yếu tố đầu vào chính của Ngân hàng nhƣ thế nào để từ đó các Ngân hàng có thể làm tốt vai trò phân phối nguồn vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu, vừa sử dụng nguồn vốn cho vay để mang lại lợi nhuận. Một Ngân hàng muốn kinh doanh đạt lợi nhuận cao thì công tác huy động vốn phải đạt kết quả cao. Các khoản mục TG của dân cƣ, TG của các TCKT và giấy tờ có giá góp phần hình thành nên nguồn vốn huy động tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Mang Thít.

Tiền gửi của dân cƣ

Trong huy động vốn thì tiền gửi của dân cƣ chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng. Trong giai đoạn năm 2011- 2013 khoản mục này tăng liên tục. Cụ thể, ở năm 2012 tiền gửi của dân cƣ tăng 8,48% so với năm 2011và tiếp tục tăng 10,4% ở năm 2013. Nguyên nhân của sự tăng trƣởng mạnh này là do đây là khoản vốn huy động có tính ổn định cao nên thƣờng đƣợc các Ngân hàng khuyến khích nguồn vốn từ đối tƣợng này. Bên cạnh đó trƣớc diễn biến phức tạp của nền kinh tế hiện nay giá vàng đang trong xu hƣớng giảm liên tục, bất động sản đóng băng nên tâm lý ngƣời dân thì gửi tiết kiệm vẫn là an toàn nhất dù lãi suất huy động giảm xuống.

Tiền gửi của tổ chức kinh tế

Đây là khoản tiền gửi của các Doanh nghiệp vào Ngân hàng nhằm mục đích sử dụng các dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng nhƣ chuyển tiền thanh toán với đối tác, thực hiện ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu. Qua thời gian nghiên cứu, tỷ trọng của khoản tiền này tăng trƣởng khả quan. Ở năm 2012, tỷ trọng tiền gửi của tổ chức kinh tế tăng 22,85% so với năm 2011. Ngày 18/6/2012, NHNN ban hành Quyết định số 21/2012/TT-NHNN quy định hoạt động cho vay, đi vay, mua bán có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nƣớc ngoài trên thị trƣờng tiền tệ thay thế cho quy chế hiện hành áp dụng từ năm 2001. Theo đó, Thông tƣ 21 có hiệu lực từ 1/9/2012 quy định các tổ chức tín dụng chỉ đƣợc phép cho vay và vay lẫn nhau với thời hạn dƣới một năm, không đƣợc gửi và nhận tiền gửi của nhau trừ khi tiền đó gửi để phục vụ mục đích thanh toán. Mặc dù vậy nhƣng tỷ trọng này vẫn duy trì mức tăng trƣởng ổn định cho thấy đƣợc khả năng mở rộng của các Doanh nghiệp trên địa bàn huyện. Cuối năm 2013 khoản mục tiền gửi có phần giảm nhẹ nhƣng không đáng kể.

Giấy tờ có giá

Giấy tờ có giá là các chứng nhận của tổ chức tín dụng phát hành để huy động vốn trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ với điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa tổ chức tín dụng và ngƣời mua. Các loại giấy tờ có giá của Ngân hàng bao gồm kỳ phiếu và trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi. Tuy khoản mục này chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng nhƣng cũng góp phần quan trọng trong việc tạo lập nên nguồn vốn huy động. Qua thời gian phân tích tỷ trọng của các giấy tờ có giá tăng liên tục qua 3 năm 2011-2013. Chứng tỏ loại hình này đã nhận đƣợc sự ủng hộ nhiệt tình của khách hàng nên đẩy mức huy động bằng các loại giấy tờ có giá tăng cao.

Nhìn chung, qua thời gian phân tích, ta thấy nguồn huy động vốn của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Mang Thít đã có sự tăng trƣởng mạnh. Trong đó các yếu tố tiền gửi luôn chiếm tỷ trọng cao góp phần hình thành nên nguồn vốn. Chính vì sự tăng giảm của những khoản tiền này sẽ tác động trực tiếp đến nguồn vốn huy động của Ngân hàng nên trong thời gian tới, Ngân hàng cần đa dạng hóa các loại hình thức của tiền gửi tiết kiệm để có thể vƣợt qua sự cạnh tranh của các Ngân hàng khác khi mà nó cũng áp dụng hình thức huy động vốn từ nguồn này. Bên cạnh đó, trƣớc kế hoạch mở rộng qui mô và nâng cấp cơ sở hạ tầng, thì Ngân hàng huyện cần có chiến dịch đa dạng hóa hình thức huy động vốn từ các nguồn khác nhau để có thể chủ động hơn trong việc bổ sung nguồn vốn của mình.

3.5.1.2 Nguồn vốn điều chuyển

Để đáp ứng nhu cầu vốn đa dạng cho khách hàng trong công tác cho vay, thì ngoài việc sử dụng nguồn vốn huy động, Ngân hàng còn sử dụng nguồn vốn từ Hội sở chuyển về. Việc huy động vốn từ Hội sở sẽ làm Ngân hàng chi nhánh trả lãi suất cao hơn so với nguồn vốn huy động từ thị trƣờng bên ngoài nên các Ngân hàng luôn cố gắng giảm lƣợng vốn này để giảm nhẹ chi phí phải trả. Qua bảng số liệu trên ta thấy khoản mục vốn điều chuyển giảm mạnh qua 3 năm 2011-2013. Cụ thể tỷ lệ giảm trong năm 2012 là 15,68% so với năm 2011 và tiếp tục giảm 2,77% ở năm 2013. Lƣợng vốn điều chuyển giảm liên tục nhƣ vậy đã thể hiện đƣợc Ngân hàng đã chủ động đƣợc lƣợng tiền gửi từ kinh tế không phải phụ thuộc vào vốn ở cấp trên, đây là dấu hiệu đáng mừng cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

3.5.1.3 Tổng nguồn vốn

Quy mô và hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng đƣợc thể hiện qua yếu tố nguồn vốn. Qua bảng 3.3 ta thấy, tổng nguồn vốn của Ngân hàng qua 3 năm đều tăng, chứng tỏ Ngân hàng đã có nhiều hình thức huy động vốn tích cực, tạo đƣợc uy tín cho khách hàng. Đồng thời ta thấy đƣợc Ngân hàng đã tận dụng tốt các cơ hội để huy động vốn triệt để tạo nguồn vốn ổn định đầu tƣ vào các chƣơng trình kinh tế ở địa phƣơng và đem lại lợi nhuận cao cho Ngân hàng. Huy động vốn là quan trọng, nhƣng nếu huy động đƣợc mà sử dụng vốn đó không có hiệu quả thì Ngân hàng không thể tồn tại và phát triển đƣợc. Vấn đề sử dụng vốn có hiệu quả luôn đi song song với hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Vì vậy, công tác nâng cao chất lƣợng việc sử dụng nguồn vốn là điều cấp thiết mà các Ngân hàng đặt lên vị trí hàng đầu.

3.5.2 Phân tích hình hình nguồn vốn tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Mang Thít 6 tháng đầu năm 2014

Để đạt đƣợc hiệu quả hoạt động của Ngân hàng thì vấn đề đƣợc quan tâm hàng đầu là vốn. Một Ngân hàng có khả năng huy động tốt, sẽ có nhiều ƣu thế trong quá trình mở rộng thị phần, củng cố vị thế, chính vì vậy mà Chi nhánh NHNo&PTNN Huyện Mang Thít chủ động huy động vốn để nâng cao chất lƣợng tín dụng bằng nhiều hình thức nhƣ thức: mở tài khoản tiền gửi thanh toán, nhận tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu,… Bảng số liệu dƣới đây sẽ thể hiện rõ tình hình nguồn vốn của Ngân hàng giai đoạn 6 tháng đầu năm 2014.

Bảng 3.4: Tình hình nguồn vốn của NHNo&PTNT huyện Mang Thít 6 tháng đầu năm 2014 ĐVT: Triệuđồng Năm Chênh lệch Chỉ tiêu 6T/2013 6T/2014 6T 2014/6T 2013 Số tiền % Vốn huy động 528.781 536.347 7.566 1,43

Tiền gửi của dân cƣ 293.023 299.953 6.930 2,37 Tiền gửi của TCKT 149.408 147.864 (1.544) (1,03) Giấy tờ có giá 86.350 88.530 2.180 2,52

Vốn điều chuyển 70.514 84.625 14.111 20,01 Tổng nguồn vốn 599.295 620.972 21.677 3,62

3.5.2.1 Nguồn vốn huy động

Tiền gửi của dân cƣ

Bƣớc qua giai đoạn 6 tháng năm 2014 Ngân hàng đã tiếp tục đa dạng hóa các sản phẩm tiền gửi nhƣ chƣơng trình tiết kiệm dự thƣởng, tiết kiệm đảm bảo bằng vàng,… với nhiều ƣu đãi nhằm giúp khách hàng có sự lựa chọn sản phẩm tiền gửi phù hợp nhất cho mình. Mặc khác, hiện nay đời sống của ngƣời dân ở huyện ngày càng đƣợc cải thiện, đời sống dƣ dã hơn nên đã gửi tiền vào Ngân hàng để đầu tƣ cho những khoản tiêu dùng trong tƣơng lai nên khoản mục này tiếp tục tăng với tỷ lệ tăng 2,37% so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2013.

Tiền gửi của tổ chức kinh tế

Sang 6 tháng đầu năm 2014, tiền gửi của tổ chức kinh tế có phần giảm nhẹ so với 6 tháng đầu năm 2013, tuy nhiên tỷ lệ giảm không chênh lệch nhiều so với cùng kỳ. Mặc dù lãi suất huy động tiền gửi của Ngân hàng chƣa hấp dẫn nhƣng do Ngân hàng hoạt động khá lâu trên địa bàn nên rất có uy tín với khách hàng. Ngân hàng đang cố gắng tích cực nhiều hơn trong tiến trình huy động vốn, nhằm góp phần tạo lập nguồn vốn phục vụ nhu cầu kinh doanh ngày càng lớn mạnh hơn.

Giấy tờ có giá

Bên cạnh việc huy động bằng các loại tiền gửi, NHNo&PTNT huyện Mang Thít còn phát hành các loại kỳ phiếu với lãi suất khá hấp dẫn để góp phần giải quyết tình trạng thiếu vốn tại Ngân hàng. Qua thời gian phân tích tỷ trọng của các giấy tờ có giá có chiều hƣớng tăng qua giai đoạn 6 tháng đầu năm 2014 với tỷ lệ tăng là 2,52%. Khách hàng đầu tƣ ngày càng nhiều vào các loại giấy tờ có giá đã góp phần tạo thuận lợi cho Ngân hàng trong công tác huy động nguồn vốn, tạo thêm thu nhập cho Ngân hàng.

3.5.2.2 Nguồn vốn điều chuyển

Kỳ phân tích 6 tháng đầu năm 2014, khoản mục này thay đổi theo chiều hƣớng tăng, với tỷ lệ tăng là 20,01% so với 6 tháng đầu năm 2013. Trong thời gian này, doanh số cho vay của Ngân hàng đã tăng 18,37% so với cùng kỳ nên việc hỗ trợ từ nguồn vốn điều chuyển sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhanh chóng. Đây không có nghĩa nói lên công tác huy động vốn của Ngân hàng yếu kém mà ngƣợc lại còn thể hiện Ngân hàng đã mở rộng đƣợc nhiều gói tín dụng đa dạng thu hút đƣợc nhiều khách hàng vay vốn phục vụ cho việc phát triển của nền kinh tế. Bảng số liệu 3.4 cho ta thấy nguồn vốn

điều chuyển chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn. Điều này nói lên Ngân hàng đã chủ động nguồn vốn kinh doanh từ việc huy động vốn trên địa bàn.

3.5.2.2 Tổng nguồn vốn

Cùng với sự tăng trƣởng mạnh mẽ của cơ cấu nguồn vốn giai đoạn năm 2011-2013, bƣớc sang 6 tháng đầu năm 2014, khoản mục này tiếp tục tăng trƣởng với tỷ lệ tăng 3,62% so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2013. Với thế mạnh này, Ngân hàng nên giữ vững và phát huy trong thời gian tới để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đồng thời khẳng định vị thế của mình đối với các Ngân hàng cạnh tranh khác trên địa bàn.

Qua phần phân tích nguồn vốn tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Mang Thít ta thấy cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng có sự gia tăng qua 3 năm 2011- 2013 và giai đoạn 6 tháng đầu năm 2014, trong đó nguồn vốn huy động đóng vai trò chủ lực và góp phần phục vụ trong công tác tín dụng trong hoạt động của Ngân hàng. Huy động vốn là quan trọng, nhƣng nếu huy động đƣợc mà sử dụng vốn đó không có hiệu quả thì Ngân hàng không thể tồn tại và phát triển đƣợc. Vấn đề sử dụng vốn có hiệu quả luôn đi song song với hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Để hiểu rõ hơn hiệu quả sử dụng vốn trong hoạt động của Ngân hàng sẽ mang lại hiệu quả nhƣ thế nào và từ đó đề ra những chiến lƣợc giúp Ngân hàng ngày càng hoàn thiện hơn trong bộ máy hoạt động của mình ta sẽ đi vào phần nội dung của chƣơng 4.

CHƢƠNG 4

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CHI NHÁNH HUYỆN MANG THÍT, TỈNH VĨNH LONG

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện mang thít, tỉnh vĩnh long (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)