Tổng quan về hoạt động thu thuế
- Thuế là một khoản tiền mà Chính phủ thu từ xã hội nhằm duy trì sự
hoạt động của bộ máy quản lý công và đầu tư các công trình hạ tầng cơ bản phục vụ
lợi ích chung.
- Nghĩa vụ nộp thuế là bắt buộc với các cá nhân cũng như những tổ
chức khi xuất hiện một khoản thu nhập.
Đánh giá rủi ro trong hoạt động thu thuế
Thu thuế gồm 2 đối tượng chính: Một là Cơ quan thu thuế: Ban hành chính sách thuế và tổ chức bộ phận thu thuế và hai là các tổ chức, cá nhân nộp thuế. Trong
hoạt động thu thuế thường xảy ra nhiều rủi ro, một trong những phân loại rủi ro cơ
bản là rủi ro bên ngoài và rủi ro bên trong.
Rủi ro bên ngoài:
Rủi ro bên ngoài thường gắn liền với đối tượng nộp thuế như các tổ chức có
hành vi trốn thuế, các tổ chức không trốn thuế nhưng mất khả năng nộp thuế như
phá sản, thiên tai, hỏa hoạn, … Một số rủi ro bên ngoài còn do các chính sách thuế ở tầm vĩ mô thay đổi tình hình kinh tế, chính trị của quốc gia, …
Rủi ro bên trong:
Rủi ro bên trong thường gắn liền với đối tượng là cơ quan hành thu thuế, có
thể các quy định thu thuế chưa phù hợp, không rõ ràng, chồng chéo làm cho đối tượng nộp thuế hiểu nhầm. Đội ngũ nhân viên thu thuế vi phạm đạo đức nghề
nghiệp móc ngoặc với đối tượng nộp thuế, gây tổn thất thuế, ….
Vai trò của kiểm soát nội bộ trong hoạt động chống thất thu thuế
Đối với một tổ chức thuế thì vai trò của tổ chức KSNB trong hoạt động chống
thất thu thuế có thể tóm tắt như sau:
- Tạo lập một cơ cấu kỷ cương trong toàn bộ quy trình hoạt động của đơn vị.
- Giúp nhận biết, phân tích và lựa chọn được phương pháp tối ưu đối
phó với các rủi ro trong việc thực hiện mục tiêu thu thuế.
- Tạo lập được một hệ thống thông tin và truyền đạt thông tin hữu
hiệu trong toàn tổ chức.
- Việc tổ chức kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kỳ giữa các
bộ phận với nhau hoặc cấp trên với cấp dưới giúp phát hiện và ngăn chặn kịp thời
những sai phạm do thiếu sót hoặc cố tình gây ra.
- Giúp đánh giá và hoàn thiện hơn những bất cập cần bổ sung của hệ
thống KSNB để ngăn chặn kịp thời những rủi ro phát sinh, hoàn thành nhiệm vụ thu
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Tóm lại, để tăng cường công tác kiểm soát nguồn thu tại các cơ quan quản lý
thuế và tổ chức xây dựng các chuẩn mực kiểm soát, hạch toán kế toán một cách chặt
chẽ nguồn thu để quản lý và sử dụng có hiệu quả nhằm đảm bảo tính ổn định của
nguồn thu phục vụ cho vấn đề phúc lợi xã hội, tạo môi trường bình đẳng, thúc đẩy
các doanh nghiệp cạnh tranh, phát triển kinh tế thị trường. Một hệ thống KSNB có
hiệu quả cần thực hiện tốt năm yếu tố cấu thành:
Môi trường kiểm soát
Đánh giá rủi ro
Hoạt động kiểm soát
Thông tin và truyền thông
Giám sát
Mỗi một hoạt động công đều có những đặc điểm riêng, vì vậy muốn xây dựng
hệ thống KSNB có hiệu quả trong công tác chống thất thu thuế cũng cần phù hợp
với hoạt động thu thuế.
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận văn được xây dựng từ các công cụ nghiên cứu nhằm tìm kiếm một phương pháp giải quyết các vấn đề khoa học, có độ tin cậy cao. Một công cụ nghiên cứu đầy đủ đòi hỏi phải có khung nghiên cứu hay mô hình nghiên cứu thích hợp, sau đó tìm ra các phương pháp nghiên cứu thích hợp với mô hình và thu thập dữ
liệu phù hợp có độ tin cậy để xử lý.