Để đạt được các mục tiêu trong quá trình nghiên cứu tác giả lần lượt đưa ra
các câu hỏi nghiên cứu và giải quyết như sau:
1) Cơ sở lý luận nào cần thiết cho việc hoàn thiện hệ thống KSNB trong
công tác chống thất thu thuế tại CCT.TB TPHCM ?
2) Thực trạng hiện nay về hệ thống KSNB trong công tác chống thất thu
thuế tại CCT.TB TPHCM. Các yếu tố nào dẫn đến việc thất thu thuế tại CCT.TB ? 3) Giải pháp nào nhằm nâng cao hiệu quả công tác chống thất thu thuế tại CCT.TB liên quan đến hệ thống KSNB ?
3.2.2. Phương pháp nghiên cứu
Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu số 1, tác giả đã hệ thống hóa nghiên cứu lý
luận hệ thống KSNB theo COSO 1992 và COSO 2004, tuy nhiên tác giả chọn xây
dựng hệ thống KSNB trong công tác chống thất thu thuế theo COSO 1992 là cơ
bản. Lý do chọn theo COSO 1992 vì mục tiêu của đề tài nhấn mạnh đến kiểm soát
bên trong tại Chi cục thuế quận Tân Bình, giới hạn các rủi ro bên ngoài Chi cục
thuế. Khi Chi cục thuế quận Tân Bình tổ chức tốt hệ thống KSNB bên trong thì
trong tương lai gần nên cập nhật hoàn thiện hệ thống KSNB theo hướng kiểm soát
rủi ro của lý luận COSO 2004. Mặc khác vì Chi cục thuế quận Tân Bình là đơn vị
hành chính công nên có những đăc điểm riêng biệt so với các tổ chức sản xuất kinh
doanh, vì vậy tác giả hệ thống hóa tổ chức hệ thống KSNB bổ sung theo đặc điểm
của INTOSAI và đặc thù riêng trong hoạt động KSNB theo hướng chống thất thu
thuế.
Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu số 2, tác giả chọn theo phương pháp định
tính và cả định lượng. Vớiphương pháp định tính, tác giả tìm hiểu và đánh giá các
dữ liệu thứ cấp và sơ cấp phi tài chính về thực trạng công tác tổ chức hệ thống
KSNB hiện nay, các văn bản quy định về hệ thống KSNB của Cục thuế nói chung
và tại Chi cục thuế quận Tân Bình nói riêng, công tác tổng kết đánh giá công tác thu
quản lý, nhân viên thu thuế tại Chi cục. Các dữ liệu thứ cấp tài chính được tác giả phân tích hàng năm, tính tỷ lệ so sánh để đánh giá các nhân tố tác động trong hệ
thống KSNB đến công tác chống thất thu thuế. Các số liệu sơ cấp thu về từ bảng
khảo sát câu hỏi, tác giả sử dụng phương pháp định lượng thống kê mô tả để so
sánh tỷ lệ các câu trả lời, từ đó đánh giá thực trạng hệ thống KSNB và nguyên nhân thất thu thuế tại Chi cục thuế quận Tân Bình.
Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu thứ 3, tác giả dùng phương pháp so sánh và suy diễn, tổng hợp giữa lý luận và thực trạng nhằm xây dựng quan điểm hoàn thiện
hệ thống KSNB tại Chi cục thuế quận Tân Bình. Qua đó tác giả đưa ra nhóm giải
pháp hoàn thiện hệ thống KSNB theo cơ sở lý luận COSO và INTOSAI 1992 theo 05 yếu tố cấu thành để giải quyết nguyên nhân tồn tại trong hệ thống KSNB tại Chi cục, tăng hiệu quả chống thất thu thuế tại Chi cục. Mặc khác, tác giả cũng đề ra một
số kiến nghị ở các cấp cao hơn Chi cục nhằm hoàn thiện tổ chức hệ thống KSNB tại
Chi cục một cách hiệu quả.
Dữ liệu sau khi thu thập được tiến hành tổ chức nhập liệu và xử lý trên phần
mềm SPSS 1.6 và Microsoft Excel 2010.