Đối với ngành thuế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong công tác chống thất thu thuế tại chi cục thuế Tân Bình (Trang 85)

Một là, hoàn thiện hệ thống chính sách thuế nói chung và các văn bản dưới Luật nói riêng phải đồng bộ, sát với yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Hai là, khi ban hành chính sách thuế thì câu từ gắn gọn, dễ hiểu. Để khi

áp dụng thì các cơ quan chức năng và các doanh nghiệp hiểu cùng một ý, tránh tình trạng “một từ mà hiểu nhiều nghĩa”.

Ba là, các Luật khi ban hành cần phải được áp dụng trong thời gian dài. Vì khi sửa đổi bổ sung thì luật sửa đổi, bổ sung phải thay thế luật cũ, tránh tình trạng luật chồng luật, như vậy sẽ dễ dàng hơn cho các cơ quan chức năng và các doanh nghiệp thực hiện.

Bốn là, cần qui định rõ ràng thời gian áp dụng cho các công văn hướng

dẫn dưới luật. Vì hiện nay, có quá nhiều văn bản hướng dẫn chính sách không phù với Luật, Nghị định, Thông tư về thuế hiện hành nhưng cơ quan thuế, thậm chí doanh nghiệp vẫn áp dụng để giải quyết công việc dẫn đến rủi ro trong thu thuế và khiếu nại của Người nộp thuế.

5.3.3. Đối với Chi cục thuế Tân Bình

Một là, thường xuyên tổ chức bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ

chuyên môn, kiến thức mới về kế toán cho cán bộ công chức trong đơn vị.

Hai là, định kỳ cần tổ chức kiểm tra kiến thức (thuế và kế toán) cho toàn thể cán bộ công chức trong đơn vị. Qua đó nắm bắt kịp thời trình độ cán bộ công chức để bố trí phù hợp theo năng lực.

Ba là, thực hiện thường xuyên chế độ luân chuyển cán bộ công chức

giữa các đội kiểm tra. Đây là một việc rất quan trọng và cần thiết nhằm kiểm soát rủi ro trong công việc và tiêu cực tại đơn vị. Ngoài điều kiện trình độ phù hợp với chuyên ngành là từ đại học trở lên cần đòi hỏi phải có phẩm chất đạo đức tốt, kinh nghiệm trong công tác và có tâm huyết với nghề.

Bốn là, công khai và minh bạch trong công tác tổ chức cán bộ.

Năm là, phải có sự phối hợp nhịp nhàng thống nhất giữa các đội về các

nguồn thông tin và hướng xử lý công việc.

Sáu là, cần phải phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm từng Đội trong đơn

vị.

Bảy là, thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát công việc của từng Đội

nhằm giảm thiểu rủi ro.

Tám là, trang bị máy móc hiện đại trong hệ thống công nghệ thông tin

tại đơn vị

Chín là, tổ chức thường xuyên tuần lễ lắng nghe ý kiến của Người nộp

thuế. Nhằm nắm được tâm tư nguyện vọng của Người nộp thuế và thái độ làm việc

của cán bộ thuế để có biện pháp ngăn chặn kịp thời cán bộ thuế làm khó, nhũng

nhiễu doanh nghiệp, làm sao đạt được mục đích chung là “Vừa thu được thuế và vừa thu được lòng dân”.

KẾT LUẬNCHƯƠNG 5

Chương này tác giả giải quyết mục tiêu của đề tài và là câu hỏi nghiên cứu

làm thế nào để nâng cao hiệu quả hệ thống KSNB trong công tác chống thất thu

thuế tại Chi cục thuế quận Tân Bình.

Một hệ thống KSNB luôn được xây dựng và hoàn thiện trên một số quan điểm nhất quán, trên một nền tảng lý luận vững chắc và phù hợp với trình độ quản

lý tại Chi cục. Tác giả đã đề xuất nhóm giải pháp theo 5 yếu tố cấu thành hệ thống

KSNB theo COSO 1992 và vận dụng INTOSAI phù hợp cho ngành thuế. Đồng thời để thuận lợi cho việc tổ chức và thực hiện, tác giả cũng đề xuất một số kiến nghị

KẾT LUẬN CHUNG

Mỗi một quốc gia, hệ thống thu thuế là nguồn thu quan trọng và là cơ sở

cung cấp nguồn tài chính chủ yếu cho hoạt động công của quốc gia. Công tác chống

thất thu thuế là công việc hàng ngày và cấp thiết cho tất cả hệ thống trong ngành thuế ở mọi quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Theo chuẩn mực quốc tế và ứng dụng ở một số quốc gia tiên tiến trên thế

giới về hệ thống KSNB nói chung là lý thuyết COSO, và vận dụng lý thuyết này trong lĩnh vực hoạt động công là lý thuyết INTOSAI. Luận văn hệ thống hóa lý luận hai cơ sở lý thuyết nêu trên kết hợp với đặc điểm ngành thuế để hệ thống hóa trong chương lý luận của luận văn, làm cơ sở khoa học lý thuyết.

Chi cục thuế quận Tân Bình là một đơn vị trực thuộc Cục thuế TPHCM và của ngành thuế Việt Nam, chịu tác động bởi các chính sách hệ thống KSNB trong

ngành thuế nói chung và tại Chi cục thuế nói riêng. Hệ thống KSNB tại Chi cục

thuế tổ chức và vận hành hiệu quả sẽ chống được thất thu thuế và tăng nguồn thu

cho Ngân sách. Việc khảo sát thực trạng hệ thống KSNB tại Chi cục thuế quận theo

5 yếu tố cấu thành cơ bản của hệ thống sẽ giúp cho Lãnh đạo tại Chi cục thuế thấy

những mặt đã làm được, chưa làm được và nguyên nhân tồn tại tại Chi cục, từ đó

tác giả góp ý các giải pháp hoàn thiện nhằm tổ chức và thực thi hiệu quả hệ thống

KSNB trong công tác chống thất thu thuế tại Chi cục, đây là sự đóng góp mới của

luận văn và là mục tiêu nghiên cứu của đề tài đã được hoàn thành một cách khoa

học.

Hạn chế của đề tài :

- Đề tài đi sâu vào nghiên cứu hệ thống KSNB theo COSO 1992,

trong khi hệ thống này trên thế giới đã phát triển theo COSO 2004 và đang nghiên

cứu mới theo hệ thống KSNB 2013. Tuy nhiên, đặc điểm ngành thuế và giới hạn đề

tài này là KSNB bên trong Chi cục nhiều hơn, trong khi đó COSO 2004 đi sâu

nghiên cứu hệ thống quản trị rủi ro cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều hơn.

- Mẫu nghiên cứu bảng khảo sát còn nhỏ, chỉ chiếm 30% trong tổng

số nhân viên Chi cục, tuy nhiên mẫu khảo sát thu về đáp ứng phân tích thực trạng

chỉ có 86 mẫu bằng 26% nên độ tin cậy khảo sát chưa được như mong muốn.

Hướng nghiên cứu tiếp theo :

Sau khi hoàn thiện hệ thống KSNB theo đề tài, về sau Chi cục nên nghiên cứu

vận dụng thêm kiểm soát rủi ro để bổ sung thành hệ thống KSNB hiện đại hơn, khi

trình độ quản lý tại Chi cục nâng cao.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bảnghướng dẫn về chuẩn mực KSNB của INTOSAI năm 1992

[2] Báo cáo Coso 1992 của Hội đồng quốc gia Hoa kỳ về chống gian lận BCTC

[3] Báo cáo tổng kết công tác thuế từ năm 2008-2012 của Chi cục thuế Tân

Bình.

[4] Bùi Thanh Tuyền “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại kho bạc Nhà nước Quận 10 TPHCM”, luận văn thạc sĩ kinh tế

[5] Các quyết định, thông tư của Bộ Tài Chính

[6] Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 315: “Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị”.

[7] Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 400: “Đánh giá rủi ro và kiểm soát

nội bộ”.

[8] Chương 3 “ Hệ thống kiểm soát nội bộ”, Thạc sĩ Đoàn Văn Hoạt, Kiểm toán, trường Đại học kinh tế TPHCM, Nhà xuất Bản Lao Động - Xã hội.

[9] Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 của Quốc hội

[10] Nghị định 106/2010/NĐ-CP ngày 28/10/2010 bổ sung Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007

[11] Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 Quy định về chế độ tự chủ, tự

chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ

quan Nhà nước.

[12] Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 Quy định về quyền tự chủ, tự

chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối

với đơn vị sự nghiệp công lập.

[13] Nghị định 85/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 Quy định chi tiết thi hành một

số điều của luật Quản lý thuế.

[14] Nguyễn Thanh Bình (TPHCM - Năm 2010) “Đánh giá sự hài lòng của doanh nghiệp đối với dịch vụ thuế: Nghiên cứu tình huống Chi cục thuế Quận Phú Nhuận”, luận văn thạc sĩ kinh tế

[15] Quyết định 503/QĐ-TCT ban hành ngày 29/3/1010 Quy định chức năng,

nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục thuế trực thuộc cục thuế và

504/QĐ-TCT ban hành ngày 29/3/2010 về việc quy định chức năng nhiệm vụ của các Đội thuộc Chi cục thuế.

[16] Quyết định số 118/QĐ-TCT ngày 26/01/2011 Quy trình thanh tra kiểm tra

nội bộ ngành thuế do Tổng cục trưởng Tổng cục thuế ban hành.

[17] Thông tư 28/2011/TT-BTC ngày 25/02/2011 Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế.

[18] Thông tư 61/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 Hướng dẫn thực hiện xử lý vi

phạm pháp luật về thuế.

[19] Trần Quế Anh (TPHCM - Năm 2010) “Hoàn thiện và xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ cho các DN nhỏ và vừa trên địa bàn TP Cần Thơ”, luận văn thạc sĩ

kinh tế.

PHỤ LỤC

1. PHỤ LỤC I: BẢNG CÂU HỎI

BẢNG CÂU HỎI VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CHI CỤC

THUẾ QUẬN TÂN BÌNH

Họ tên người trả lời bảng câu hỏi: ………..………..

Chức vụ:……….

Số điện thoại liên lạc:……….

PHẦN GIỚI THIỆU:

Xin chào anh(chị), tôi tên là: Nguyễn Việt Tường. Hiện tôi đang tiến hành nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong công tác chống

thất thu thuế tại Chi cục thuế Tân Bình” để hoàn thành luận văn thạc sĩ kinh tế

tại Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM. Anh(chị) vui lòng dành chút thời gian để

giúp chúng tôi trả lời một số câu hỏi liên quan dưới đây. Chúng tôi rất cảm ơn sự

cộng tác và giúp đỡ của anh(chị). Các ý kiến trả lời của anh(chị) sẽ được bảo mật

tuyệt đối về thông tin.

I. PHẦN CÂU HỎI CHUNG

Q1. Theo anh/chị nguồn nhân sự cán bộ thuế tại CCT.TB hiện nay có đáp ứng đủ

cho nhu cầu công việc chưa?

a/ Có b/ Không

Q2. Việc tuyển dụng nhân sự có mang tính công khai minh bạch, dựa trên tiêu chí

năng lực và trình độ của người được tuyển dụng không?

a/ Có b/ Không

Q3.Quy trình quản lý thuế tại Chi cục đã thực hiện theo đúng quy trình tổng cục

thuế đưa ra chưa?

Q4. Tỷ lệ thuế thu được tại Chi cục trong những năm gần đây có xu hướng như thế

nào?

a/ Tăng b/ Giảm

Q5. Tại CCT.TB việc kiểm tra giám sát của đội kiểm tra thuế có được thực hiện

chặt chẽ hay không?

a/ Có b/ Không

Q6. Nhân viên đội kiểm tra thuế có làm việc độc lập với nhân viên các phòng ban khác không?

a/ Có b/ Không

Q7. Chi cục có mở các buổi tập huấn để hướng dẫn DN cách thực hiện đúng với quy đinh của Luật, Nghị định, Thông tư mới ban hành hay không?

a/ Có b/ Không

II. PHẦN CÂU HỎI CHI TIẾT

Q.8 Nhóm các yếu tố tác động đến Môi trường kiểm soát ảnh hưởng đến việc hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Chi cục thuế quận Tân Bình. Anh/Chị cho điểm cao cho những điều quan trọng đối với anh/chị và điểm thấp cho những điều ít quan trọng hơn. 1 có nghĩa là hoàn toàn không quan trọng, 3 có nghĩa là quan trọng ở

mức độ trung bình và 5 là rất quan trọng. Anh/Chị có thể cho cả những điểm như 2, 4 nếu thấy phù hợp.

Stt Các nhân tố Mức độ quan trọng

01 Cơ quan thuế quan tâm tới việc lập báo cáo định

kỳ và chấp nhận điều chỉnh khi phát hiện sai sót 1 2 3 4 5

02 Lãnh đạo CCT thường xuyên tiếp xúc và trao

đổi trực tiếp với nhân viên. 1 2 3 4 5

03 Có sự phân định quyền hạn và trách nhiệm cho

từng bộ phận. 1 2 3 4 5

04 Xây dựng chuẩn mực đạo đức, quy trình làm

05

Cơ cấu tổ chức tạo thuận lợi cho việc truyền đạt

thông tin từ trên xuống, từ dưới lên trong các hoạt động.

1 2 3 4 5

06 Năng lực của nhân viên. 1 2 3 4 5

07 Phân công công việc phù hợp với trình đọ

chuyên môn của mỗi nhân viên. 1 2 3 4 5

08 Hình thức khen thưởng, kỷ luật 1 2 3 4 5

Q.9 Nhóm các yếu tố tác động đến công tác Đánh giá rủi ro ảnh hưởng đến việc hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Chi cục thuế quận Tân Bình. Anh/Chị cho điểm cao cho những điều quan trọng đối với anh/chị và điểm thấp cho những điều ít quan trọng hơn. 1 có nghĩa là hoàn toàn không quan trọng, 3 có nghĩa là quan

trọng ở mức độ trung bình và 5 là rất quan trọng. Anh/Chị có thể cho cả những

điểm như 2, 4 nếu thấy phù hợp.

Stt Các nhân tố Mức độ quan trọng

09 Xây dựng quy trình tìm kiếm rủi ro ảnh hưởng

tới công tác thu thuế. 1 2 3 4 5

10 Xây dựng mục tiêu thu của đơn vị phù hợp với

tình hình kinh doanh thực tế của doanh nghiệp. 1 2 3 4 5

11 Rủi ro được nhân diện được truyền đạt đến các

phòng ban. 1 2 3 4 5

12 Xây dựng tiêu chí đánh giá rủi ro 1 2 3 4 5

13 Phân bổ nhân lực đối phó rủi ro 1 2 3 4 5

14 Nâng cao trình độ chuyên môn của nhân viên

thuế. 1 2 3 4 5

15 Xử phạt cán bộ thuế bắt tay với hành vi trốn

thuế của DN. 1 2 3 4 5

17 Áp dụng mọi biện pháp đối phó rủi ro dù tốn

kém chi phí.

1 2 3 4 5

Q.10 Nhóm các yếu tố tác động đến Hoạt động kiểm soát ảnh hưởng đến việc hoàn

thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Chi cục thuế quận Tân Bình. Anh/Chị cho điểm cao cho những điều quan trọng đối với anh/chị và điểm thấp cho những điều ít quan trọng hơn. 1 có nghĩa là hoàn toàn không quan trọng, 3 có nghĩa là quan trọng ở

mức độ trung bình và 5 là rất quan trọng. Anh/Chị có thể cho cả những điểm như 2, 4 nếu thấy phù hợp

Stt Các yếu tố Mức độ quan trọng

18 Quy trình quản lý thuế được giản lược, bỏ bớt các

trình tự thủ tục. 1 2 3 4 5

19 Đảm bảo những nghiệp vụ có thực mới được phê

duyệt. 1 2 3 4 5

20 Luân chuyển nhân viên giữa các phòng ban theo

định kỳ. 1 2 3 4 5

21 Thực hiện phân chia trách nhiệm giữa các phòng

ban chức năng. 1 2 3 4 5

22 Việc tiếp cận sổ sách và tài sản được giới hạn. 1 2 3 4 5 23 Đối chiếu giữa sổ sách và chứng từ thu thực tế. 1 2 3 4 5 24 Sử dụng phần mềm quản lý thông tin. 1 2 3 4 5

25

Việc kiểm tra nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp được tiến hành độc lập bởi các cá nhân khác với người quản lý thuế trực tiếp.

1 2 3 4 5

Q.11 Nhóm các yếu tố tác động đến công tác Thông tin và truyền thông ảnh hưởng

đến việc hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Chi cục thuế quận Tân Bình. Anh/Chị cho điểm cao cho những điều quan trọng đối với anh/chị và điểm thấp cho những điều ít quan trọng hơn. 1 có nghĩa là hoàn toàn không quan trọng, 3 có nghĩa là quan trọng ở mức độ trung bình và 5 là rất quan trọng. Anh/Chị có thể

cho cả những điểm như 2, 4 nếu thấy phù hợp.

Stt Các yếu tố Mức độ quan trọng

26

Thu thập thông tin thích hợp từ các cơ quan bên ngoài như bảo hiểm, lao động, kế hoạch đầu tư để

thu thập các thông tin đáng tin cậy về tình hình kinh doanh, tham gia bảo hiểm… của doanh nghiệp

1 2 3 4 5

27 Quy trình quản lý thuế và xử lý thông tin được thay

đổi kịp thời theo các chính sách thuế mới. 1 2 3 4 5

28 Tổ chức các buổi tập huấn hướng dẫn DN 1 2 3 4 5

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong công tác chống thất thu thuế tại chi cục thuế Tân Bình (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)