6. Bố cục của đề t ài:
2.2.4 Thực trạng hoạt động duy trì nguồn nhân lực
2.2.4.1 Đánh giá thực hiện công việc Đánh giá thực hiện công việc của cá nhân
Là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, EVN SPC chịu ảnh hưởng của yếu tố chính trị - pháp luật, yếu tố kinh tế - xã hội, yếu tố cơ chế của một doanh nghiệp nhà nước như sử dụng hệ thống thang bảng lương, định mức lao động của nhà nước, được Tập đoàn Điện lực Việt Nam phân bổ chỉ tiêu sản xuất kinh doanh trong khi các yếu tố đầu vào sản xuất như giá điện, giá nhiên liệu, nguyên vật liệu,... do thị trường quyết định, giá bán điện đầu ra do Chính phủ quyết định.
Hiện Văn phòng EVN SPC đang triển khai hệ thống đánh giá kết quả thực hiện công việc theo phương pháp phân tích định lượng nhưng vẫn tính lương theo
38
bậc lương, ngạch lương của nhà nước quy định tại Nghị định 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ. Theo đó, Văn phòng EVN SPC ban hành Quyết định số 1767/QĐ-EVN SPC ngày 30/8/2012 về việc ban hành quy chế chi trả tiền lương Văn phòng EVN SPC. Quy chế chi trả tiền lương này đã được thông qua trong Đại hội công nhân viên chức năm 2012 tại Văn phòng EVN SPC. Công thức tính tiền lương cho người lao động như sau:
Tiền lương
= (Hcb + Hpccv + Hđctt) x TLminttc x Ncđ + TLpc
Số ngày công quy định trong tháng
+ (Hcb + Hpccv + Hđctt) x TLminttv x Ntt x Kđc x Hhq x Htđ x Hql) Số ngày công quy định trong tháng
Trong đó, quan trọng nhất là Hcb - hệ số lương của người lao động theo Nghị định 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004, hệ số lương này tùy thuộc vào thâm niên công tác và trình độ chuyên môn. Ngoài ra hệ số hiệu quả làm việc do EVN SPC tự quy định để đánh giá mức độ hoàn thành công việc của người lao động, cụ thể được chia làm 5 mức như sau:
Mức 1: Hoàn thành xuất sắc công việc được giao Hhq = 1,5;
Mức 2: Hoàn thành tốt công việcđược giao Hhq = 1,25;
Mức 3: Hoàn thành công việc Hhq = 1,0;
Mức 4: Hoàn thành công việc ở mức bình thườngnhưng để bị nhắc nhở Hhq = 0,80;
Mức 5: Không hoàn thành công việc hoặc bị khiển trách Hhp = 0,60;
Việc đánh giá theo mức hoàn thành công việc như trên cũng có tác động tích cực đến tinh thần làm việc của người lao động. Ví dụ: với mức hiệu quả công việc mở mức 1, một người lao động bình thường sẽ có thu nhập cao hơn đồng nghiệp của mình hoàn thành công việc ở mức 3 là 50%, một người hoàn thành công việc ở mức 2 sẽ có thu nhập hàng tháng cao hơn người hoàn thành công việc ở mức 3 là 40%. Tuy nhiên, trong Quy chế chi trả tiền lương của EVN SPC có những hạn chế sau:
Thứ nhất, tiêu chí xếp mức hoàn thành nhiệm vụ còn chung chung, chủ quan, cảm tính, chưa định lượng để tăng độ chính xác khi đánh giá kết quả hoàn thành thành công việc của người lao động.
Thứ hai, thẩm quyền quyết định xếp mức hoàn thành nhiệm vụ của nhân viên sẽ do trưởng phòng ban quyết định mà không qua bình bầu xét chọn công khai.
Thứ ba, tổng số người có Hhqở mức 1 không quá 15% số người lao động của phòng ban, tổng số người có Hhq ở mức 2 không quá 40% số người lao động của phòng ban. Với quy định này, số lượng người được đánh giá mức 1, mức 2 sẽ bị khống chế về số lượng. Tổng Giám đốc sẽ xếp mức hoàn thành công việc Trưởng phòng ban, Trưởng phòng sẽ sẽ xếp mức hoàn thành công việc cho các phó phòng ban và nhân viên còn lại. Do đó, nhân viên ít khi đạt mức 1 mà các phó ban có thể sẽ thay nhau giữ mức 1, các nhân viên thường chỉ đạt mức 2.
Để tìm hiểu thái độ của người lao động về đánh giá thực hiện công việc, tác giả đã khảo sát và nhận được kết quả ở bảng 2.13 sau:
Bảng 2.13: Kết quả khảo sát về đánh giá thực hiện công việc
stt Tiêu chí Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Kích thước mẫu (N)
1 Đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên là cần thiết 4,10 0,667 241 2 Đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên là công bằng 3,52 0,852 241 3 Đánh giá kết quả thực hiện công việc là công khai giữa nhân viên
và lãnh đạo 3,73 0,839 241
4 Đánh giá kết quả thực hiện công việc là công khai trước tập thể và
đơn vị 3,80 0,811 241
5 Kết quả đánh giá được thông báo công khai và giải thích rõ ràng 3,77 0,844 241 6 Phương pháp đánh giá của TCTy hiện nay là hợp lý 3,40 0,875 241 (Nguồn: Trích từ Phụ lục 24 - Thống kê kết quả khảo sát ý kiến nhân viên)
Nhận xét: Tiêu chí “Phương pháp đánh giá của Tổng công ty là hợp lý” được người lao động trả lời ở mức 3,4; “Đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên là công bằng” được người lao động trả lời ở mức 3,52. Điều này chứng tỏ phương pháp đánh giá thực hiện công việc hiện naychưa được người lao động đánh giá ở mức “đồng ý”.
40
Đối chiếu với Quy chế tiền lương được trình bày ở trên, cho thấy có sự bất hợp lý trong cách tính mức hoàn thành nhiệm vụ của người lao động, sự chênh lệch lớn giữa các mức hoàn thành nhiệm vụ và phương pháp chấm mức hoàn thành công việc hiện nay làm cho người lao động cảm thấy có sự không công bằng.
Đánh giá thi đua của các phòng ban
Việc đánh giá thi đua giữa các phòng ban trong Văn phòng EVN SPC được thực hiện mỗi năm 1 lần thông qua việc tự chấm điểm của mỗi phòng ban, điểm chấm của các phòng ban khác tại Văn phòng và điểm chấm của 26 đơn vị trực thuộc, tối đa của thang điểm chấm là 100 điểm.
Thang điểm chấm được chia làm 2 loại:
Các phòng ban tại Văn phòng Tổng công ty: tập trung vào 3 nội dung chính. Nội dung I – Những nhiệm vụ chính của từng ban với tối đa 65 điểm tập trung vào những nhiệm vụ chính của từng phòng ban. Nội dung II - Chấp hành chủ trương, chính sách, quy định chiếm tối đa 25 điểm bao gồm nội dung chấp hành chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy định của ngành, các nhiệm vụ khác. Nội dung III – Công tác điều hành tác nghiệp của các phòng ban chiếm tối đa 10 điểm tập trung công tác điều hành tác nghiệp của các phòng ban tại Văn phòng EVN SPC, được tính bằng trung bình công kết quả chấm điểm của các đơn vị, phòng ban còn lại.
Các đơn vị trực thuộc: điểm chấm tập trung vào 2 nội dung. Nội dung I - Những nhiệm vụ chính của từng đơn vị chiếm tối đa 95 diểm, tập trung vào các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chính đã được giao. Nội dung II – Chấp hành chủ trương, chính sách, quy định của đơn vị chiếm tối đa 5 điểm tập trung vào việc chấp hành chủ trương, chính sách, quy định, nội quy và các nhiệm vụ khác.
Cuối tháng 12 hằng năm, các đơn vị phải hoàn thành các bảng chấm điểm thi đua và gửi về Ban Quan hệ cộng đồng xem xét, tổng hợp. Kết quả chấm điểm cuối củng để xếp hạng thi đua các phòng ban sẽ do Hội đồng thi đua Tổng công ty do Ban Tổng Giám đốc và Chủ tịch công đoàn Tổng công ty chủ trì xem xét, quyết
định (xem Phụ lục 5 - Bảng tổng kết các đơn vị đánh giá tác nghiệp năm 2012 của Tổng công ty, Phụ lục 6 – Bảng tổng hợp phiếu thăm dò ý kiến khách hàng Ban QLĐTnăm 2012).
Việc đánh giá thi đua của các phòng ban đơn vị hiện nay khá bài bản.
2.2.4.2 Trả công người lao động
Việc chi trả tiền lương, tiền thưởng cho người lao động tại Văn phòng EVN SPC thực hiện theo Nghị định 50/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 và Thông tư 18/2013/TT-BLĐTBXH ngày 09/9/2013 của Bộ Lao động thương binh và xã hội. Theo đó, quỹ tiền lương và tiền thưởng sẽ căn cứ vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của EVN SPC theo các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh do Tập đoàn Điện lực Việt Nam giao.
Dựa vào đó, Văn phòng EVN SPC đã ban hành Quy chế chi trả tiền lương khối cơ quan Tổng công ty Điện lực miền Nam kèm theo Quyết định số 1767/QĐ- EVN SPC ngày 30/8/2012 (xem công thức 2.1 trên). Trong đó, quỹ lương người lao động và quỹ lương Ban Tổng Giám đốc là khác nhau. Việc tính toán tiền lương cho một người lao động dựa theo các yếu tố chính như sau:
Hhq: Hệ số hiệu quả công việc, được trình bày ở phần trên (xem Phụ lục 7 – Bảng hệ số hiệu quả công việc).
Hcb: Hệ số cấp bậc của một người, tính theo thâm niên của người lao động.
Htđ: Hệ số trình độ, tính theo trình độ chuyên môn của người lao động (xem Phụ lục 8 – Bảng hệ số trình độ).
Hql: Hệ số quản lý, tính theo các chức danh đã được Tổng công ty bổ nhiệm (xem Phụ lục 9 – Bảng hệ số quản lý).
Hpccv: Hệ số chức vụ của một người;
Hđctt: Hệ số điều chỉnh tăng thêm của người, áp dụng cho các chức danh Trưởng phó ban, chánh văn phòng, phó chánh văn phòng (xem Phụ lục 10 – Bảng hệ số điều chỉnh tăng thêm);
TLtháng: Tiền lương tháng của một người;
42
Ncđ: Ngày công chế độ trong tháng; TLmintt: Tiền lương tối thiểu;
Kđc: Hệ số điều chỉnh theo từng thời kỳ sản xuất kinh doanh;
TLpc: Phụ cấp của người lao động như trách nhiệm, độc hại, nguy hiểm; Tổng quỹ tiền lương hàng năm của EVN SPC sẽ căn cứ kết quả ước thực hiện của năm và tiền lương thực tế của năm trước và sẽ do Tập đoàn Điện lực Việt Nam phê duyệt. Riêng quỹ lương Văn phòng EVN SPC sẽ do Tổng Giám đốc duyệt căn cứ trên kết quả sản xuất kinh doanh của toàn EVN SPC.
Tiền lương hàng tháng trả cho người lao động sẽ chiếm khoảng 80% quỹ tiền lương của năm trước. Cuối năm tùy theo kết quả sản xuất kinh doanh và quỹ lương chính thức được EVN phê duyệt sẽ chi tiếp cho người lao động nếu còn dư. Tiền lương tối thiểu mà EVN SPC áp dụng theo Nghịđịnh số 22/2011/NĐ-CP với mức lương tối thiểu 830.000 đồng.
Việc trả lương cho người lao động được thực hiện theo công thức (2.1) đã nêu ở phần 2.2.4.1 đã được thông qua trong đại hội công nhân viên chức hằng năm, công thức này đang được sử dụng để đánh giá, trả lương cho người lao động trong Văn phòng Tổng công ty.
Đối với Ban Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng và kiểm soát viên, việc chi trả tiền lương thực hiện theo Nghị định 51/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 và Thông tư 19/2013/TT-BLĐTBXH ngày 09/9/2013 của Bộ Lao động thương binh và xã hội. Theo đó, quỹ tiền lương và tiền thưởng sẽ do Tập đoàn Điện lực Việt Nam phê duyệt dựa trên kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của EVN SPC.
Thống kê thu nhập năm 2012 của một số chức danh quản lý, cán bộ nhân viên khối Văn phòng EVN SPC (xem Phụ lục 11 – Bảng thống kê thu nhập của cán bộ Văn phòng EVN SPC) theo biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.5: Biểu đồ so sánh thu nhập tại Văn phòng EVN SPC năm 2012.
(Nguồn: Ban Lao động tiền lương, EVN SPC)
Qua Biểu đồ 5 trên có thể thấy thu nhập của Tổng Giám đốc so với nhân viên bậc 5/8 là 4,2 lần; so với nhân viên bậc 3/8 là 6 lần, thu nhập của trưởng ban so với nhân viên bậc 5/8 lần 2,74 lần, so với nhân viên bậc 3/8 là 3,89 lần, thu nhập của phó ban so với nhân viên bậc 5/8 lần 2,25 lần, so với nhân viên bậc 3/8 là 3,2 lần.
Theo tác giả mức chênh lệch thu nhập giữa quản lý và nhân viên, giữa nhân viên bậc cao và nhân viên mới tuyển vào như trên là phù hợp.
2.2.4.2 Khen thưởng, chế độ phúc lợi cho người lao động
Tiền thưởng của người lao động tại Văn phòng Tổng công ty hiện nay phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của toàn EVN SPC. Những dịp lễ lớn như 30/4, 2/9, Tết Dương Lịch, Tết Âm Lịch, Công đoàn Cơ quan sẽ trích quỹ công đoàn thưởng cho người lao động với mức 500.000 đồng/người, không phân biệt chức vụ, thâm niên công tác. Đây là mức thấp và kéo dài từ năm 2005 đến nay.
Ngoài ra, cuối năm EVN SPC tổ chức chấm điểm thi đua và xếp hạng thi đua giữa các phòng ban, đơn vị. Dựa trên kết quả thi đua và kết quả sản xuất kinh doanh, Hội đồng thi đua khen thưởng Tổng công ty sẽ khen thưởng các cá nhân, đơn vị hoặc đề xuất lên cấp trên khen thưởng theo quy định.
Tiền thưởng của một người lao động vào cuối năm thấp hơn nhiều so với mức tiền thưởng của lãnh đạo phòng ban (xem Phụ lục 12 – Bảng thống kê tiền thưởng tại Văn phòng EVN SPC năm 2012). Ở đây tác giả không xét đến Ban Tổng Giám
44
đốc và Kế toán trưởng do tiền thưởng của nhóm này thực hiện theo Thông tư 18/2013/TT-BLĐTBXH ngày 09/9/2013 của Bộ Lao động thương binh xã hội và tách riêng với quỹ khen thưởng của người lao động. Tiền thưởng của người lao động tại Văn phòng EVN SPC năm 2012 theo bảng 2.14:
Bảng 2.14: Thống kê tiền thưởng cuối năm 2012 tại Văn phòng EVN SPC
stt Danh hiệu Phòng, Ban xuất sắc Chiến sĩ thi đua Lao động tiên tiến Tiền thưởng của Ban Tổng mức tiền thưởng (đồng) Chức danh 1 Trưởng ban 1.200.000đ 2.500.000đ 250.000đ 529.000đ 4.479.000đ 2 Phó ban 600.000đ 2.500.000đ 250.000đ 529.000đ 3.879.000đ 3 Nhân viên được
thưởng danh
hiệu 0đ 2.500.000đ 250.000đ 529.000đ 3.279.000đ
4 Nhân viên bình
thường 0đ 0đ 250.000đ 529.000đ 779.000đ
(Nguồn: Ban Quan hệ cộng đồng, EVN SPC)
Biểu đồ 2.6: Mức thưởng tại Văn phòng EVN SPC năm 2012
(Nguồn: Ban Quan hệ cộng đồng, EVN SPC)
Qua thực tế mức thưởng tại Văn phòng EVN SPC có thể nhận thấy mức thưởng của trưởng ban so với người nhân viên là là 5,7 lần, mức thưởng của phó ban so với nhân viên là 5 lần, mức thưởng của nhân viên đạt danh hiệu so với nhân viên bình thường là 4,2 lần.
Thống kê chỉ số KPI tỷ lệ lương/ tổng thu nhập trong năm 2012 của người lao động (trừ Ban Tổng Giám đốc và Kế toán trưởng) tại Văn phòng EVN SPC như
sau:
Bảng 2.15: KPI tỷ lệ lương/tổng thu nhập năm 2012 tại Văn phòng EVNSPC
stt Chức danh Lương (tr.đ) Tổng thu nhập (tr.đ) KPI (lương/tổng thu nhập) 1 Trưởng ban 442.3 448 0.99 2 Phó ban 363.0 368 0.99
3 Nhân viên 21 năm kinh nghiệm 204.8 209 0.98
4 Nhân viên 18 năm kinh nghiệm 175.8 180 0.98
5 Nhân viên 15 năm kinh nghiệm 167.8 172 0.98
6 Nhân viên 12 năm kinh nghiệm 158.8 163 0.97
7 Nhân viên 9 năm kinh nghiệm 142.8 147 0.97
8 Nhân viên 6 năm kinh nghiệm 126.8 131 0.97
9 Nhân viên 3 năm kinh nghiệm 113.8 118 0.96
10 Nhân viên mới vào làm 73.8 78 0.95
(Nguồn: Tổng hợp từ Ban Lao động tiền lương, EVN SPC)
Chỉ số KPI (lương/tổng thu nhập) của người lao động Văn phòng EVN SPC đều lớn hơn 90%, theo sách Quản trị nguồn nhân lực (Trần Thị Kim Dung, 2011), có thể nói ảnh hưởng đến việc động viên cán bộ nhân viên Văn phòng Tổng công ty, vì ngoài lương, cán bộ nhân viên không có các khoản thưởng xứng đáng do kết quả làm việc tốt.
Để tìm hiểu thái độ của người lao động về lương, thưởng phúc lợi tác giả đã khảo sát và nhận được kết quả ở bảng 2.16.
Nhận xét: Tiêu chí “Hài lòng với mức lương hiện tại” ở mức 3,16 và tiêu chí “Anh/chị có thể sống hoàn toàn dựa vào thu nhập của Tổng công ty” ở 2,96, tiêu chí
“Tiền lương và phân phối thu nhập trong Tổng Công ty là công bằng” ở mức 3,11.
Các tiêu chí này chỉ ở “mức trung lập”. So sánh với số liệu thứ cấp thu được từ bảng 2.16 và biểu đồ cho thấy có hạn chế trong việc trả lương, thưởng tại Văn phòng Tổng công ty. Thực tế với mức thu nhập trung bình 8,7 triệu