Phân tích tình hình dƣ nợ ngắn hạn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện mang thít, tỉnh vĩnh long (Trang 59)

Dƣ nợ là tổng số tiền mà Ngân hàng đã cho vay và chƣa thu hồi đƣợc, nó cho biết quy mô hoạt động tín dụng của Ngân hàng tại thời điểm nào đó. Số dƣ nợ lớn hay nhỏ chƣa thể nói lên đƣợc tình hình tốt hay xấu, cần xem xét thêm các yếu tố liên quan nhƣ: doanh số cho vay và doanh số thu nợ trong năm. Bên cạnh dƣ nợ trong hạn càng lớn thì đòi hỏi cán bộ tín dụng phải tăng cƣờng công tác quản lý món vay, thu nợ, thu lãi đúng hạn nếu không dẫn đến tình trạng nợ quá hạn, nợ xấu ở mức cao.

4.2.3.1 Tình hình dư nợ ngắn hạn theo đối tượng khách hàng

Tình hình dƣ nợ ngắn hạn của NHNo&PTNT huyện Mang Thít có sự gia tăng qua 3 năm 2011-2013. Trong đó, dự nợ ngắn hạn đối với đối tƣợng khách hàng là cá nhân chiếm tỷ trọng cao trong tổng dƣ nợ ngắn hạn. Cụ thể đƣợc thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 4.7: Dƣ nợ ngắn hạn theo đối tƣợng khách hàng qua 3 năm 2011-2013 ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Cá nhân 304.655 379.881 415.905 75.226 24,69 36.024 9,48 Doanh nghiệp 5.601 5.030 6.137 (571) (10,19) 1.107 22,01 Tổng 310.256 384.911 422.042 74.655 24,06 37.131 9,65

Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT huyện Mang Thít

Dƣ nợ ngắn hạn theo cá nhân

Trong dƣ nợ phân theo nhóm đối tƣợng khách hàng thì hộ cá nhân vẫn luôn chiếm tỷ trọng cao chiếm trên 94% trên tổng dƣ nợ ngắn hạn, chủ yếu là hoạt động sản xuất nông nghiệp. Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy dƣ nợ của hộ gia đình, cá nhân năm 2012 tăng hơn so với năm 2011 là 24,69% và năm 2013 đối tƣợng này tăng 9,48% so với năm 2012. Nguyên nhân là do Ngân hàng đã đa dạng hóa các hình thức cho vay với mục tiêu hỗ trợ vốn phù hợp với nhu cầu của ngƣời vay nên nguồn vốn từ việc vay Ngân hàng của họ tăng cao.

Dƣ nợ trong đối tƣợng cho vay là cá nhân tăng dần cho thấy các chính sách ƣu đãi trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng đã và đang thực hiện là phù hợp với tình hình phát triển của địa phƣơng và thế mạnh của huyện nhà. Trong thời gian tới, Ngân hàng cần phát huy hơn nữa thế mạnh của mình để mở rộng quy mô tín dụng đối với đối tƣợng cho vay này.

Dƣ nợ ngắn hạn theo doanh nghiệp

Khoản mục này có sự biến động giảm liên tục trong 3 năm 2011-2013. Cụ thể, tỷ lệ giảm ở năm 2012 là 10,19%, sang năm 2013 tỷ lệ này tăng trở lại, đạt 22,01 %. Ở năm 2012, do hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp tƣ nhân vừa và nhỏ trên địa bàn mọc lên lên tục nên có sự mất cân đối giữa giá trị các mặt hàng xuất và nhập, dẫn đến loạt các công ty, doanh nghiệp phá sản, giải thể hoặc chỉ hoạt động cầm chừng, một số doanh nghiệp bị thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh. Chính vì thế, họ cũng rất e dè trong việc vay vốn trong thời điểm này nhằm tránh tình trạng sử dụng vốn không mang lại hiệu quả. Bên cạnh đó, măc dù lãi suất cho vay của Ngân hàng tuy có phần giảm, giao dộng từ 8 - 9% nhƣng điều kiện cho vay của Ngân hàng rất câng nhắc nhằm hạn chế việc không thu hồi lại đƣợc nguồn vốn nên các doanh nghiệp không tiếp cận nguồn vốn vay đƣợc, chính vì thế dƣ nợ của doanh nghiệp trong thời gian qua giảm xuống đáng kể. Đến năm 2013, đã xuất hiện các loại

hình doanh nghiệp đƣợc thành lập và hoạt động nên nhu cầu vay vốn tăng cao hơn so với doanh số thu nợ dẫn đến doanh số dƣ nợ đƣợc tích lũy và tăng lên.

Tuy nhiên, dƣ nợ ngắn hạn đối với doanh nghiệp trong giai đoạn phân tích không ảnh hƣởng nhiều đến tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng, vì tỷ trọng dƣ nợ của ngành này rất nhỏ chỉ chiếm khoảng 6% trong tổng dƣ nợ ngắn hạn của Ngân hàng.

Tóm lại, sự gia tăng của dƣ nợ ngắn hạn theo đối tƣợng khách hàng mà chủ yếu là dƣ nợ theo nhóm khách hàng là cá nhân không phải là dấu hiệu xấu cho Ngân hàng, mà nó thể hiện sự mở rộng quy mô trong hoạt động cho vay ngắn hạn đối với đối tƣợng này nhằm cải thiện đời sống nông dân cũng nhƣ đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng. Song song đó, Ngân hàng cần dự đoán các rủi ro có thể phát sinh trong hợp đồng tín dụng để có giải pháp phòng ngừa kịp thời trƣớc sự tăng trƣởng của chỉ tiêu này.

4.2.3.2 Tình hình dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế

Bên cạnh việc phân tích dƣ nợ theo đối tƣợng khách hàng, ta cũng cần phân tích dƣ nợ theo ngành nghề bởi vì các đối tƣợng khách hàng này đầu tƣ vào nhiều ngành nghề khác nhau. Qua đó cho thấy đƣợc tiềm năng cũng nhƣ tỷ trọng của từng ngành đã đƣợc Ngân hàng tập trung đầu tƣ trong cơ cấu kinh tế chung của huyện.

Bảng 4.8: Dƣ nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế qua 3 năm 2011-2013

ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Nông nghiệp 207.156 256.271 304.623 49.115 23,71 48.352 18,87 Thủy sản 37.437 51.062 55.960 13.625 36,39 4.898 9,59 Tiểu thủ công nghiệp 32.424 37.787 25.618 5.363 16,54 (12.169) (32,20) Thƣơng mại, dịch vụ 28.421 30.528 22.448 2.107 7,41 (8.080) (26,47) Ngành khác 4.818 9.263 13.393 4.445 92,26 4.130 44,59

Tổng 310.256 384.911 422.042 74.655 24,06 37.131 9,65

Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT huyện Mang Thít

Nông nghiệp

Đây là ngành chiếm tỷ trọng cao trong dƣ nợ ngắn hạn của Ngân hàng. Trên bảng số liệu ta thấy, qua 3 năm 2011- 2013, tỷ trọng của nó luôn có sự biến động tăng, với tỷ lệ tăng của năm 2012 là 23,71% so với năm 2011 và 18,87% của năm 2013 so với năm 2012. Sở dĩ khoản mục này tăng nhanh là do năm 2012 Ngân hàng đã thực hiện chƣơng trình cho vay vốn ƣu đãi theo

chủ trƣơng của chính phủ theo quyết định số 65/2011/QĐ-TTg sữa đổi bổ sung quyết định 63/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2010 của Thủ tƣớng chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản bằng việc cho vay theo lãi suất ƣu đãi, cho vay thu mua tạm trữ lúa gạo, cho vay mua máy móc thiết bị. Trong năm 2013, tình hình kinh tế huyện Mang Thít gặp nhiều khó khăn, hoạt động sản xuất của ngƣời dân thua lỗ, thiên tai dịch bệnh, giá cả nông sản giảm liên tục. Vì thế, nông dân cần có nguồn vốn hỗ trợ để phục hồi hoạt động sản xuất của mình. Mặc khác, lãi suất cho vay của Ngân hàng liên tục giảm, ngƣời dân có nhu cầu trả nợ xong vay lại với số tiền cao hơn nhằm tránh việc số nợ vay lúc đầu chuyển sang nợ quá hạn, làm cho dƣ nợ của ngƣời dân ngày càng cao hơn.

Thủy sản

Với hệ thống sông ngòi chằng chịch, đê bao chống lũ đƣợc xây dựng kiên cố, nên Mang Thít đƣợc xem là một trong những vùng có thế mạnh trong việc nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Dƣ nợ ngắn hạn đối với khoản mục này tăng đều qua 3 năm 2011- 2013. Thủy sản là mặt hàng xuất khẩu có nhiều tiềm năng của Việt Nam, song thời gian qua, mặt hàng này đã vấp phải rất nhiều rào cảng thƣơng mại, trình độ kỹ thuật của các đối tác dựng nên khi họ tiêu thụ sản phẩm của mình. Vì thế, các DN muốn hoạt động trong ngành này cần phải đủ nguồn vốn để bổ sung vốn lƣu động trong quá trình sản xuất và nhập khẩu các trang thiết bị, máy móc sản xuất hiện đại để phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế cùng hƣớng đến mục tiêu an toàn vệ sinh thực phẩm. Do đó, các khoản thu nhập của ngành để hoàn trả nợ vay cũng phụ thuộc vào kết quả sản xuất và quá trình tiêu thụ sản phẩm, đó cũng chính là nguyên nhân làm cho dƣ nợ ngắn hạn của ngành này tăng qua các năm. Mặc dù tốc độ tăng mỗi năm chƣa đƣợc mạnh mẽ nhƣng điều này cho thấy đƣợc các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này đã mở rộng quy mô hoạt động cũng nhƣ tạo đƣợc chỗ đứng của mình trên thị trƣờng.

Tiểu thủ công nghiệp

Trong 3 năm qua tình hình dƣ nợ của tiểu thủ công nghiệp tăng giảm liên tục, cụ thể năm 2012 doanh số này tăng 16,54% so với năm 2011, bƣớc sang năm 2013 khoản mục này giảm 32,20% so với năm 2012. Nguyên nhân là do trong năm 2012, hình thức kinh doanh của mặt hàng này chƣa đƣợc ngƣời dân ƣa chuộng về mẫu mã cũng nhƣ hiệu quả kinh tế, dẫn đến các khoản nợ mà các nhà sản xuất kinh doanh lĩnh vực này chƣa trả đủ các khoản nợ vay tới hạn cho Ngân hàng, nên dƣ nợ thời gian này tăng. Bƣớc sang năm 2013 đƣợc sự hỗ trợ từ chƣơng trình vay vốn của Chính phủ giúp nhà đầu tƣ cải thiện khó

khăn và tìm ra hƣớng kinh doanh hiệu quả hơn nên lĩnh vực này đã khắc phục đƣợc các khoản vay vốn của Ngân hàng.

Thƣơng mại, dịch vụ

Dƣ nợ ngắn hạn đối với lĩnh vực này có sự tăng giảm không đồng đều qua thời gian nghiên cứu. Đây là lĩnh vực ít đƣợc ngƣời dân đầu tƣ vào vì đồng lời thu đƣợc từ việc kinh doanh lĩnh vực này tốn nhiều thời gian. Mặt khác, do phần lớn hộ gia đình, cá nhân chủ yếu đầu tƣ cho lĩnh vực nông nghiệp. Vì thế Ngân hàng chƣa đƣa ra nhiều chính sách ƣu đãi để ngƣời dân mạnh dạn đầu tƣ vào lĩnh vực này. Năm 2012 khoản mục này có sự biến động tăng là do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc dẫn đến sự đa dạng về hàng hóa dịch vụ đã thúc đẩy sự gia tăng các ngành sản xuất kinh doanh thƣơng mại, dịch vụ cũng phát triển theo. Tuy nhiên, do sự biến động về giá cả thị trƣờng đã làm cho khách hàng kinh doanh trong lĩnh vực này gặp nhiều khó khăn nhƣ giá xăng, giá hàng hóa tăng. Đây là yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp đến các ngành thƣơng mại, dịch vụ làm cho khách hàng không trả nợ gốc và lãi kịp cho Ngân hàng. Bƣớc sang năm 2013 khoản mục này đã giảm với tỷ lệ giảm 26,47% so với năm 2012.

Ngành khác

Trong thời gian nghiên cứu, tình hình dƣ nợ ngắn hạn của nhóm ngành khác tăng liên tục, tăng nhanh nhất là trong năm 2012 tăng 92,26% và năm 2013 tiếp tục tăng 44,59% so với năm 2012. Nguyên nhân do ở năm 2013, Ngân hàng huyện trong thời gian này đã hạn chế việc cho vay tiêu dùng, phần lớn khoản mục này chỉ là các khoản vay của CB-CNV vay dùng để chăn nuôi là chính để tăng thu nhập gia đình trong nền kinh tế đang trong thời kỳ khủng hoảng, giá cả hàng hóa leo thang liên tục làm cho dƣ nợ nhóm ngành khác dù có tăng nhƣng tốc độ chậm hơn năm 2012. Tuy nhiên, dƣ nợ ngắn hạn ở khoản mục này vẫn còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dƣ nợ ngắn hạn của Ngân hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuy từng khoản mục dƣ nợ theo ngành kinh tế của NHNo&PTNT huyện Mang Thít có sự biến động tăng giảm không đồng đều nhƣng tổng dƣ nợ vẫn tăng qua các năm, có đƣợc điều đó là do chi nhánh đã thực hiện đƣợc nhiều biện pháp trong công tác tín dụng, đa dạng hóa đối tƣợng cho vay, áp dụng cho nhiều tầng lớp cá thể, tổ chức có nhu cầu vay vốn đúng mục đích.

Bất kỳ một Ngân hàng nào khi tiến hành cấp tín dụng cho khách hàng đều mong muốn thu đƣợc nợ và lãi đúng hạn. Khi đó, nghiệp vụ cấp tín dụng mới đƣợc xem là hoàn tất và tạo ra lợi nhuận cho Ngân hàng. Tuy nhiên, đi kèm với việc thu lợi nhuận là rủi ro tín dụng không ngừng tăng lên nhƣ rủi ro

do biến động lãi suất, rủi ro tỷ giá. Rủi ro bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhƣ: mục đích sử dụng vốn của khách hàng, thiên tai, dịch bệnh, trong đó, ảnh hƣởng nhiều nhất là việc không thể thu hồi đƣợc nợ khi đến hạn khi đó sẽ xuất hiện tình trạng nợ xấu. Tìm hiểu kỹ hơn về chất lƣợng tín dụng của Ngân hàng ta sẽ phân tích tình hình nợ xấu ở mục tiếp theo.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện mang thít, tỉnh vĩnh long (Trang 59)