Các nghiên cứu về KSNB sau đó được phát triển mạnh, chuyên sâu vào các loại tổ chức hoặc các loại hình hoạt động khác nhau. Trong khu vực công, KSNB
cũng rất được quan tâm. Hướng dẫn về KSNB của Tổ chức quốc tế các cơ quan
kiểm toán tối cao (INTOSAI) đã được ban hành năm 1992 và cập nhật năm 2001, đưa ra các quan điểm và hướng dẫn về KSNB trong các đơn vị thuộc khu vực công.
Tại Hoa Kỳ, Chuẩn mực về KSNB trong chính quyền liên bang được Cơ quan
KSNB trong khu vực công hiện nay đặt trên nền tảng của Báo cáo COSO 1992 với những điểm chính sau: [1]
Xác định KSNB là một bộ phận/quy trình không thể thiếu trong
tổ chức nhằm đạt được các mục tiêu về:
- Hiệu lực và hiệu quả của các hoạt động, bao gồm cả việc bảo vệ các
nguồn lực không bị thất thoát, hư hỏng hoặc sử dụng sai mục đích.
- Báo cáo tài chính đáng tin cậy
- Tuân thủ luật pháp và các quy định
Xác định các chuẩn mực về KSNB trong năm yếu tố:
- Môi trường kiểm soát, bao gồm việc tạo lập một cơ cấu và kỷ cương
trong toàn bộ hoạt động của đơn vị.
- Đánh giá rủi ro, liên quan đến việc nhận biết, phân tích và lựa chọn
những giải pháp đối phó với các sự kiện bất lợi cho đơn vị trong việc thực hiện các
mục tiêu.
- Các hoạt động kiểm soát bao gồm các phương thức cần thiết để kiểm soát như xét duyệt, phân quyền, kiểm tra, phân tích rà soát… trong từng hoạt động
cụ thể của đơn vị.
- Thông tin và truyền thông liên quan đến việc tạo lập một hệ thống thông
tin và truyền đạt thông tin hữu hiệu trong toàn tổ chức, phục vụ cho việc thực hiện
tất cả các mục tiêu kiểm soát nội bộ. Trong điều kiện tin học hóa, hệ thống thông tin
còn bao gồm cả việc nhận thức, phát triển và duy trì hệ thống phù hợp với đơn vị.
- Giám sát bao gồm các hoạt động kiểm tra và đánh giá thường xuyên và
định kỳ nhằm không ngừng cải thiện kiểm soát nội bộ, kể cả việc hình thành và duy trì công tác kiểm toán nội bộ.
So sánh với Báo cáo COSO 1992, các chuẩn mực KSNB trong khu vực công
tập trung hơn vào các chức năng và đặc điểm của đơn vị Nhà nướcvà các quy định
có tính quy chuẩn hơn là chỉ hướng dẫn.