Những đòi hỏi khách quan và thiết thực đã làm tiền đề cho việc thiết lập hệ
thống KSNB trong các tổ chức và công tác kiểm tra, kiểm soát cần được thực hiện độc lập, có tổ chức, liên tục trong mọi giai đoạn hoạt động. Nghị định 10/2002/NĐ-
CP ngày 16/01/2002 và sau đó là Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 24/04/2006 của
Chính phủ, Luật kiểm toán Nhà nước2005. Trên cơ sở đó, Tổng cục thuế Việt Nam
cũng đã chủ động xây dựng và ban hành quyết định số 503/QĐ-TCT ngày 29/3/2010, Quyết định số 118/QĐ-TCT ngày 26/01/2011 của Tổng cục trưởng Tổng
cục thuế. Những văn bản trên của Chính phủ cũng như của Tổng cục thuế đặt nền
tảng để hướng tới việc ngày càng hoàn thiện về hệ thống kiểm soát nội bộ. Ta dễ
dàng nhận thấy nhữnghướng dẫn này được xây dựng trên cơ sở tham khảo lý thuyết
COSO 1992 và Hướng dẫn chuẩn mực kiểm soát nội bộ của INTOSAI. Việc ứng
dụng một cách đúng đắn lý thuyết COSO và Chuẩn mực kiểm soát nội bộ INTOSAI
vào thực trạng ngành thuế Việt Nam sẽ giúp chúng ta đạt được một số điều sau:
Một môi trường hoạt động và làm việc hữu hiệu và hiệu quả: công việc được phân công đúng người đúng việc, đạo đức năng lực nhân viên được nâng cao.
Xây dựng một hệ thống nhận diện rủi ro tốt, xử lý tốt các tình huống rủi
ro xảy ra hay ít nhất là ngăn chặn để rủi ro xảy ra một cách ít nhất.
Hệ thống kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo công việc được thực hiện đúng
quy trình đưa ra và đạt được hiệu quả chất lượng tốt nhất.
Xây dựng hệ thống thông tin và truyền thông nhanh chóng, chính xác và bảo mật, đảm bảo yêu cầu đưa ra quyết định của người quản lý và giúp tiết kiệm
thời gian cho người nộp thuế, tránh được sự rườm rà trong các thủ tục hành chính
như trước đây và hạn chế được rất nhiều việc mất mát thông tin về người nộp thuế như việc lưu trữ chứng từ giấy, nó còn giúp cho cán bộ thuế cấp dưới và người nộp
thuế có thể cập nhật một cách kịp thời nhất các thông tin chính sách mới.
Giám sát hiệu quả để hạn chế những sai phạm xảy ra trong quá trình làm việc, nâng cao trách nhiệm và ý thức của các cán bộ thuế trong việc xử lý thông tin