Duy trì nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại văn phòng tổng Công ty điện lực miền Nam (Trang 27)

6. Bố cục của đề t ài:

1.4.3 Duy trì nguồn nhân lực

Nhóm chức năng này bao gồm đánh giá thực hiện công việc, trả công người lao động, quan hệ lao động. Mục đích của chúng là duy trì và sử dụng có hiệu quả NNL trong doanh nghiệp (Trần Thị Kim Dung, 2011).

1.4.3.1 Đánh giá thực hiện công việc của người lao động

Mục đích của việc đánh giá là cung cấp thông tin phản hồi cho nhân viên biết mức độ thực hiện công việc của họ so với các tiêu chuẩn và so với người khác, để giúp nhân viên điều chỉnh, sửa chữa, khắc phục các sai lầm (Trần Thị Kim Dung, 2011).

Ngoài ra, chúng còn kích thích động viên nhân viên có những ý tưởng sáng tạo, lập kế hoạch NNL cho doanh nghiệp, phát triển nhân viên, hoàn thiện hệ thống quản trị nguồn nhân lực của doanh nghiệp (Trần Thị Kim Dung, 2011).

Các phương pháp đánh giá kết quả thực hiện công việc gồm phương pháp xếp hạng luân phiên, phương pháp so sánh cặp, phương pháp bảng điểm, phương pháp lưu giữ, phương pháp quan sát hành vi, phương pháp quản trị theo mục tiêu, phương pháp phân tích định lượng (Trần Thị Kim Dung, 2011).

Các quy trình đánh giá thực hiện công việc của người lao động có thể tiềm tàng nhiều nguy cơ. Người lãnh đạo đánh giá có thể thổi phồng kết quả đánh giá của nhân viên (xu hướng khoan dung), đưa ra kết quả đánh giá quá thấp so với kết quả thực sự (xu hướng thiếu khoan dung), hoặc để cho kết quả đánh giá một đặc điểm làm sai lệch kết quả đánh giá của đặc điểm khác (lỗi ánh hào quang). Giải pháp để quy trình đánh

giá trở nên công bằng và khách quan hơn là "sử dụng nhiều người đánh giá", hoặc"đánh giá có chọn lọc", "cung cấp cho nhân viên quy trình đánh giá thỏa đáng" (Stephen P.Robbins và Timothy A. Jugde, 2012).

1.4.3.2 Trả công cho người lao động

Tiền lương là giá cả sức lao động, được hình thành qua thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động phù hợp với quan hệ cung cầu sức lao động trong nền kinh tế thị trường (Trần Thị Kim Dung, 2011).

Thu nhập của người lao động bao gồm các khoản: tiền lương cơ bản, phụ cấp, tiền thưởng, tiền thưởng và phúc lợi. Mỗi yếu tố có cách tính riêng và có vai trò khác nhau đối với việc kích thích, động viên người lao động trong công việc.

Hệ thống trả công trong các doanh nghiệp được hoạch định nhằm mục đích thu hút nhân viên, duy trì đội ngũ nhân viên giỏi, kích thích động viên nhân viên, đáp ứng các yêu cầu luật pháp và phù hợp khả năng tài chính của doanh nghiệp.

Có 3 hình thức trả lương chủ yếu trong các doanh nghiệp là trả lương theo thời gian, trả lương theo nhân viên và trả lương theo kết quả thực hiện công việc. Các yếu tố quyết định đến tiền lương và thu nhập của người lao động rất đa dạng, phong phú và có phân loại thành 4 nhóm: bản thân người lao động, công việc, doanh nghiệp và môi trường bên ngoài. Chính sách tiền lương của một doanh nghiệp cần chú trọng đến 3 vấn đề cơ bản: mức lương chung trong doanh nghiệp, cơ cấu của hệ thống tiền lương và năng lực khác biệt của các cá nhân khi thực hiện công việc (Trần Thị Kim Dung, 2011).

1.4.3.3 Quan hệ lao động

Môi trường, áp lực công việc và quan hệ lao động tại nơi làm việc là tập hợp các yếu tố như : giao tiếp, vệ sinh, tâm lý xã hội, an toàn và bảo hộ lao động,... có tác động lên chức năng của con người, khả năng làm việc, thái độ, sức khỏe, quá trình sản xuất sức lao động và hiệu quả lao động hiện tại cũng như lâu dài. Hoạt động này bảo đảm cho người lao động không bị ốm đau, bệnh tật, tai nạn,... do tác động của các yếu tố nguy hiểm, có hại trong lao động, sản xuất, thông qua việc thực hiện các luật pháp,

18

chính sách và các giải pháp về khoa học kỹ thuật, về kinh tế xã hội, tuyên truyền giáo dục, về tổ chức lao động, và sự tuân thủ nội quy, quy trình, quy phạm về an toàn vệ sinh lao động của người lao động và người sử dụng lao động (Trần Thị Kim Dung, 2011).

Đối với quan hệ lao động, thỏa ước lao động tập thể là một sự tiến bộ xã hội, thừa nhận quyền của mọi người làm công ăn lương, được thông qua người đại diện của mình là tổ chức công đoàn để xác định một cách tập thể những điều kiện lao động, đặc biệt là những điều kiện có lợi cho người lao động so với những quy định của pháp luật. Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thỏa thuận giữa tập thể người lao động với người sử dụng lao động về các điều kiện lao động và sử dụng lao động, quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ lao động (Trần Thị Kim Dung, 2011).

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại văn phòng tổng Công ty điện lực miền Nam (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)