Thu thập dữ liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong công tác chống thất thu thuế tại chi cục thuế Tân Bình (Trang 39)

Một hệ thống phương pháp nghiên cứu phù hợp, nhưng dữ liệu nghiên cứu

không thu thập đầy đủ và khách quan dẫn đến kết quả nghiên cứu sai lệch. Để bảo đảm dữ liệu nghiên cứu có độ tin cậy cao, tác giả tổ chức ghi nhận dữ liệu gồm dữ

liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp. Cụ thể:

Dữ liệu thứ cấp:

- Quan sát sơ đồ tổ chức hệ thống KSNB tại Chi cục thuế quận Tân

Bình.

- Hệ thống các văn bản về KSNB của Tổng cục thuế Việt Nam, Cục

thuế TPHCM và tại Chi cục thuế quận Tân Bình.

- Số liệu thuế thu được và khoản thất thu thuế tại Chi cục thuế Tân

Bình trong vòng 05 năm, từ năm 2008 đến năm 2012 trong các Báo cáo tổng kết

- Các bảng đánh giá sơ kết và tổng kết về thu thuế và chống thất thu

thuế, nguyên nhân tồn tại và cách giải quyết tại Chi cụchàng năm.

Dữ liệu sơ cấp:

Để thu thập các dữ liệu sơ cấp, tác giả đã tiến hành gửi bảng câu hỏi khảo sát này đến trực tiếp Ban lãnh đạo và các phòng ban thuộc Chi cục thuế quận Tân Bình.

Sau đó tiến hành phỏng vấn trực tiếp nhằm tiếp thu và đánh giá chất lượng các câu

hỏi một cách khách quan nhất.

Đối tượng chọn khảo sát

Hiện nay Chi cục thuế quận Tân Bình có 330 người làm việc chính thức, trong đó có 04 lãnh đạo cấp cao Chi cục; 20 lãnh đạo cấp trung là đội trưởng, đội phó; còn lại là nhân viên kiểm tra thuế, nhân viên thu thuế, nhân viên văn phòng và tạp

vụ khác.

Với số lượng 110 bảng câu hỏi được phát đi (bằng 30% chọn mẫu), sau khi tiến hành khảo sát thu về đủ 110 bảng câu hỏi, tuy nhiên có 24 bảng câu hỏi không đáp ứng được yêu cầu do đáp viên không chắc chắn về các câu trả lời nên bỏ trống

nhiều câu hỏi, tác giả loại bỏ 24 bảng câu hỏi này. Như vậy, số bảng câu hỏi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện và phục vụ tốt cho quá trình nghiên cứu còn lại là 86 bảng (danh sách chi tiết được trình bày ở Phụ lục 7). Thành phần nghiên cứu cụ thể

tác giả trình bày chi tiết trong bảng sau:

Bảng 3.1 : Thành phần đối tượng nghiên cứu

Đối tượng Số người tham gia khảo sát Tỷ lệ phần trăm

Lãnh đạo 4 4,65%

Đội trưởng, đội phó 20 23,26%

Nhân viên kiểm tra 62 72.09%

Cách thiết kế câu hỏi khảo sát

Trên cơ sở kiến thức và hiểu biết chung về hệ thống kiểm soát nội bộ và tình hình hoạt động thực tế tại Chi cục thuế quận Tân Bình. Tác giả đã thiết lập một

cao của Chi cục thuế quận Tân Bình. Với mục đích là thăm dò ý kiến về thực trạng

công tác kiểm soát nội bộ tại Chi cục dưới góc nhìn của Lãnh đạo và nhân viên quản lý, nhân viên thực thu thuế. Việc này giúp tác giả có cái nhìn bao quát hơn về

thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại CCT.TB và sau đó có cơ sở để xây dựng

nên bảng câu hỏi chính thức phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu của luận văn này (chi

tiết Phụ lục I).

Bảng câu hỏi chính thức, tác giả đánh giá chung về thực trạng hiện tại của hệ

thống kiểm soát nội bộ tại Chi cục thuế quận Tân Bình thông qua các câu hỏi từ 1 đến 7. Các câu hỏi từ 8 đến 12 được thiết kế theo nhóm với thang đo likert 5 mức độ. Nhằm đánh giá chi tiết mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến 5 nhân tố cốt lõi của hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm: Môi trường kiểm soát, Đánh giá rủi ro,

Hoạt động kiểm soát, Thông tin truyền thông và Giám sát.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong chương này tác giả nêu rõ công cụ thực hiện mục tiêu của luận văn từ

việc :

 Thiết lập khung nghiên cứu luận văn hợp lý.

 Xác định phương pháp nghiên cứu phù hợp cho hệ thống lý luận là chọn

COSO 1992 kết hợp với INTOSAI và đặc điểm riêng của ngành thuế.

 Với nghiên cứu thực trạng, tác giả sử dụng các phương pháp định tính và

định lượng để xử lý số liệu thứ cấp và sơ cấp thu thập được trong quá trình nghiên cứu, từ đó đưa ra kết luận thực trạng.

 Nhóm giải pháp hoàn thiện được tác giả tổng hợp, so sánh và suy diễn

dựa trên hệ thống lý luận cơ bản và thực trạng hệ thống KSNB trong công tác chống

thất thu thuế tại Chi cục thuế quận Tân Bình.

Quy trình thực hiện nghiên cứu đề tài là phù hợp với thực tế khách quan tại

CHƯƠNG 4

THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ HỆ THỐNG

KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CHI CỤC THUẾ TÂN BÌNH

4.1. Giới thiệu tổng quát về Chi cục thuế Tân Bình 4.1.1. Cơ cấu tổ chức, chức năng của Chi cục thuế

Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chi cục thuế được thực

hiện theo quyết định số 503/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 của Tổng cục trưởng Tổng

cục thuế. Theo đó CCT.TB là tổ chức trực thuộc Cục thuế TPHCM có chức năng tổ

chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí, các khoản thu khác của Ngân sách

Nhà nướctrên địa bàn quận Tân Bình. Đơn vị thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật quản lý thuế, các Luật thuế và quy định pháp luật có liên quan.

Theo Quyết định số 503/QĐ-TCT ban hành ngày 29/3/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục thuế thì cơ cấu tổ chức của Chi cục thuế được thiết lập dựa trên quy mô về tiền thuế thu và số lượng doanh nghiệp trên địa bàn cụ thể theo (Phụ lục

số II)

4.1.2. Cơ cấu tổ chức của CCT.TB

Căn cứ vào quyết định số 503/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 của Tổng cục trưởng

Tổng cục thuế về cơ cấu tổ chức CCT.TB được tổ chức như sau: gồm 22 đội trực

thuộc gồm: 07 đội kiểm tra, 01 đội quản lý thuế TNCN, 05 đội thuế liên Phường- Chợ, 01 đội trước bạ và thu khác và 08 đội gián tiếp. [15]

Tổng số cán bộ, công chức là tính đến hết ngày 31/12/2012 là 273 người,

trong đó trình độ Thạc sĩ là 6 người, đại học 219 người, cao đẳng 11 người, trung

cấp 37 người. Tại Chi cục thuế có 1 Đảng bộ gồm 80 đảng viên, có tổ chức công đoàn, có Chi đoàn thanh niên.

Hình 4.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức tại Chi cục thuế quận Tân Bình.[15]

4.1.3. Chức năng nhiệm vụ của các đội thuế tại CCT.TB

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của từng Đội. Lãnh đạo Chi cục thuế

có sự phân công nhiệm vụ cụ thể.

Đội Tuyên truyền và Hỗ trợ người nộp thuế:

Tuyên truyền chính sách, pháp luật thuế cho người nộp thuế…..

Đội Kê khai - Kế toán thuế và Tin học:

địa bàn; quản lý việc thay đổi tình trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện

các thủ tục chuyển đổi và đóng mã số thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi

quản lý của Chi cục Thuế; Nhập dữ liệu và xử lý hồ sơ khai thuế, hồ sơ hoàn thuế,

các tài liệu, chứng từ có liên quan đến nghĩa vụ thuế của người nộp thuế theo quy định….

Đội Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế:

Thu thập thông tin về người nộp thuế còn nợ tiền thuế; đề xuất biện pháp đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ tiền thuế, tiền phạt; cung cấp thông tin về tình hình nợ

thuế theo yêu cầu của các cơ quan pháp luật và theo chỉ đạo của Lãnh đạo Chi cục

Thuế …..

Đội Kiểm tra thuế:

Khai thác dữ liệu hồ sơ khai thuế hàng tháng của người nộp thuế, thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, so sánh với các dữ liệu thông tin của cơ quan thuế;

kiểm tra tính trung thực, chính xác của hồ sơ khai thuế; phát hiện những nghi vấn,

bất thường trong kê khai thuế, yêu cầu người nộp thuế giải trình hoặc điều chỉnh kịp

thời; Xác định các trường hợp có dấu hiệu trốn lậu thuế, gian lận thuế để chuyển hồ sơ cho bộ phận thanh tra củacơ quan thuế cấp trên giải quyết…..

Đội Quản lý thuế thu nhập cá nhân:

Phối hợp với các ban ngành địa phương tổ chức thu thập thông tin liên quan

đến việc xác định nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân của người nộp thuế; lập danh sách đối tượng nộp…..

Đội Nghiệp vụ - Dự toán:

Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh và các biến động ảnh hưởng đến kết

quả thu NSNN;đánh giá, dự báo khả năng thu NSNN, tiến độ thực hiện dự toán thu

thuế của Chi cục Thuế; phối hợp với các cấp, các ngành có liên quan triển khai các

biện pháp quản lý thu thuế trên địa bàn, tham mưu cho Lãnh đạo Chi cục Thuế giao

dự toán thu NSNN cho các Đội; Tham mưu, đề xuất với cơ quan thuế cấp trên, Lãnh đạo Chi cục các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế…..

Tổ chức kiểm tra việc tuân thủ pháp luật về thuế và các văn bản pháp luật khác

có liên quan của các bộ phận và công chức thuế trong Chi cục Thuế; kiểm tra tính

liêm chính của cán bộ thuế trong việc thực hiện công tác quản lý thuế, quản lý chi

tiêu tài chính, quản lý ấn chỉ thuế trong nội bộ Chi cục Thuế; Tổ chức phúc tra kết

quả kiểm tra của Đội kiểm tra thuế theo chỉ đạo của Chi cụctrưởng Chi cục Thuế

hoặc khi có đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động kiểm tra thuế

thuộc thẩm quyền giải quyết của Chi cục trưởng Chi cục Thuế. Tổng hợp, báo cáo

kết quả công tác kiểm tra nội bộ, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến

nội bộ cơ quan thuế, công chức thuế trong phạm vi Chi cục Thuế quản lý; đề xuất

sửa đổi các quy định, quy trình nghiệp vụ, các biện pháp nâng cao chất lượng của đội ngũ công chức thuế; kiến nghị việc đánh giá, khen thưởng cơ quan thuế, công

chức thuế. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cụctrưởng Chi cục Thuế giao.

Đội Trước bạ và thu khác:

Tiếp nhận hồ sơ khai thuế của người nộp thuế; kiểm tra hồ sơ khai thuế; tính

thuế; phát hành thông báo thu các khoản thu về đất, lệ phí trước bạ và các khoản thu

khác….. (chi tiết tại Phụ lục số III).

4.2. Thực trạng về hệ thống kiểm soát nội bộ và thu thuế trong ngành thuế

Việt Nam và tại Chi cục thuế quận Tân Bình

4.2.1. Tổng quan về hệ thống kiểm soát nội bộ và thu thuế trong ngành thuế Việt Nam

Luật kiểm toán Nhà nước2005 quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức

quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản Nhà nướcđối với tính chính xác, trung thực của báo cáo tài chính, bao gồm cả việc căn cứ vào các quy định của pháp luật,

xây dựng và duy trì hoạt động hệ thống kiểm soát nội bộ thích hợp và có hiệu quả (Điều 6, Luật Kiểm toán Nhà nước). [7]

Trên cơ sở đó, Tổng cục thuế Việt Nam cũng đã chủ động xây dựng và ban hành Quyết định số 118/QĐ-TCT ngày 26/01/2011 và Quy trình thanh tra kiểm tra

ngành thuế. Nội dung của quy trình tăng cường thanh tra, kiểm soát nội bộ có thể

tóm tắt như sau:

Lập kế hoạch thanh tra kiểm tra hàng năm (chi tiết tại Phụ lục số IV)

Bước 1: Đầu tiên là việc chuẩn bị lập kế hoạch cho công tác thanh tra kiểm tra

hàng năm.

Bước 2: Tiếp theo là việc lập kế hoạch và duyệt kế hoạch cho công tác thanh tra kiểm tra hàng năm.

Tiến hành thanh tra, kiểm tra (chi tiết tại Phụ lục số IV)

Bước 1: Công tác chuẩn bị.

Bước 2: Tiến hành thanh tra kiểm tra: giai đoạn này được thực hiện theo các bước sau.

Bước 3: Kết thúc thanh tra, kiểm tra.

Bước 4: Theo dõi thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra.

Đánh giá tóm tắt thực trạng thu thuế và thất thu thuế của ngành thuế nước ta hiện nay, thông qua các dữ liệu tổng kết năm.

Theo số liệu cung cấp bởi Bộ Tài Chính thì so với cùng kỳ năm 2012, tổng

thu ngân sách 6 tháng đầu năm 2013 đã tăng so với cùng kỳ năm 2012. Tốc độ tăng thu năm 2013 là thấp nếu so sánh 05 năm gần đây nhưng so với năm 2012 thu ngân

sách 06 tháng giảm so với cùng kỳ trước thì đây cũng là một kết quả khả quan trong

mục tiêu thu đề ra. Qua hình 1 bên dưới cho thấy, tốc độ tăng thu NSNN so với

cùng kỳ các năm tăng nhanh nhất là năm 2008.

Ước tính chỉ có ba phần tư, khoản thu sắc thuế thu đạt tiến độ dự toán, nhưng

là các khoản thu nhỏ. Các khoản thu, sắc thuế còn lại đều thấp hơn yêu cầu tiến độ

dự toán như: Thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), khu vực công thương ngoài quốc doanh đạt thu từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt... Số liệu

từ Bộ Tài chính cho thấy, chỉ có 21 trên 63 tỉnh, thành phố có số thu nội địa đạt tiến độ dự toán, chủ yếu là các địa phương có số thu nhỏ như Lào Cai, Thái Bình, Bến

Tre... Các tỉnh, thành khác có số thu đạt là Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quảng Ninh...

Hình 4.2: Ngân sách 06 tháng đầu năm so với dự toán năm và cùng kì năm trước.

Tình hình thu 06 tháng đầu năm 2013 đạt kết quả chưa cao so với dự toán do tình hình suy giảm kinh tế vẫn thực sự được cải thiện. Do tổng cầu thấp, lạm phát giảm

nên số thu ngân sách cũng giảm. Ngoài nguyên nhân về khó khăn kinh tế thì việc

lập dự toán ngân sách chỉ dựa chủ yếu vào kết quả thực hiện năm trước (2012) vốn đã bị thổi phồng do sự tăng thu mạnh của năm 2008 (một phần do lạm phát cao)

cũng là một lý do quan trọng.

Phân tích tình hình thu 06 tháng đầu năm 2013 có thể rút ra một vài nhận xét: thu NSNN đạt kết quả chưa cao so với dự toán do tình trạng suy giảm kinh tế vẫn chưa thực sự được cải thiện. Do tổng cầu thấp, lạm phát giảm nên số thu ngân sách

cũng giảm. Ngoài nguyên nhân về khó khăn kinh tế thì việc lập dự toán ngân sách

chỉ dựa chủ yếu vào kết quả thực hiện năm trước (2012) vốn đã bị thổi phồng do sự tăng thu mạnh của năm 2008 (một phần do lạm phát cao) cũng là một lý do quan

trọng.

4.2.2. Thực trạng về thu thuế tại Chi cục thuế quận Tân Bình

Dưới đây là những số liệu thực tế tại CCT.TB trong những năm qua được tác

giả thu thập và thống kê từ các Báo cáo tổng kết thực thi nhiệm vụ công tác thuế hàng năm của Chi cục.[3]

Thực trạng về tình hình doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn

Bảng 4.1: Bảng số lượng các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn quận Tân Bình do Chi cục quản lý qua các năm 2008-2012.

(Đơn vị tính: Doanh nghiệp)

Năm 2008 2009 2010 2011 2012 Tổ chức, doanh nghiệp 7.921 10.343 11.046 12.403 13.500

Tốc độ tăng so với năm trước(%) 108,51 130,58 106,8 112,23 108,85 Nguồn : Đội nghiệp vụ dự toán

Bảng 4.2.: Bảng số lượng các hộ kinh doanh hoạt động trên địa bàn quận Tân Bình do Chi cục quản lý qua các năm 2008-2012

(Đơn vị tính: Hộ)

Năm 2008 2009 2010 2011 2012 Hộ kinh doanh 17.627 21.282 17.254 16.330 16.861

Tốc độ tăng so với năm trước(%) 112,43 120,74 81,07 94,65 103,25 Nguồn : Đội nghiệp vụ dự toán

Nhìn sơ bộ vào số liệu 2 bảng trên ta thấy được số lượng hộ cá thể cao hơn số lượng doanh nghiệp nhiều lần (từ 2,22 lần năm 2008 và còn 1,25 lần năm 2012). Nhưng nhìn chung số lượng hộ cá thể biến động không ổn định và có xu hướng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong công tác chống thất thu thuế tại chi cục thuế Tân Bình (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)