Quan điểm ứng dụng công nghệ thông tin vào hệ thống kiểm soát

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong công tác chống thất thu thuế tại chi cục thuế Tân Bình (Trang 80)

Như chúng ta đã biết thì một vấn đề rất quan trọng trong công tác thu thuế

chính là quản lý và bảo mật thông tin của các đối tượng tham gia nộp thuế. Thông tin của các đối tượng tham gia nộp thuế là khối lượng dữ liệu lớn, mang tính lâu dài và biến động thường xuyên. Để có thể theo dõi các thông tin chính xác và cập nhật

kịp thời làm cơ sở theo dõi thu thuế thì phải hoàn thiện hệ thống công nghệ thông

tin phù hợp với hoạt động thu ngày càng phát triển và mở rộng. Đồng thời, ứng

dụng công nghệ thông tin hiện đại vào việc kê khai và nộp thuế giúp giảm thiểu về

thời gian đối với việc thực hiện các thủ tục hành chính, các rủi ro do các nguyên nhân về lưu trữ, xử lý thông tin thiếu chính xác như việc nộp bằng giấy trước đây.

Hiện nay theo quy định mới của ngành thuế từ ngày 01/07/2013 tất cả các Doanh

nghiệp đều phải kê khai và nộp thuế qua mạng, tuy thời gian đầu còn gặp khá nhiều

khó khăn và số lượng Doanh nghiệp khá lớn, việc chuyển đổi cũng phải mất thời

gian khá dài mới đi được vào ổn định, các Doanh nghiệp đã quen với việc kê khai nộp qua giấy nên chuyển sang kê khai nộp qua mạng gây ra nhiều bỡ ngỡ cho người

nộp thuế về hình thức mới này. Nhưng việc chuyển đổi ban đầu cũng đã đạt được

một số kết quả khả quan.

Tiết kiệm chi phí quản lý hành chính về thuế:

Khi áp dụng cơ chế kê khai qua mạng thì hàng tháng cơ quan Thuế không phải

gửi hàng triệu thông báo thuế nên ngành thuế tiết kiệm được chi phí giấy mực, in ấn, cước phí bưu điện… đem lại một hiệu quả kinh tế không nhỏ, bởi chi phí hành thu càng thấp thì hiệu quả công tác quản lý thuế càng được nâng cao. Ngoài ra, khi thực hiện khai thuế qua mạng thì nguồn nhân lực sẽ được giảm tải,do đó giảm được

một phần lớn chi phí quản lý mà hiệu quả quản lý vẫn cao.

Tạo tiền đề nâng cao hiệu quả công tác của cơ quan Thuế:

Thực hiện áp dụng cơ chế kê khai qua mạng cơ quan Thuế có điều kiện để hướng tới công tác quản lý thu thuế được tổ chức theohướng ngày càng hiện đại và chuyên môn hóa nghiệp vụ cho từng bộ phận, thay vì cán bộ kiểm tra thuế sẽ phải

tiến hành công tác kiểm tra tại đơn vị thì nay họ chỉ việc tập hợp số liệu trên máy và thực hiện công tác kiểm tra của mình. Triển khai thực hiện cơ chế này sẽ tạo điều

kiện cho ngành thuế đẩy mạnh hiện đại hóa công tác quản lý mà cụ thể là đẩy mạnh

việc ứng dụng công nghệ tin học trong công tác quản lý thu thuế. Đó là tiền đề để

nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế.

Ngoài ra việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hệ thống kiểm soát giúp thông tin trong đơn vị được truyền tải một cách nhanh chóng nhất tới các bộ phận

và giữa các bộ phận với nhau, thông tin dễ dàng được kết nối giữa các cơ quan ban

ngành liên quan với nhau khi công việc yêu cầu cần có sự hỗ trợ thông tin từ các bên liên quan khác đối với công tác thanh tra kiểm tra đối tượng nộp thuế.

5.2. Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Chi cục thuế Tân Bình:

Dựa trên tình hình thực tế của HTKSNB tại Chi cục thuế Tân Bình, tác giả đóng góp một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn HTKSNB nhằm cải thiện tình trạng thất thu trên địa bàn.

5.2.1. Về Môi trường kiểm soát

Phân định quyền hạn và trách nhiệm cho từng bộ phận.

Người quản lý của đơn vị cần phân định quyền hạn trách nhiệm rõ ràng cho từng bộ phận nhằm giúp đạt được hiệu quả công việc tốt hơn đồng thời giúp các bộ

phận cũng sẽ có trách nhiệm hơn với công việc mà mình được giao, tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm giữa các bộ phận. Đồng thời mỗi bộ phận chỉ thực hiện đúng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

công việc trong quyền hạn của mình, giúp quá trình luôn chuyển công việc giữa các

bộ phận thực hiện dễ dàng và thuận lợi hơn.

Xây dựng một chuẩn mực đạo đức, ứng xử phù hợp với quy tắc đạo

đứcứng xử đúng đắn đối với người cán bộ thuế.

Điều đó giúp tránh tình trạng tha hóa về mặt đạo đức. Đồng thời cũng giúp

cho hình ảnh về người cán bộ Nhà nước trong mắt người dân luôn là một hình ảnh đẹp, người nộp thuế cũng không có tâm lý là mình bị bắt buộc nộp thuế mà là cảm

thấy đó là nghĩa vụ đóng góp đối với đất nước khi họ được làm việc với một đội

ngũ cán bộ thuế chuyên nghiệp có trình độ chuyên môn.

Xây dựng cơ cấu tổ chức hiệu quả.

Các thông tin phát sinh trong quá trình hoạt động nếu không được truyền đạt

kịp thời sẽ dẫn đến việc rủi ro không được nhận diện. Vì vậy, cần xây dựng một cơ

cấu tổ chức tạo thuận lợi cho việc truyền đạt thông tin từ trên xuống, từ dưới lên trong các hoạt động.

5.2.2. Về Đánh giá rủi ro

Nâng cao năng lực chuyên môn nhân viên.

Để nhận biết và đánh giá được rủi ro thì đòi hỏi người nhân viên thuế phải có

trình độ và năng lực tốt, nhiều kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu. Do đó, cần có

những khóa đào tạo chuyên sâu nghiệp vụ cho các nhân viên nhằm nâng cao năng

lực nhận biết,đánh giá, và đối phó với những rủi ro trong công tác thu thuế. Ngoài ra thì có thể khuyến khích nhân viên tham gia các lớp học nâng cao năng lực bằng

cách hỗ trợ một phần kinh phí cho nhân viên, tạo điều kiện về thời gian cho nhân

viên có thể tham gia và đạt kết quả tốt. Để làm được việc đó thì Chi cục cần sắp xếp

một cách linh hoạt về thời gian biểu, nhân sự để đảm bảo tiến độ công việc vẫn được thực hiện đúng và hiệu quả.

Phân bổ nguồn nhân lực phù hợp.

Rủi ro tại đơn vị có thể phát sinh từ nhiều nguyên nhân, đối tượng khác nhau,

có thể từ bên trong cũng có thể từ bên ngoài. Và rủi ro cũng có nhiều mức độ khác

nhau, có rủi ro xảy ra với mức độ ít, nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng, có rủi ro xảy

ra với tần suất cao nhưng hậu quả không nghiêm trọng, thì việc phân bổ nguồn lực để đối phó với rủi ro như thế nào là có hiệu quả nhất trong điều kiện nguồn lực giới

hạn là một vấn đề hết sức quan trọng. Với những lĩnh vực, đối tượng thường xảy ra

sai phạm thì cần phân bổ nguồn lực nhiều hơn.

Rủi ro nhận diện được truyền đạt đến các phòng ban.

Để nhận diện được rủi ro là một vấn đề hết sức khó khăn, nhưng khi rủi ro đã (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đó cũng không mang lại được hiệu quả gì thực tế. Do đó khi có một vấn đề rủi ro được phát hiện cần nhanh chóng được truyền đạt đến các phòng ban một cách rộng

rãi bằng hệ thống văn bản giấy hoặc mail nội bộ và cần đảm bảo các thông tin này

được truyền đạt một cách chính xác để có hướng giải quyết thiết thực nhất đối phó

với rủi ro.

Xây dựng mục tiêu thu phù hợp.

Mục tiêu của ngành thuế là thu đúng, thu đủ và thu kịp thời số tiền thuế phát

sinh của các đối tượng nộp thuế. Nhưng mục tiêu cũng cần xây dựng phù hợp với

tình hình thực tế tại địa bàn, nếu xây dựng mục tiêu quá thấp thì dẫn đến thất thu

nguồn thuế, còn nếu xây dựng mục tiêu thu quá cao thì dẫn đến gây áp lực cho

chính cán bộ thuế mà không khuyến khích được vấn đề phát triển kinh doanh trên

địa bàn.

5.2.3. Về Hoạt động kiểm soát

Định kỳ cần đề ra kế hoạch luân chuyển nhân viên giữa các phong ban

Để tránh việc gây ra các tác động xấu trong công việc, thứ nhất tránh cảm giác nhàm chán đối với công việc do phải làm việc quá lâu tại một vị trí hoặc một

phòng ban. Thứ hai việc luân chuyển cũng tránh được rủi ro trong công tác thu thuế.

Đây là một rủi ro hết sức nghiêm trọng mà chúng ta có thể sẽ hạn chế được tối đa

mà không cần mất nhiều chi phí. Và thứ ba việc luân chuyển như vậy cũng giúp các

cán bộ thuế có dịp trau dồi và trang bị thêm kiến thức chuyên môn để có thể đảm

nhiệm nhiều vị trí khác nhau trong tổ chức.

Phân chia trách nhiệm đến từng cá nhân.

Việc phân công đúng người, đúng việc vừa giúp phát huy tối đa khả năng của

từng cá nhân để công việc thực hiện một cách nhanh chóng nhất, vừa giúp cá nhân

có ý thức trách nhiệm đối với việc mình làm, đồng thời sẽ đánh giá đúng được năng

lực của mỗi người từ đó có biện pháp khen thưởng đối với cá nhân hoàn thành tốt

nhiệm vụ hoặc kỷ luậtđối với những cá nhân sai phạm.

Cần tổ chức các buổi tập huấn về thuế cho các DN một cách định kỳ

hoặc trong các trường hợp khi có sự thay đổi về chính sách.

Thực hiện tốt công tác này sẽ giúp cho Chi cục thuế truyền đạt những thông tin thay đổi hoặc chính sách thuế trong các thời kỳ, cách thức thực hiện đến từng

Doanh nghiệp giúp doanh nghiệp này thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước.

Để thực hiện được biện pháp này thì trước tiên các cán bộ nhân viên thuế luôn đi đầu trong việc nắm bắt và hiểu rõ các quy định mới thì mới có thể hướng dẫn cho các đối tượng nộp thuế thực hiện đúng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cần đầu tư trang bị cho hệ thống máy móc thiết bị đảm nhận việc truyền tải thông tin trong đơn vị.

Thông tin cập nhật kịp thời còn có thể giúp Ban lãnh đạo đưa ra những chính

sách, biện pháp kịp thời, mang lại hiệu quả cao nếu được đưa rađúng thời điểm.

5.2.5. Về công tác giám sát

Đội kiểm tra nội bộ cần phải thiết lập quy trình thanh tra, kiểm tra nội bộ định kỳ.

Để có thể thực hiện tốt hơn về vấn đề này thì cần phải thiết lập quy trình thanh tra, kiểm tra nội bộ định kỳ, ít nhất là 3 tháng một lần để có thể kịp thời phát

hiện những sai sót trong quá trình xử lý công việc của cán bộ thuế.

Tăng cường nguồn lực cho Đội Thanh tra kiểm tra

Với nguồn nhân lực cán bộ kiểm tra thuế quá ít (khoảng 82 công chức) mà phải kiểm tra một lượng lớn doanh nghiệp (khoảng 13.500 doanh nghiệp) nên việc

xảy ra sai sót là điều không thể tránh khỏi. Do đó để có thể tối ưu hóa nguồn lực của

Chi cục cần phải có sự liên kết thông tin với các cơ quan liên quan khác như: Sở kế

hoạch đầu tư, Hải Quan, BHXH,… để có thể nắm rõ thông tin về các hoạt động của

DN nhằm quản lý tốt đồng thời phát hiện sớm những dấu hiệu gian lận về thuế.

Tạo điều kiện cho người kiểm tra thuế được phép trực tiếp báo cáo

những kết quả đạt được, những sai phạm trong quá trình thanh tra kiểm tra lên

Là hết sức cần thiết và cần được phát huy thành một văn hóa của tổ chức. Để làm được điều này thì cần phải quy định rõ ràng trong quy định, trong quy chế nội

bộ nên có các hình thức xử phạt nghiêm khắc đối với cá nhân đi trái với quy định hoặc cố tình cản trở việc truyền đạt thông tin lên người quản lý cao nhất (ở đây là Chi cụctrưởng).

Trên đây là một số giải pháp đóng góp của tác giả nhằm hoàn thiện hơn hệ

thống KSNB tại Chi cục thuế Tân Bình trong công tác chống thất thu thuế.

5.3. Các kiến nghị hỗ trợ nhằm hoàn thiện Hệ thống KSNB

5.3.1. Đối với Nhà nước

 Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành với cơ quan thuế cụ thể:

Công an, Quản lý thị trường, Ngân hàng, Hải quan...

 Cần nối mạng liên thông giữa các ban ngành để thuận tiện trong việc tra cứu thông tin liên quan đến đối tượng nộp thuế. Đặc biệt giữa ngành thuế và ngành Hải Quan.

5.3.2. Đối với ngành thuế

Một là, hoàn thiện hệ thống chính sách thuế nói chung và các văn bản dưới Luật nói riêng phải đồng bộ, sát với yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Hai là, khi ban hành chính sách thuế thì câu từ gắn gọn, dễ hiểu. Để khi

áp dụng thì các cơ quan chức năng và các doanh nghiệp hiểu cùng một ý, tránh tình trạng “một từ mà hiểu nhiều nghĩa”.

Ba là, các Luật khi ban hành cần phải được áp dụng trong thời gian dài. Vì khi sửa đổi bổ sung thì luật sửa đổi, bổ sung phải thay thế luật cũ, tránh tình trạng luật chồng luật, như vậy sẽ dễ dàng hơn cho các cơ quan chức năng và các doanh nghiệp thực hiện.

Bốn là, cần qui định rõ ràng thời gian áp dụng cho các công văn hướng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dẫn dưới luật. Vì hiện nay, có quá nhiều văn bản hướng dẫn chính sách không phù với Luật, Nghị định, Thông tư về thuế hiện hành nhưng cơ quan thuế, thậm chí doanh nghiệp vẫn áp dụng để giải quyết công việc dẫn đến rủi ro trong thu thuế và khiếu nại của Người nộp thuế.

5.3.3. Đối với Chi cục thuế Tân Bình

Một là, thường xuyên tổ chức bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ

chuyên môn, kiến thức mới về kế toán cho cán bộ công chức trong đơn vị.

Hai là, định kỳ cần tổ chức kiểm tra kiến thức (thuế và kế toán) cho toàn thể cán bộ công chức trong đơn vị. Qua đó nắm bắt kịp thời trình độ cán bộ công chức để bố trí phù hợp theo năng lực.

Ba là, thực hiện thường xuyên chế độ luân chuyển cán bộ công chức

giữa các đội kiểm tra. Đây là một việc rất quan trọng và cần thiết nhằm kiểm soát rủi ro trong công việc và tiêu cực tại đơn vị. Ngoài điều kiện trình độ phù hợp với chuyên ngành là từ đại học trở lên cần đòi hỏi phải có phẩm chất đạo đức tốt, kinh nghiệm trong công tác và có tâm huyết với nghề.

Bốn là, công khai và minh bạch trong công tác tổ chức cán bộ.

Năm là, phải có sự phối hợp nhịp nhàng thống nhất giữa các đội về các

nguồn thông tin và hướng xử lý công việc.

Sáu là, cần phải phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm từng Đội trong đơn

vị.

Bảy là, thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát công việc của từng Đội

nhằm giảm thiểu rủi ro.

Tám là, trang bị máy móc hiện đại trong hệ thống công nghệ thông tin

tại đơn vị

Chín là, tổ chức thường xuyên tuần lễ lắng nghe ý kiến của Người nộp

thuế. Nhằm nắm được tâm tư nguyện vọng của Người nộp thuế và thái độ làm việc

của cán bộ thuế để có biện pháp ngăn chặn kịp thời cán bộ thuế làm khó, nhũng

nhiễu doanh nghiệp, làm sao đạt được mục đích chung là “Vừa thu được thuế và vừa thu được lòng dân”.

KẾT LUẬNCHƯƠNG 5

Chương này tác giả giải quyết mục tiêu của đề tài và là câu hỏi nghiên cứu

làm thế nào để nâng cao hiệu quả hệ thống KSNB trong công tác chống thất thu

thuế tại Chi cục thuế quận Tân Bình.

Một hệ thống KSNB luôn được xây dựng và hoàn thiện trên một số quan điểm nhất quán, trên một nền tảng lý luận vững chắc và phù hợp với trình độ quản

lý tại Chi cục. Tác giả đã đề xuất nhóm giải pháp theo 5 yếu tố cấu thành hệ thống

KSNB theo COSO 1992 và vận dụng INTOSAI phù hợp cho ngành thuế. Đồng thời để thuận lợi cho việc tổ chức và thực hiện, tác giả cũng đề xuất một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong công tác chống thất thu thuế tại chi cục thuế Tân Bình (Trang 80)