Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO LÊN SỰ TẬN TÂM CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH LỮ HÀNH LUẬN VĂN THẠC SĨ.PDF (Trang 30)

Nghiên cứu ảnh hưởng của phong cách lãnh lên sự tận tâm với tổ chức của người lao động trong các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành được thực hiện thông qua ba giai đoạn:

Giai đoạn 1: Xây dựng thang đo

Thang đo được xây dựng dựa trên thang đo MLQ – Form 6S của Bass (1992) và thang đo sự tận tâm OCQ của Meyer và Allen (1990) cùng với việc tham khảo các nghiên cứu trước có liên quan. Trên cơ sở đó, tác giả xây dựng thang đo nháp để đo lường các khái niệm nghiên cứu.

Giai đoạn 2: Nghiên cứu sơ bộ

Nghiên cứu sơ bộ định tính dùng để khám phá, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát đo lường các khái niệm nghiên cứu. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua kỹ thuật thảo luận chuyên gia kết hợp với phỏng vấn thử. Từ kết quả của nghiên cứu sơ bộ xây dựng bảng câu hỏi với thang đo likert 5 mức độ theo quy ước thang điểm như sau:

1 - hoàn toàn không đồng ý 2 - không đồng ý

3 - trung dung (không phải không đồng ý mà cũng không phải đồng ý) 4 - đồng ý

5 - hoàn toàn đồng ý

Đầu tiên, tác giả tiến hành thảo luận lần lượt với 10 chuyên gia là những người đảm nhiệm vị trí phó, trưởng phòng nhân sự hoặc những người đã làm việc lâu năm trong lĩnh vực lữ hành. Nghiên cứu này được dùng để khám phá, điều chỉnh và bổ sung thang đo.

Dựa trên thang đo chỉnh sửa, tác giả tiến hành phỏng vấn sơ bộ khoảng 60 người lao động làm việc toàn thời gian trong các phòng ban của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành trên điạ bàn TP. HCM.

Bằng phương pháp kiểm tra hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, tác giả tiến hành sàng lọc các biến không đạt yêu cầu. Các biến có tương quan biến-tổng < 0,4 và hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha không thuộc đoạn [0,6 – 0,95] được xem là biến không đạt yêu cầu. Sau đó, tác giả điều chỉnh thành thang đo chính thức phục vụ cho bước nghiên cứu chính thức trong giai đoạn tiếp theo.

Giai đoạn 3: Nghiên cứu chính thức

Giai đoạn này được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng. Với thang đo chính thức, tác giả tiến hành thu thập số liệu với mẫu dự kiến n = 280. 280 bảng hỏi được gửi đi để thu thập ý kiến của người lao động về phong cách lãnh đạo của người lãnh đạo trực tiếp cũng như đánh giá mức độ tận tâm với tổ chức của họ. Công việc chính của giai đoạn này như sau:

- Sau khi thu thập số liệu xong, tiến hành nhập liệu và làm sạch dữ liệu.

- Mô tả mẫu theo giới tính đáp viên và giới tính lãnh đạo trực tiếp của đáp viên. - Đánh giá độ tin cậy của các thang đo bằng phương pháp kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha. Các biến có tương quan biến-tổng nhỏ hơn 0,4 và các thành phần có hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha không thuộc đoạn [0,6 – 0,95] sẽ bị loại. - Sau khi phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và loại bỏ những biến không đạt yêu cầu, tiến hành đánh giá giá trị thang đo bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA. Khi phân tích EFA, tác giả dựa trên những tiêu chí sau của Hoàng Trọng - Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) và Nguyễn Đình Thọ (2011) để xem xét mô hình EFA có phù hợp không:

+ Dùng kiểm định Bartlett để kiểm tra mối tương quan giữa các biến trong tổng thể cho EFA. Mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett’ test ≤ 0,05, từ chối giả thuyết H0 tức là các biến có quan hệ với nhau.

+ Dùng hệ số KMO để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Để sử dụng EFA, KMO phải lớn hơn 0.5.

+ Trọng số nhân tố (factor loading) lớn hơn hoặc bằng 0,5 được chấp nhận. + Khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố phải ≥ 0,3 để tạo giá trị khác biệt giữa các nhân tố.

+ Hệ số eigenvalue tối thiểu bằng 1.

+ Tổng phương sai trích phải đạt từ 50% trở lên (từ 60% trở lên là tốt).

- Sau khi phân tích EFA, kiểm tra độ tin bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của từng thành phần thang đo lần nữa.

- Thang đo đủ tin cậy, đưa vào thực hiện các kiểm định cần thiết phục vụ cho việc kiểm định các giả thuyết.

Nghiên cứu này được thực hiện để kiểm định các thang đo và mô hình nghiên cứu. Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng. Mục đích của nghiên cứu này là khẳng định các thành phần cấu thành của phong cách lãnh đạo cũng như thành phần của sự tận tâm với tổ chức thông qua phương pháp phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích EFA. Sau đó, nghiên cứu thực hiện việc xây dựng hàm hồi quy bội về mối liên hệ giữa các thành phần phong cách lãnh đạo và từng thành phần của sự tận tâm với tổ chức. Sau cùng là bước kiểm định sự khác biệt về mức độ tận tâm tổ chức theo giới tính lãnh đạo thông qua các thành phần lãnh đạo bằng kiểm định Independent - samples T-test.

3.1.2 Quy trình nghiên cứu

Hình 3.1: Quy trình thực hiện

Nghiên cứu chính thức (Dự kiến n=280)

- Dữ liệu được mã hóa trước, tiến hành nhập liệu, làm sạch dữ liệu. - Thống kê mô tả.

- Phân tích Cronbach’s Alpha và EFA.

- Phân tích tương quan, hồi quy bội và kiểm định Independent samples T -test.

Vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phong cách lãnh đạo theo quan niệm của Bass (1985). - Sự gắn kết tổ chức theo quan niệm của Meyer và Allen (1991).

Thang đo nháp

Nghiên cứu sơ bộ

- Dự kiến n = 60

- Phân tích Cronbach’s Alpha => sàng lọc những biến quan sát có tương quan biến-tổng<0,4 và hệ số Cronbach’s Alpha < 0,6. Bảng hỏi chính thức Thảo luận chuyên gia Hiệu chỉnh thang đo

Kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO LÊN SỰ TẬN TÂM CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH LỮ HÀNH LUẬN VĂN THẠC SĨ.PDF (Trang 30)