Thực trạng về thu thuế tại Chi cục thuế quận Tân Bình

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong công tác chống thất thu thuế tại chi cục thuế Tân Bình (Trang 48)

Dưới đây là những số liệu thực tế tại CCT.TB trong những năm qua được tác

giả thu thập và thống kê từ các Báo cáo tổng kết thực thi nhiệm vụ công tác thuế hàng năm của Chi cục.[3]

Thực trạng về tình hình doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn

Bảng 4.1: Bảng số lượng các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn quận Tân Bình do Chi cục quản lý qua các năm 2008-2012.

(Đơn vị tính: Doanh nghiệp)

Năm 2008 2009 2010 2011 2012 Tổ chức, doanh nghiệp 7.921 10.343 11.046 12.403 13.500

Tốc độ tăng so với năm trước(%) 108,51 130,58 106,8 112,23 108,85 Nguồn : Đội nghiệp vụ dự toán

Bảng 4.2.: Bảng số lượng các hộ kinh doanh hoạt động trên địa bàn quận Tân Bình do Chi cục quản lý qua các năm 2008-2012

(Đơn vị tính: Hộ)

Năm 2008 2009 2010 2011 2012 Hộ kinh doanh 17.627 21.282 17.254 16.330 16.861

Tốc độ tăng so với năm trước(%) 112,43 120,74 81,07 94,65 103,25 Nguồn : Đội nghiệp vụ dự toán

Nhìn sơ bộ vào số liệu 2 bảng trên ta thấy được số lượng hộ cá thể cao hơn số lượng doanh nghiệp nhiều lần (từ 2,22 lần năm 2008 và còn 1,25 lần năm 2012). Nhưng nhìn chung số lượng hộ cá thể biến động không ổn định và có xu hướng

giảm qua các năm, còn đối với doanh nghiệp vẫn giữ được mức tăng tương đối ổn định. Tuy nhiên số lương hộ cá thể trên địa bàn là rất cao 16.861 vào cuối năm 2012

trong khi số lượng doanh nghiệp chỉ 13.500. Đó cũng là một vấn đề gặp nhiều khó khăn trong công tác kiểm soát các hộ cá thể do tính nhỏ lẻ, kiến thức về thuế còn hạn chế, ý thức về nghĩa vụ nộp thuế chưa cao và số lượng cán bộ thuế không đủ.

Do số lượng đối tượng nộp thuế trên địa bàn lớn trong khi số lượng cán bộ công

chức thuế chỉ có 273 người tính đến 31/12/2012, có nghĩa là mỗi cán bộ thuế sẽ

quản lý khoảng 112 doanh nghiệp và hộ kinh doanh so với mức định biên và yêu cầu của quản lý công tác thuế là 1 cán bộ giám sát/280 doanh nghiệp. Theo như trên

thì số lượng cán bộ công chức thuế Tân Bình vẫn đáp ứng được yêu cầu trong mức định biên nhưng trong thực tế thì mỗi cán bộ thuế còn phải đảm nhận cùng lúc nhiều công việc trong quy trình quản lý thuế như: giám sát việc kê khai nộp hồ sơ

khai thuế, kiểm tra thuế, kiểm tra hoàn thuế, đôn đốc xử lý thuế nợ đọng… điều đó

dễ dẫn đến các sai sót và hiệu quả các mặt công tác không cao.

Bảng 4.3: Bảng kết quả thu ngân sách của CCT.TB giai đoạn 2008-2012

(Đơn vị tính: Triệu đồng) Năm Tổng dự toán thu NSNN Tổng thu NSNN trên địa bàn quận Trong đó: Dự toán thu từ DN Thu thực tế từ DN Thu thực tế từ DN so với tổng thu% Thu thực tế từ DN so với dự toán % 2008 920.500 1.096.602 730.000 749.795 68,37 102,71 2009 1.021.500 1.192.467 781.500 804.477 67,46 102,94 2010 1.376.500 1.561.864 1.020.000 1.048.956 67,16 102,84 2011 1.750.000 1.885.628 1.266.000 1.214.371 64,40 95,92 2012 2.260.500 2.056.755 1.612.000 1.283.159 62,39 79,96 Tổng 7.329.000 7.793.316 5.409.500 5.100.758 65,45 94,29

(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ báo cáo tổng kết công tác thuế từ năm 2008-2012 của

Chi cục thuế Tân Bình)

Bảng số liệu trên cho thấy trong giai đoạn 05 năm từ 2008-2012, Chi cục thuế

Tân Bình đã thực hiện được tổng thu NSNN với kết quả là 7.793.316 triệu đồng vượt mức 6,33% so với tổng dự toán thu ban đầu. Trong đó thu từ doanh nghiệp

chiếm 65,45% điều này thể hiện số thu từ doanh nghiệp chiếm phần lớn trong tổng

thu của nguồn NSNN và có xu hướng giảm trong 02 năm trở lại đây nhưng với tỷ lệ không đáng kể. Ta thấy cùng với tốc độ tăng của doanh nghiệp thì các khoản phải

nộp ngân sách thu từ doanh nghiệp cũng tăng lên tương ứng và thực tế thu thuế ở các năm 2008, 2009, 2010 luôn vượt mức so với dự toán (102,71%, 102,94%, 102,84%). Riêng năm 2011 tỷ lệ thu đó giảm đáng kể và năm 2012 giảm mạnh, thấp hơn dự toán đến 20,04%, điều đó cho thấy tình hình kinh doanh năm 2012 đối với

các doanh nghiệp là hết sức khó khăn do nhiều yếu tố khác nhau: chưa tiếp cận được nguồn vốn Nhà nước huy động cho vay với lãi suất ưu đãi, chính sách can thiệp hỗ trợ cho doanh nghiệp chưa được sử dụng một cách tối ưu, chi phí đầu vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tăng cao, mức độ tiêu thụ sản phẩm chậm…

Kết quả kiểm tra tại Chi cục thuế quận Tân Bình giai đoạn 2009- 2012.

Bảng 4.4: Kết quả kiểm tra về việc thực hiện nghĩa vụ thuế giai đoạn năm 2009- 2012 tại CCT.TB

(Đơn vị tính: Triệu đồng)

Năm

Kiểm tra tại trụ sở cơ

quan thuế Kiểm tra tại trụ sở DN Tổng cộng

Số lượng DN Số thuế truy thu và phạt Số lượng DN Số thuế truy thu và phạt Số lượng DN Số thuế truy thu và phạt 2009 1.739 51.402 147 15.304 1.886 66.346 2010 2.119 30.898 447 50.861 2.566 81.759 2011 1.954 6.886 732 65.146 2.686 72.033 2012 864 4.633 984 85.677 1.848 90.310 Tổng 6.676 93.819 2.310 216.988 8.986 310.807

(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ báo cáo tổng kết công tác thuế từ năm 2009-2012 của Chi cục

thuế Tân Bình.)

Với mục tiêu “Tiếp tục cải cách, hiện đại hóa, nâng cao hơn nữa trong chất

lượng quản lý” [3], Chi cục thuế Tân Bình đã thực hiện chuyển đổi trong hình thức

kiểm tra: từ việc chủ yếu kiểm tra bằng các báo cáo của các DN tại Chi cục thuế

sang việc xuống kiểm tra thực tế tại các doanh nghiệp (số lượng DN kiểm tra tại trụ

sở thuế/kiểm tra trực tiếp tại DN năm 2009 là gần 12/1 đến năm 2012 thì tỷ lệ

tình hình thực hiện tại các doanh nghiệp, các cán bộ thuế đã phát hiện và xử lý tiền

thuế truy thu được tăng lên theo từng năm từ năm 2009 đến năm 2012. Tuy số lượng doanh nghiệp kiểm tra còn ít do lượng cán bộ công chức thuế còn hạn chế nhưng số tiền thuế truy thu được từ việc trốn thuế của DN mỗi năm đều tăng lên,

điều đó cho thấy công tác kiểm tra thuế ngày càng được chú trọng, tăng cường và

đạt hiệu quả cao hơn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong công tác chống thất thu thuế tại chi cục thuế Tân Bình (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)