Đánh giá kết quả hoạt động quản trị nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại văn phòng tổng Công ty điện lực miền Nam (Trang 29)

6. Bố cục của đề t ài:

1.4.4 Đánh giá kết quả hoạt động quản trị nguồn nhân lực

1.4.4.1 Vai trò của đánh giá kết quả hoạt động quản trị nguồn nhân lực

Đánh giá kết quả hoạt động QTNNL giúp doanh nghiệp xác định tính hiệu quả, tính đầy đủ của QTNNL, mức độ đóng góp của QTNNL đối với việc đạt được mục tiêu của tổ chức (Trần Thị Kim Dung, 2011).

1.4.4.2 Quy trình đánh giá kết quả hoạt động quản trị nguồn nhân lực

Căn cứ mục tiêu chiến lược của tổ chức để xác định mục tiêu chiến lược của QTNNL. Từ mục tiêu chiến lược của QTNNL sẽ đánh giá các chức năng của QTNNL: thu hút NNL, đào tạo – phát triển NNL, duy trì NNL (Trần Thị Kim Dung, 2011).

Kết quả hoạt động QTNNL được đo lường thông qua các chỉ tiêu then chốt như mức độ tăng thêm về trình độ, năng lực của cán bộ nhân viên, mức độ trung thành, gắn kết với tổ chức của cán bộ nhân viên, năng suất lao động, mức độ thỏa mãn của cán bộ nhân viên khi làm việc trong tổ chức, tỷ lệ nghỉ việc,...

1.4.4.3 Phương phápđánh giá kết quả hoạt động quản trị nguồn nhân lực

Có nhiều phương pháp đánh giá kết quả hoạt động QTNNL như phương pháp so sánh xếp hạng, phương pháp so sánh với mức chuẩn, phương pháp quản trị theo mục tiêu, hệ thống cân bằng điểm (Trần Thị Kim Dung, 2011).

1.4.4.4 Công cụđánh giá kết quả hoạt động quản trị nguồn nhân lực

Có thể sử dụng nhiều công cụ khác nhau để đo lường, đánh giá kết quả cuối cùng của QTNNL như : thống kê số liệu, khảo sát thông qua bảng câu hỏi, phỏng vấn thảo luận nhóm,.... Việc đo lường, đánh giá kết quả QTNNL thông qua các chỉ số thực hiện công việc chủ yếu (Key Performance Indicators - KPI) ngày càng được áp dụng rộng rãi trong các tổ chức. Các chỉ số KPI có thể thực hiện đo lường theo các chức năng QTNNL hoặc thực hiện đo lường toàn bộ quá trình hoạt động của doanh nghiệp (Trần Thị Kim Dung, 2011).

KPI theo các chức năng QTNNL chủ yếu bao gồm: KPI trong tuyển dụng và bố trí, KPI trong đào tạo, KPI trong hệ thống tiền lương, thưởng và phúc lợi, KPI về tỷ lệ nghỉ việc, KPI về thời gian làm việc, KPI về an toàn lao động,...

Tóm tắtChương 1

Chương 1 trình bày các khái niệm về quản trị nguồn nhân lực, các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị nguồn nhân lực, nội dung hoạt động quản trị nguồn nhân lực làm cơ sở lý luận cho luận văn này.

20

Chương 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại văn phòng tổng Công ty điện lực miền Nam (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)