Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (NHNo&PTNT) Việt Nam hoạt động theo mô hình tổng công ty nhà nƣớc qui định tại QĐ 90/TTg ngày 7/3/1994 của thủ tƣớng chính phủ. NHNo&PTNT hoạt động kinh doanh chủ yếu và thƣờng xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay.
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đƣợc thành lập theo qui định số 400/Cp ngày 14/11/1990 của chủ tịch hội đồng bộ trƣởng (nay là thủ tƣớng chính phủ). NHNo&PTNT Việt Nam đƣợc thành lập 100% vốn ngân sách cấp, là một Ngân quốc doanh đa năng nay lấy tên là NHNo&PTNT Việt Nam có trụ sở chính tại Hà Nội. Mọi thành phố, tỉnh đều có chi nhánh trực thuộc, ban lãnh đạo điều hành các chi nhánh do NHNo&PTNT Việt Nam bổ nhiệm.
NHNo&PTNT huyện Mang Thít là chi nhánh cấp 2 của NHNo&PTNT tỉnh Vĩnh Long. Mọi hoạt động của NHNo&PTNT huyện Mang Thít đều thông qua sự điều hành của NHNo&PTNT Vĩnh Long. NHNo&PTNT huyện Mang Thít có trụ sở đặt tại Khóm 1, thị trấn Cái Nhum, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long. Đây là trung tâm kinh tế của huyện, chính vì thế nó rất thuận lợi cho mọi hoạt động của Ngân hàng.
Qua quá trình hoạt động, NHNo&PTNT Mang Thít đã dần khẳng định vị trí và vai trò của mình trong xây dựng và phát triển kinh tế cho huyện nhà, giúp cho đời sống vật chất của ngƣời dân đƣợc nâng cao và không ngừng phát triển. NHNo&PTNT chi nhánh huyện Mang Thít luôn lấy chữ tín làm phƣơng châm hoạt động, làm mục tiêu phấn đấu, phong cách làm việc của cán bộ Ngân Hàng luôn đƣợc đào tạo kịp thời để mang đến cho khách hàng những gì tiện ích nhất, tốt đẹp nhất.
Ngày nay, với nhu cầu ngày càng cao về vốn để sản xuất, tái sản xuất của nền kinh tế, số lƣợng khách hàng có nhu cầu vay vốn ngày càng tăng và để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng nhằm phục vụ tận tình, chu đáo và nhanh chóng khi giao dịch cùng Ngân Hàng. Với sự hoạt động của các phòng giao dịch đã góp phần giảm tải lƣợng khách hàng đến giao dịch tại chi nhánh, đẩy mạnh quá trình giao dịch, tiết kiệm đƣợc thời gian và chi phí cho cả Ngân hàng và khách hàng.
3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG CÁC PHÒNG BAN 3.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý
Đến nay chi nhánh NHNo & PTNT Huyện Mang Thít có 4 Phòng giao dịch nằm rãi rác khắp nơi trên địa bàn Huyện. Tổng Cán bộ, công nhân viên (CB-CNV) đến cuối năm 2013 là 70 ngƣời. Về công tác tổ chức cán bộ, chi nhánh đã triển khai và thực hiện bố trí sắp xếp lại lao động nhằm phát huy tối đa năng lực chuyên môn của Cán bộ, công nhân viên (CB, CNV). Qua đó đáp ứng tốt yêu cầu phát triển bộ máy theo đề án cơ cấu lại ngân hàng đồng thời tạo điều kiện cho CB,CNV phát huy năng lực và khả năng chuyên môn, tạo tiền đề cho việc hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn nhƣ sau:
+ Cán bộ quản lý (Giám đốc, Phó giám đốc): 3 ngƣời. + Cán bộ Trƣởng, Phó phòng: 16 ngƣời.
+ Cán bộ tín dụng: 20 ngƣời.
+ Cán bộ nghiệp vụ khác: 41 ngƣời.
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức NHNo &PTNT huyện Mang Thít Phòng giao dịch Bình Phƣớc Phòng giao dịch Hòa Mỹ Phòng giao dịch An Phƣớc Phòng giao dịch Mỹ An Phòng hành chính dân sự Phòng kế toán ngân quỹ PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC BAN GIÁM ĐỐC Phòng tín dụng
3.2.2 Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban * Giám đốc: * Giám đốc:
- Điều hành mọi hoạt động của đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Ngân Hàng Nhà Nƣớc Việt Nam.
- Phân bổ nhiệm vụ từng thành viên trong ban giám đốc và lãnh đạo các bộ phận trực thuộc.
- Đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thƣởng, kỷ luật hoặc nâng cao lƣơng cho các cán bộ trong ngân hàng.
* Phó giám đốc:
- Trợ giúp giám đốc và đƣợc phân công phụ trách trực tiếp một số bộ phận tác nghiệp trong đơn vị.
-Bàn bạc, tham gia ý kiến với giám đốc trong việc thực hiện các nghiệp vụ của Ngân hàng theo nguyên tắc tập trung dân chủ và chế độ thủ trƣởng.
-Giám sát tình hình hoạt động của các đơn vị trực thuộc, đôn đốc việc thực hiện đúng quy chế đã đề ra.
* Phòng tín dụng:
- Phân công CBTD chịu trách nhiệm địa bàn và khách hàng, kiểm tra, đôn đốc CBTD thực hiện đầy đủ quy chế cho vay của NHNo&PTNT.
- Kiểm soát nội dung thẩm định của CBTD và tiến hành tái thẩm định hồ sơ vay vốn, gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ, lãi và ghi ý kiến của mình trên hồ sơ.
- Có nhiệm vụ trình ký xem xét các vấn đề phát sinh trong phòng, và báo cáo với ban lãnh đạo khi trƣởng phòng đi vắng và kê nhiệm một xã nhƣ CBTD phụ trách địa bàn cho vay.
- Có nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ xin vay của khách hàng, xem xét thẩm định hƣớng dẫn và đề nghị mức vay, căn cứ vào tài sản thẩm định kiểm tra đánh giá về việc sử dụng đồng vốn của khách hàng có đúng mục đích không.
* Phòng kế toán ngân quỹ:
- Có trách nhiệm hạch toán đầy đủ, chính xác, kịp thời mọi nghiệp vụ phát sinh hằng ngày.
- Thực hiện công tác thu chi: thu, chi đồng VN (tiền mặt và ngân phiếu); thu, chi ngoại tệ (tiền mặt và các séc ngoại tệ), thu tiết kiệm, chuyển ngân và giữ kho, mua bán thu đổi ngoại tệ.
- Các công tác thu chi trên đƣợc thực hiện một cách tƣơng đối chính xác, kịp thời và quản lý chặt chẽ tiền mặt VN, các loại ngoại tệ, séc và các giấy tờ có giá trị, ngoại tệ ở kho quỹ.
- Làm tham mƣu cho ban giám đốc trong việc chấp hành kế toán tài chính do nhà nƣớc quy định.
* Phòng tổ chức hành chính dân sự:
- Tổ chức thực hiện quy hoạch cán bộ, quản lý dân sự, chi trả lƣơng cho ngƣời lao động, đào tạo nhân viên theo kế hoạch.
- Chịu trách nhiệm thực hiện các công tác nhƣ: văn thƣ, lễ tân, quản trị, bảo vệ, lao vụ và thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao.
* Phòng giao dịch:
- Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp ủy quyền.
- Đánh giá tiến độ thực hiện, chỉ tiêu kế hoạch theo tháng, quý, năm. - Tuyên truyền, tƣ vấn các hình thức huy động vốn trên mọi phần kinh tế trong xã hội.
- Liên hệ chính quyền địa phƣơng trong việc ký kết hợp đồng trách nhiệm, điều phối đầu tƣ vốn, thu hồi nợ và xử lý nợ tồn động.
3.3 LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA NGÂN HÀNG 3.3.1 Huy động vốn 3.3.1 Huy động vốn
Huy động vốn nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, cá nhân thông qua các hình thức:
- Nhận tiền gửi thanh toán, nhận tiền gởi tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn.
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi; trái phiếu, kỳ phiếu ngắn hạn , trung hạn và dài hạn.
3.3.2 Cho vay vốn
Cho vay là hoạt động chủ yếu của Phòng giao dịch. Hoạt động cho vay chủ yếu của Phòng giao dịch đối với các mục đích sau:
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn các tổ chức kinh tế và cá nhân - Cho vay để mua mới nhà ở, xây nhà, sửa chữa nhà, mua đất thổ cƣ để xây nhà.
- Cho vay phục vụ các dự án sản xuất nông nghiệp, nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
+ Cho vay nuôi trồng thủy sản.
+ Cho vay chế biến nông sản bao gồm cho vay để lau bóng gạo, mua bán nông sản.
+ Cho vay trồng trọt, chăn nuôi.
+ Cho vay để kinh doanh vàng, bạc, đá quý.
- Cho vay đầu tƣ máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ, nhà xƣởng, phƣơng tiện vận tải thủy bộ, thi công công trình, mua sắm phƣơng tiện tiêu dùng và các nhu cầu về đời sống.
- Cho vay tài trợ xuất - nhập khẩu.
3.3.3 Sản phẩm dịch vụ khác
- Cầm cố tài sản, giấy tờ có giá.
- Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng bao gồm: thu, phát tiền mặt; mua bán vàng bạc, tiền tệ; máy rút tiền tự động, dịch vụ thẻ; két sắt, nhận bảo quản, cất giữ, chiết khấu thƣơng phiếu và các loại giấy tờ có giá khác, thẻ thanh toán; nhận ủy thác cho vay của các tổ chức tài chính, tín dụng, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc; đại lý cho thuê tài chính, chứng khoán, bảo hiểm và các dịch vụ ngân hàng khác đƣợc Nhà nƣớc và Ngân hàng Nông nghiệp cho phép.
Để đánh giá đƣợc kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thì vấn đề đầu tiên đƣợc các Ban quản lý quan tâm đó chính là lợi nhuận. Khi đứng trƣớc một khoản lợi nhuận vừa mới thu đƣợc, Nhà quản trị Ngân hàng cần nhận thức đƣợc những khoản mục nào góp phần hình thành nên lợi nhuận của Ngân hàng, vì sao lợi nhuận có sự tăng giảm không đồng đều qua các năm, … Trong đó, quan trọng nhất là khoản thu nhập của Ngân hàng cùng với chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh, tất cả đều phản ánh hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Phần báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Mang Thít ở phần dƣới đây sẽ thể hiện đƣợc hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong thời gian nghiên cứu.
3.4 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2011 – 2013) VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014 QUA 3 NĂM (2011 – 2013) VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014
3.4.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm (2011 – 2013) (2011 – 2013)
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng là một báo cáo tài chính cho biết tình hình thu chi và mức độ lãi lỗ trong kinh doanh, từ đó giúp Ngân hàng hạn chế đƣợc những khoản chi phí bất hợp lý và có biện pháp tăng cƣờng các khoản thu, nhằm nâng cao lợi nhuận cho Ngân hàng. Cùng với sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ nhân viên NHNo&PTNT huyện Mang Thít, lợi nhuận đạt đƣợc của Ngân hàng qua 3 năm (2011 - 2013) đƣợc thể hiện nhƣ sau:
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Mang Thít qua 3 năm (2011-2013) ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Thu nhập 82.893 83.591 81.758 698 0,84 (1.833) (2,19) 1. Thu từ HĐKD 79.392 80.117 78.673 725 0,91 (1.444 (1,80) 2. Thu từ HĐDV 2.530 2.525 2.102 (5) (0,20) (423) (16,75) 3. Thu khác 971 949 983 (22) (2,27) 34 3,58 Chi phí 73.185 73.017 68.988 (168) (0,23) (4.029) (5,52) 1. Chi từ HĐKD 42.505 43.602 40.275 1.097 2,58 (3.327) (7,63) 2. Chi trả lãi TG 21.894 22.809 21.310 915 4,18 (1.499) (6,57) 3. Chi khác 8.786 6.606 7.403 (2.180) (24,81) 797 12,06 Lợi nhuận 9.708 10.574 12.770 866 8,92 2.196 20,77
Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT huyện Mang Thít
3.4.1.1 Thu nhập
Nhìn vào kết quả phân tích ở bảng 3.1 ta thấy thu nhập của Ngân hàng qua 3 năm 2011 – 2013 có sự tăng giảm không đồng đều. Nguồn thu từ hoạt động kinh doanh trong đó chủ yếu là hoạt động tín dụng luôn chiếm trên 95% trong tổng nguồn thu nhập của Ngân hàng. Các khoản mục còn lại nhƣ khoản thu từ hoạt động dịch vụ bao gồm hoạt động kinh doanh ngoại tệ, thu từ dịch vụ thanh toán, ngân quỹ và các khoản thu khác chiếm tỷ trọng nhỏ trong hoạt động của Ngân hàng. Điều này cho thấy tín dụng là nghiệp vụ trọng tâm đƣợc Ngân hàng đƣa lên hàng đầu. Nguyên nhân hoạt động tín dụng của Ngân hàng luôn tạo ra nguồn thu nhập cao là do trong công tác thu hồi nợ, đặc biệt là các
khoản nợ ngắn hạn đƣợc Ngân hàng thực hiện nghiêm túc. Bên cạnh đó, Ngân hàng thƣờng xuyên mở các lớp đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng, thƣờng xuyên đôn đốc khách hàng trong công tác thu hồi nợ. Đều này đã góp phần đáng kể trong việc gia tăng thu nhập cho Ngân hàng trong năm 2012.
Sang năm 2013 tình hình thu nhập của Ngân hàng giảm xuống với tỷ lệ 2,19% so với năm 2011, chủ yếu là khoản mục thu nhập từ hoạt động tín dụng giảm xuống. Nguyên nhân là do tình hình sản xuất của các công ty, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn dẫn đến các khoản cho vay của khách hàng đã đến hạn nhƣng không thu đƣợc vốn và lãi đúng hạn. Những yếu tố khách quan cũng đã ảnh hƣởng đến việc làm giảm doanh thu trong việc kinh doanh của ngƣời dân nhƣ dịch bệnh xảy ra trên nhiều loại vật nuôi nhƣ cúm gia cầm, dịch heo tai xanh, chứng vàng lùn lùn xoắn lá trên ruộng lúa. Bên cạnh đó, chi phí đầu vào cho việc sản xuất gia tăng trong khi sản phẩm bán ra liên tục giảm trƣớc sự cạnh tranh của hàng hóa trên thị trƣờng. Hơn nữa lãi suất cho vay của ngân hàng liên tục giảm từ 18%-19%/năm trong năm 2012 xuống còn từ 8%- 10%/năm ở thời điểm hiện tại, điều này làm cho khoản mục thu nhập từ lãi của ngân hàng giảm mạnh dẫn đến thu nhập trong năm 2013 của ngân hàng giảm.
3.4.1.2 Chi phí
Để đáp ứng nhu cầu vốn cho khách hàng cũng nhƣ phục vụ cho hoạt động của Ngân hàng tốt hơn, Ngân hàng đã nâng cấp các điểm giao dịch, tăng cƣờng các thiết bị kỹ thuật, đào tạo cán bộ - công nhân viên. Chính vì vậy có những khoản chi phí của Ngân hàng đã phát sinh.
Bảng số liệu 3.1 ta thấy ở năm 2012, khoản chi phí mà Ngân hàng bỏ ra chênh lệch không nhiều so với năm 2011. Trong thời gian này, Ngân hàng đã bỏ ra một khoản chi phí cho những chƣơng chình huy động vốn cho ngân hàng nhƣ: chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn dự thƣởng, các chƣơng trình gửi tiết kiệm chào mừng các ngày lễ lớn 30/4, 1/5, Quốc tế lao động, phát hành kỳ phiếu dự thƣởng năm 2012, huy động tiết kiệm bốc thăm trúng thƣởng – Mừng xuân 2012, …. nên đã thu hút khách hàng đến gửi tiền ngày càng nhiều làm cho chi lãi tiền gửi tăng lên, tốc độ tăng của việc trả lãi tiền gửi là 4,18% của năm 2012 so với 2011. Việc đa dạng hóa sản phẩm cũng làm tăng các chi phí phát sinh, việc thu hút nguồn vốn từ dân cƣ và các tổ chức kinh tế bằng các chƣơng trình hậu mãi, khuyến mãi để cạnh tranh với các Ngân hàng khác cũng là nguyên nhân dẫn đến phát sinh chi phí. Sang năm 2013, khoản chi phí trên đã đƣợc Ngân hàng cố gắng cải thiện, bằng cách cắt giảm những khoản chi không
cần thiết, có phƣơng án kinh doanh và huy động vốn hợp lý, tích cực khai thác các nguồn vốn lớn và rẻ làm lãi phải trả cho hoạt động huy động vốn giảm nên các khoản chi cho hoạt động này có phần sụt giảm trong năm 2013.
3.4.1.3 Lợi nhuận
Đây là chỉ tiêu quan trọng đánh giá hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng, với tốc độ tăng trƣởng của lợi nhuận phụ thuộc trực tiếp vào tốc độ tăng trƣởng của 2 yếu tố là tổng thu nhập và tổng chi phí. Việc tối đa hóa lợi nhuận đồng thời cân bằng đƣợc hai yếu tố trên đang là mục tiêu mà Ngân hàng nào cũng mong muốn đạt đƣợc.
Trong thời gian 2011 – 2013, tình hình lợi nhuận của Ngân hàng không ngừng đƣợc gia tăng. Cụ thể năm 2012 khoản mục này tăng mạnh với tốc độ tăng 8,92% so với năm 2011. Sang năm 2013 Ngân hàng đã đạt đƣợc thành công lớn với tốc độ tăng trƣởng vƣợt bậc của lợi nhuận là 20,77% so với năm 2012. Đạt đƣợc kết quả khả quan nhƣ vậy là do Ngân hàng đã điều tiết đƣợc sự cân bằng của tốc độ tăng trƣởng của thu nhập và tốc độ tăng trƣởng của chi phí, hoàn thành mục tiêu kinh doanh của mình là đạt hiệu quả cao trong kinh doanh. Với những cố gắng của mình, NHNo&PTNT huyện Mang Thít đã thực