Giới thiệu thiết kế nghiên cứu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại văn phòng tổng Công ty điện lực miền Nam (Trang 38)

6. Bố cục của đề t ài:

2.2.1 Giới thiệu thiết kế nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu, thu thập dữ liệu và chọn mẫu

Để nhận định, phân tích và đánh giá thực trạng các hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại Văn phòng Tổng công ty Điện lực miền Nam, tác giả sử dụng phương pháp như sau:

Thứ nhất, nghiên cứu lý thuyết QTNNL.

Thứ hai, thu thập số liệu thứ cấp từ các báo cáo, các thống kê hoạt động sản xuất kinh doanh, số liệu quản lý NNL tại Văn phòng EVN SPC từ các cán bộ phụ trách tại các phòng ban, phân tích số liệu thứ cấp.

Thứ ba, tham khảo Phiếu điều tra quan điểm nhân viên trong doanh nghiệp (Trần Thị Kim Dung, 2011), tham khảo ý kiến của các Lãnh đạo Ban Tổ chức và nhân sự của Tổng công ty (xem phụ lục 1 – Danh sách tham khảo chuyên gia) để hiệu chỉnh thành bảng câu hỏi khảo sát hoạt động các chức năng QTNNL, tập trung vào các chức năng: phân công công việc, đào tạo huấn luyện thăng tiến, đánh giá kết quả thực hiện công việc, lương thưởng, phúc lợi, áp lực môi trường, công tác an toàn lao động, lãnh đạo và đồng nghiệp (xem phụ lục 2 - Phiếu khảo sát ý kiến nhân viên về hoạt động QTNNL tại Văn phòng Tổng công ty Điện lực miền Nam) để tiến hành thu thập, khảo sát thông qua các cán bộ, công nhân viên tại Văn phòng Tổng công ty.

Câu hỏi khảo sát được thiết kế dưới dạng bảng và chia theo từng nhóm tiêu chí để thu thập mức độ đồng ý với các tiêu chí đã nêu trong bảng. Có 5 mức đánh

28

giá sự đồng ý từ mức độ “hoàn toàn không đồng ý” đến mức độ “hoàn toàn đồng ý”. Kích thước mẫu được chọn là tất cả 295 cán bộ, nhân viên của tất cả 16 Ban nghiệp vụ trong Văn phòng Tổng công ty (trừ Ban Tổng Giám đốc)để đảm bảo tính tính tổng quát.

Nội dung khảo sát gồm: khảo sát 41 tiêu chí đánh giá các hoạt động quản trị nguồn nhân lực của Văn phòng Tổng công ty, được chia thành 7 nhóm trong 3 hoạt động quản trị nguồn nhân lực (thu hút, đào tạo và phát triển, duy trì nguồn nhân lực) sau:

 Nhóm 1: Phân công công việc, gồm 4 tiêu chí từ 1 đến 4.

 Nhóm 2: Đào tạo, huấn luyện và thăng tiến, gồm 6 tiêu chí từ 5 đến 10.

 Nhóm 3: Đánh giá kết quả thực hiện công việc, gồm 6 tiêu chí từ 11 đến 16.

 Nhóm 4: Lương thưởng, phúc lợi, gồm 11 tiêu chí từ 17 đến 27.

 Nhóm 5: Áp lực, môi trường và công tác an toàn lao động, gồm 5 tiêu chí từ 28 đến 32.

 Nhóm 6: Lãnh đạo và đồng nghiệp, gồm 9 tiêu chí từ 33 đến 41.

Các tiêu chí trong bảng khảo sát tập trung vào bản chất công việc, cơ hội đào tạo, phát triển năng lực các nhân, tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi, các mối quan hệ lãnh đạo và nhân viên,... vì đây là những chức năng ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động. Việc không khảo sát chức năng hoạch định, tuyển dụng NNL ở người lao động là do khi khảo sát các chức năng này đòi hỏi người trả lời phải có tầm nhìn bao quát toàn bộ hoạt động của EVN SPC, sau khi tham khảo ý kiến các chuyên gia trong Ban Tổ chức nhân sự EVN SPC tác giả đã không đề cập các chức năng này trong bảng câu hỏi khảo sát.

Thứ tư, sau khi khảo sát 295 cán bộ quản lý và nhân viên thuộc Văn phòng Tổng công ty Điện lực miền Nam, tác giả đã thu được 241 phiếu trả lời hợp lệ. Kết quả khảo sát sẽ được trình bày chi tiết trong từng nhóm tiêu chí. Kết quả nghiên cứu chủ yếu là các thống kê mô tả dựa trên các tiêu chí trong từng nhóm của bảng câu hỏi khảo sát, tác giả sẽ phân tích cụ thể theo từng nhóm chức năng QTNNL tại Văn

phòng Tổng công ty Điện lực miền Nam ở phần sau.

Thứ năm, dựa trên thực trạng các hoạt động QTNNL, tác giả đề xuất các giải pháp hoàn thiện hoạt động QTNNL, tham khảo ý kiến các cán bộ Ban Tổ chức nhân sự, Ban Lao động tiền lương EVN SPC về thứ tự ưu tiên của các giải pháp (tác giả sử dụng ma trận định vị thực trạng chức năng dựa trên kết quả khảo sát), về tính khả thi hiệu quả mang lại của các giải pháp cho người lao động, các ảnh hưởng tiêu cực, hạn chế nếu có.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại văn phòng tổng Công ty điện lực miền Nam (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)