Theo dữ liệu thứ cấp (Hình 4.1 và phụ lục III, IV)
Theo kết quả của bảng khảo sát (Phụ lục V, VI):
Sau khi tiến hành nhập liệu và xử lý số liệu nghiên cứu. Kết quả phân tích sự đánh giá của CB-CNV của Chi cục thuế Tân Bình về thực trạng hiện tại của hệ
thống kiểm soát nội bộ được tác giả trình bày trong bảng sau (chi tiết Phụ lục V).
Bảng 4.5: Thống kê mô tả đặc điểm mẫu khảo sát
(Nguồn: Nghiên cứu của tác giả)
Stt Câu hỏi Kết quả trả lời Không
trả lời
Có Không
01 Nguồn nhân sự cán bộ thuế tại CCT.TB hiện nay có
đáp ứng đủ cho nhu cầu công việc
17/86 (19,8%) 57/86 (66,3%) 12/86 (14%) 74/86 (86%)
02 Tuyển dụng nhân sự có mang tính công khai minh bạch, dựa trên tiêu chí năng lực và trình độ
63/86 (73,3%) 15/86 (17,4%) 8/86 (9,3%) 78/86 (90,7%)
03 Quy trình quản lý thuế tại Chi cụcđã thực hiện theo
đúng 54/86 (62,8%) 32/86 (37,2%) 0/86 (0%) 86/86 (100%)
04 Tỷ lệ thuế thu được tại Chi cục trong những năm gần đây có xu hướng 60/86 (69,8%) 17/86 (19,8%) 9/86 (10,5%) 77/86 (89,5%)
05 Việc kiểm tra giám sát của đội kiểm tra thuế có
được thực hiện chặt chẽ hay không
22/86 (25,6%) 64/86 (74,4%) 0/86 (0%) 86/86 (100%)
06 Nhân viên đội kiểm tra thuế có làm việc độc lập với nhân viên các phòng ban khác
59/86 (68,6%) 14/86 (16,3%) 13/86 (15,1%)
73/86 (84,9%)
07
Chi cục có mở các buổi tập huấn để hướng dẫn DN
cách thực hiện đúng với quy đinh của luật, nghị định, thông tư mới ban hành
71/86 (82,6%) 15/86 (17,4%) 0/86 (0%) 86/86 (100%)
Khi được hỏi “Nguồn nhân sự cán bộ thuế tại CCT.TB hiện nay có đáp ứng đủ cho nhu cầu công việc hay không?” đại đa số các ý kiến cho rằng Chi cục
thuế chưa có đủ nguồn nhân lực cho nhu cầu công việc. Cụ thể trong 74 người tham
gia trả lời câu hỏi này, có đến 66,3% số lựa chọn đồng ý với quan điểm này, 19,8% cho rằng nguồn nhân sự của Chi cục đáp ứng được nhu cầu công việc và có 12
người không tham gia trả lời câu hỏi này (chiếm 14%).
Trong công tác tuyển dụng nhân sự, có 63,3% số người trả lời đồng ý với
nhận định công tác tuyển dụng diễn ra công khai minh bạch, dựa trên tiêu chí năng
lực và trình độ và 17,4% số lựa chọn không đồng ý trong tổng số 90,7% số người
tham gia trả lời câu hỏi này. 9,35% số người còn lại không tham gia trả lời vì lý do
chưa hiểu rõ được công tác tuyển dụng tại Chi cục thuế quận Tân Bình.
Về quy trình quản lý thuế, có 100% số người trả lời tham gia trả lời câu
hỏi này, trong đó có 54 người chiếm 62,8% đồng ý với nhận định Chi cục thuế đã thực hiện theo đúng quy trình quản lý thuế và Nhà nướcban hành. Và 32 người còn lại không đồng ý chiếm tỷ lệ 37,2%.
Về tổng số thuế thu được trong những năm trở lại đây, trong 86 người được phỏng vấn có tới 60 người đánh giá cho rằng tỷ lệ thuế thu qua hàng năm có
tăng chiếm tỷ lệ 69,8% và 17 người không đồng ý chiếm 19,8%. Có khoảng 10,5%
số đáp viên đã không trả lời trong câu hỏi này.
Khi được hỏi về việc Đội kiểm tra thuế có thực hiện kiểm tra giám sát
chặt chẽ hay không thì có tới 64 người trả lời là công tác kiểm tra giám sát này chưa
thật sự chặt chẽ chiếm tới 74,4%. Quả thật đây là một vấn đề đáng lo ngại, ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý thuế, gia tăng rủi ro và thất thu thuế. Có lẽ trong
thời gian sắp tới Chi cục thuế quận Tân Bình nên quan tâm nhiều hơn đến công tác
này. Chỉ có 22 người cho rằng công tác này được thực hiện tốt chiếm chỉ 25,6%.
Theo như nghiên cứu này, ta có thể hình dung được các phòng ban của
Chi cục thuế quận Tân Bình đang hoạt động khá độc lập nhau. Có tới 68,6% số ý
kiến đồng ý với nhận định này, chỉ có 16,3% số ý kiến có nhận định trái chiều và cũng có tới 15,1% số người không tham gia trả lời câu hỏi này.
Chi cục thuế quận Tân Bình đang có công tác tuyên truyền các thông tin
khá tốt. Các văn bản và các thông tư mới được ban hành đều được Chi cục thuế Tân
Bình tổ chức phổ biến rộng rãi trong toàn Chi cục, nhằm giúp cho các CB-CNV nắm bắt các thông tư, quy định một cách kịp thời. Có tới 82,6% số lựa chọn đồng ý
với nhận định này. Chỉ một phần nhỏ các ý kiến tỏ ra chưa đồng ý chiếm 17,4%.
Từ kết quả phân tích trên chúng ta có thể hình dung được thực trạng hiện tại
của Chi cục thuế quận Tân Bình. Qua đó giúp tác giả có được cái nhìn tổng quan về
hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ, chính những điều này đã đặt nền
móng cho tác giả có hướng đi đến phân tích sâu hơn những giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Chi cục thuế quận Tân Bình trong phần sau.
Kết quả nghiên cứu từ dữ liệu thứ cấp và sơ cấp trên, tác giảđánh giá thực
trạng hệ thống KSNB qua 05 yếu tố cấu thành như sau:
4.3.1. Môi trường kiểm soát
Theo dữ liệu thứ cấp:
Cơ quan thuế Tân Bình đã Tổ chức phòng Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả (TN- QLHS) theo quy trình một cửa để phân công phân nhiệm rạch ròi cho từng cán bộ
viên chức của các phòng (các đội) trong việc thực hiện chức trách của mình. Cán bộ, viên chức thuế bố trí làm việc ở phòng TN-QLHS là những người có thâm niên công tác trong ngành, có kỹ năng xử lý tốt các hồ sơ, có tư cách đạo đức tốt, được đào tạo cơ bản và mọi thành viên đều tuân thủ các quy định của pháp luật, văn bản hướng dẫn của ngành và đạo đức về cách ứng xử của cán bộ, viên chức Nhà nước.
Đây là những nhân tố tác động quan trọng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong đơn vị. Để kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của mỗi cán bộ được
phân công, thể hiện tính kỷ luật. tinh thần trách nhiệm của công việc; đó là mỗi cán
bộ phải đảm bảo thực hiện theo tiến độ thu của Chi cục Thuế đề ra: đối với số thu
của quý I phải đạt với mức thấp nhất bằng 20% số kế hoạch giao; 6 tháng đầu năm phải đạt kế hoạch từ 45% trở lên; đến hết quý III đạt trên 70% và đến cuối năm đạt
kế hoạch giao. Từ đó lãnh đạo đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ công tác, và đưa ra
các giải pháp nhằm nâng cao vai trò trách nhiệm của cán bộ CCVC của đơn vị.
Theo kết quả bảng câu hỏi khảo sát: (chi tiết Phụ lục VI)
(Nguồn: Nghiên cứu của tác giả)
Hình 4.4: Kết quả thống kê nhân tố Môi trường kiểm soát.
Theo như kết quả thống kê được ở trên, ta có thể thấy được rằng: Phần lớn các
sự lựa chọn của CB-CNV về bộ phận kiểm soát môi trường thiên về 4 yếu tố sau:
Đầu tiên là yếu tố“Có sự phân định quyền hạn và trách nhiệm cho từng bộ phận” với 47/86 người đồng ý cho rằng đây là yếu tố quan trọng cho việc xây
dựng và hoàn thiện bộ phận Môi trường kiểm soát chiếm khoảng 54,7%, trong đó
có 14% số người lựa chọn đánh giá đây là yếu tố rất quan trọng.
Tiếp theo là yếu tố “Xây dựng chuẩn mực đạo đức, quy trình làm việc ứng xử cho các nhân viên” với số người đồng ý chiếm tỷ lệ cao nhất với 61,6%
tương đương với 53/86 người đồng ý. Đặc biệt trong đó có tới 40,6% số người đánh
giá rằng yếu tố này rất quan trọng.
Tiếp theo nữa là yếu tố “Cơ cấu tổ chức tạo thuận lợi cho việc truyền đạt thông tin từ trên xuống, từ dưới lên trong các hoạt động” cũng chiếm một tỷ lệ khá
lớn số lựa chọn, cụ thể là có 37/86 người đồng ý chiếm 43% , trong đó có 10 người đánh giá rất cao tiêu chí này.
Cuối cùng là về “Năng lực của nhân viên” yếu tố này cũng dành được
nhiều sự đồng ý từ những đáp viên, có 39/86 người lựa chọn tiêu chí này chiếm tỷ
lệ 45,4%, trong đó có 11 người đánh giá rất cao yếu tố này.
Trên đây là các con số thống kê chi tiết từ kết quả nghiên cứu tác giả. Sau đây
ta sẽ đi vào làm rõ từng yếu tố, phân tích và đánh giá thông qua tình hình thực tế tại
Chi cục thuế quận Tân Bình.
Có sự phân định quyền hạn và trách nhiệm cho từng bộ phận.
Về việc phân định quyền hạn và trách nhiệm cho từng bộ phận, đây là yếu tố được đề cập khá nhiều trong các chuẩn quản trị rủi ro khác như ISO 31000, Basel
II… Phần lớn các báo cáo khi hướng dẫn các tổ chức xây dựng một hệ thống kiểm
soát rủi ro đều thông qua yếu tố này và đó có lẽ cũng là lý do tại sao đa số các lựa
chọn đồng ý với nhận định này. Thật vậy, một tổ chức sẽ hoạt động rất hiệu quả nếu
các phòng ban, các bộ phận hay các nhân viên chỉ nhận những nhiệm vụ chuyên biệt và họ chỉ chịu trách nhiệm cho những gì họ làm. Điều này sẽ giúp cho các nhân
viên làm việc một cách hiệu quả tiết kiệm được nhiều thời gian thay vì phải làm công việc quá dàn trải, mà một khi nhân viên chỉ đảm nhận một công việc ngày này qua ngày khác thì rất khó xuất hiện các sai lầm, tuy nhiên ngược lại nếu đảm nhận
quá nhiều các công việc khác nhau thì rất dễ xuất hiện những sai sót vì không phải
nhân viên nào cũng có thể làm việc ở nhiều vị trí và nó sẽ mang lại những rủi ro khó
có thể lường trước. Bên cạnh đó, Ban lãnh đạo của các tổ chức cũng sẽ rất dễ trong
quá trình nhận dạng, tìm kiếm nguyên nhân rủi ro và có hướng xử lý kịp thời. Trách
nhiệm cũng được gói gọn và dễ dàng trong công tác xử lý các sai phạm. Như vậy,
bộ phận sẽ tạo nên một môi trường làm việc chuyên nghiệp, giảm thiểu được tối đa
các rủi ro tác nghiệp, nhận diện và kiểm soát rủi ro hiệu quả hơn và mang lại hiệu
quả hoạt động cao hơn cho tổ chức.
Xây dựng chuẩn mực đạo đức, quy trình làm việc ứng xử cho các nhân viên.
Đối với một tổ chức cơ quan Nhà nước thì đây là một yếu tố cực kì quan trọng, có thể nói đây là bộ mặt của Nhà nước tại địa phương. Vậy nên mọi hoạt động đều phải thực hiện theo đúng chuẩn mực và các quy tắc ứng xử của Nhà nước
khi làm việc trong nội bộ Chi cục hay lúc tiếp dân. Tuy nhiên, ta cũng phải ý thức được rằng xây dựng một môi trường làm việc chuẩn mực không hẳn chỉ để thể hiện cho người khác thấy mà là yếu tố này có mức độ tương quan khá chặt chẽ với việc
xây dựng một môi trường kiểm soát hiệu quả. Thực hiện tốt công tác này sẽ tạo ra
trong tổ chức một môi trường làm việc thân thiện, các nhân viên, các bộ phận sẽ
hoạt động và tương tác với nhau trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau. Bên cạnh đó, nó
còn giúp cho mối quan hệ giữa các nhân viên với lãnh đạo, giữa cấp trên với cấp dưới có sự tương quan mật thiết chặt chẽ. Riêng đối với các nhà quản trị thì bên cạnh việc thực hiện tốt các quy tắc ứng xử, họ còn phải có một sự công minh trong
công việc, mọi chuyện nên được giải quyết trên tinh thần công bằng không thiên vị.
Phải luôn kiểm soát được toàn bộ quá trình làm việc và hoạt động của tổ chức để
một khi xảy ra sự cố sai sót thì có thể giải quyết một cách hợp lý. Không gây bất
bình trong nội bộ các nhân viên. Như vậy, việc xây dựng chuẩn mực đạo đức và quy trình làm việc hợp lý sẽ giúp cho toàn bộ các phòng ban và Chi cục hoạt động hiệu
quả hơn, tạo nên một môi trường làm việc thân thiện. Đó là cơ sở để Chi cục thuế
quận Tân Bình có thể xây dựng được một môi trường làm việc hiệu quả và dễ dàng kiểm soát.
Cơ cấu tổ chức tạo thuận lợi cho việc truyền đạt thông tin từ trên xuống, từ dưới lên trong các hoạt động.
Đây cũng là một yếu tố rất quan trọng trong việc xây dựng một môi trường
có đủ thời gian để quản lý hết được quá trình làm việc của nhân viên cũng như các
bộ phận. Vậy nên họ chỉ có thể quản lý thông qua hệ thống thông tin trong tổ chức để đảm bảo việc quản trị hiệu quả, các tổ chức cần phải xây dựng một cơ cấu bố trí
các phòng ban với những nhiệm vụ cụ thể nhằm đẩy mạnh công tác truyền tải hệ
thống thông tin giữa các phòng ban, giữa cấp trên và cấp dưới một cách kịp thời và chính xác. Có như vậy thì công tác quản trị mới được đảm bảo và tạo ra một môi trường kiểm soát tốt. Bên cạnh đó, cũng phải xây dựng hệ thống thông tin giữa các
bộ phận sao cho hoạt động hiệu quả nhất.
Ngoài việc truyền tải thông tin quan trọng, ta cũng phải nói chất lượng thông tin như thế nào để cho việc truyền tải có hiệu quả. Xây dựng được một hệ thống
truyền tải tốt nhưng chất lượng thông tin yếu kém thì có thể sẽ làm tăng thêm nguy cơ rủi ro. Như vậy, để việc truyền đạt thông tin đạt hiệu quả thì bên cạnh việc xây dựng một cơ cấu truyền tải tốt thì cũng phải đẩy mạnh công tác chọn lọc thông tin
sao cho những thông tin cung cấp cho Ban lãnh đạo là các thông tin cần thiết, các văn bản nên quy định rõ ràng. Có như vậy thì cơ chế kiểm soát mới đạt hiệu quả cao
nhất.
Năng lực của nhân viên.
Nhân viên càng có năng lực thì môi trường kiểm soát càng hoạt động có hiệu
quả. Vì cơ cấu tạo nên môi trường kiểm soát chủ yếu vẫn là yếu tố con người, vậy nên đây là yếu tố mà các tổ chức luôn đặc biệt quan tâm. Hiện nay, tuy đã được hỗ
trợ nhiều từ các phương tiện kỹ thuật nhưng yếu tố con người vẫn là yếu tố quan
trọng và không thể thay thế. Qua đó ta có thế thấy được rằng, công tác đào tạo con người vẫn là yếu tố chủ chốt để có thể ngày càng hoàn thiện môi trường kiểm soát
trong tổ chức.
Tóm lại, qua phân tích ở trên ta có thể thấy được rằng, muốn hoàn thiện môi trường kiểm soát thì Chi cục thuế quận Tân Bình nên tập trung vào việc phân chia
quyền hạn và trách nhiệm cho từng cá nhân và bộ phận, đi kèm là công tác giáo dục tư tưởng và xây dựng một chuẩn mực đạo đức trong quá trình làm việc của mỗi
yếu cũng cần phải có một hệ thống thông tin trong tổ chức đủ mạnh để có thể truyền
tải thông tin kịp thời và chính xác nhất, đó cũng là điều kiện để kiểm soát tình hình một cách tốt hơn. Và yếu tố nữa không thể thiếu trong công tác hoàn thiện môi trường kiểm soát đó chính là con người, toàn bộ hệ thống kiểm soát nội bộ có được
kiểm soát chặt chẽ hay không tất cả đều phụ thuộc vào năng lực làm việc của toàn bộ nhân viên. Vậy nên, cùng với việc đẩy mạnh phát triển hệ thống thông tin thì Chi cục thuế quận Tân Bình cũng nên chú trọng đến việc đào tạo năng lực làm việc cho