Từ việc phân tích các yếu tố môi trường vĩ mô và vi mô được trình bày phần trên, có thể rút ra một số các yếu tố quan trọng của môi trường bên ngoài có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, bao gồm các yếu tố thuận lợi xem như là thời cơ và các yếu tố bất lợi xem như là đe dọa đối với Công ty.
Bảng 4.8: Ma trận các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến cạnh tranh
xuất khẩu công ty Minh Hải
Các yếu tố bên ngoài chủ yếu Tầm quan
trọng Trọng số Tính điểm
Nguồn nguyên liệu thiếu hụt 0,15 2 0,30
Cạnh tranh khốc liệt trong và ngoài nước
0,10 3 0,30
Nguồn lao động dồi dào 0,05 4 0,20
Nhu cầu thủy sản thế giới tăng 0,05 3 0,15
Cơ sở hạ tầng được nâng cấp 0,10 3 0,30
Nền kinh tế Châu Âu khó khăn 0,05 3 0,15
Rào cản Ethoxyquin từ Nhật Bản 0,10 3 0,30
Chế độ ưu đãi của nhà nước 0,10 4 0,40
Sản phẩm thay thế 0,05 2 0,10
Thuế chống trợ cấp tôm của Mỹ 0,10 2 0,20
Công nghệ thay đổi 0,05 3 0,15
Nguyên liệu kém chất lượng 0,10 3 0,30
Tổng điểm 1,00 2,85
Đánh giá:Tổng số điểm quan trọng của công ty là 2,85 cho thấy các chiến lược mà công ty triển khai phản ứng với các yếu tô bên ngoài chỉ đạt mức trung bình.
CHƯƠNG 5
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CP XK THỦY SẢN MINH HẢI
Qua việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu giúp công ty xác định những thuận lợi cũng như thách thức mà công ty đang gặp phải. Từ đó giúp công ty xây dựng những giải pháp thích hợp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của mình.
5.1 TỔNG HỢP CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
5.1.1 Cơ hội
1. Nhu cầu thủy sản thế giới tăng lên tại các thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản, các thị trường mới nổi như Hàn Quốc, Úc, Đài Loan, Hồng Kông…
2. Chính sách hỗ trợ, ưu đãi đầu tư phát triển Ngành Thủy Sản của nhà nước như hỗ trợ thuế xuất nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, bãi bỏ các quy định cản trở xuất khẩu của các doanh nghiệp.
3. Việt Nam có nền kinh tế chính trị ổn định và phát triển.
4. Nguồn lao động trong tại địa bàn Cà Mau dồi dào, giá nhân công tương đối rẽ.
5. Hệ thống cơ sở hạ tầng tại Cà Mau được nâng cấp, nhất là hệ thống đường bộ và cảng nước sâu.
6. Khoa học công nghệ phát triển với nhiều máy móc hiện đại giúp tăng năng suất sản xuất.
7. Với việc nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng thì đầu tư nước ngoài đối với ĐBSCL đang tăng, nhất là các nhà đầu tư từ Nhật Bản.
5.1.2 Đe dọa
1. Sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các đối thủ trong nước (như Minh Phú, Quốc Việt, Cases…), ngoài nước (Thái Lan, Ấn Độ, Inđônêxia…)
2. Những rào cản thương mại về xuất khẩu thủy sản như kiểm chất Ethoxiquin tại Nhật Bản, thuế chống trợ cấp và phá giá của Mỹ, kiểm dịch bệnh tại Úc,…
3.Nguồn nguyên liệu ngày càng suy giảm, do dịch bệnh thường xuyên xảy ra, các doanh nghiệp trong và ngoài nước cạnh tranh thu mua dẫn đến giá nguyên liệu tăng cao.
4. Chất lượng nguồn nguyên liệu chưa đạt yêu cầu do tình trạng bom chít tạp chất hay dư chất kháng sinh, nhiễm bệnh.
5.1.3 Điểm mạnh
1. Thị trường tiêu thụ của công ty rộng, các thị trường truyền thống là Mỹ và Nhật Bản và Úc chiếm phần lớn sản lượng xuất khẩu của công ty.
2. Bộ máy điều hành có kinh nghiệm, trình độ tương đối cao, đội ngũ công nhân tích cực và gắn bó với công ty.
3. Cơ sở hạ tầng máy móc thiệt bị tương đối đầy đủ, đáp ứng được các tiêu chuẩn nước ngoài.
4. Công ty hoạt động tại khu vực có nguồn nguyên liệu tôm đứng đầu cả nước.
5. Doanh nghiệp có đội ngũ công nhân làm việc lâu năm tại công ty nên đáp ứng nhanh với yêu cầu thay đổi của doanh nghiệp cũng như năng suất ổn định.
6. Sản lượng xuất khẩu ổn định.
7. Chất lượng sản phẩm và uy tính của công ty ngày càng nâng cao.
5.1.4 Điểm yếu
1. Hoạt động Marketing chưa nổi bật, hệ thống thông tin còn yếu. 2. Năng suất lao động của công nhân chưa cao cao do còn phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu đầu vào.
3. Chi phí nguồn nguyên liệu đầu vào cao nên ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Một số nguyên liệu không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng do chất lượng kém.
4. Dây chuyền máy móc được đầu tư khá lâu và khả năng lạc hậu dần trong thời gian tới nên năng suất không cao, hạn chế năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm.
5. Tình hình tài chính khó khăn, nợ ngắn hạn nhiều dẫn đến khă năng thanh toán chậm và yếu.
6. Chưa có hệ thống kênh phân phối ngoài nước.
Từ những cơ hội, nguy cơ cũng như điểm mạnh, điểm yếu của ở trên, tôi xây dựng ma trận SWOT cho công ty Minh Hải để xác định vị trí cạnh tranh trên thị trường.
Hình 5.1: Ma trận SWOT cho công ty Minh Hải
SWOT
CƠ HỘI (O)
1. Thị trường mở rộng 2. Nhu cầu thủy sản tăng 3. Ưu đãi của nhà nước đối với DN XK thủy sản
4. Nền kinh tế ổn định 5. Khoa học công nghệ phát triển, lao động dồi dào.
6. Cơ sở hạ tầng được cải thiện 7. Đầu tư từ nước ngoài tăng
ĐE DỌA (T)
1. Tỷ giá bất ổn.
2. Rào cản kỷ thuật gay gắt. 3. Nguyên liệu thiếu hụt trong và ngoài nước 4. Chất lượng nguyên liệu thấp chưa đáp ứng yêu cầu. 5. Cạnh tranh mạnh mẽ trong và ngoài nước
ĐIỂM MẠNH (S)
1. Thị trường tiêu thụ lớn 2. Năng lực quản lý tốt. 3. Cơ sở hạ tầng đầy đủ. 4. Lao động có tay nghề. 5. Sản lượng xuất khẩu ổn định. 6. Chất lượng sản phẩm tốt 7. Uy tính, thương hiệu cao. GIẢI PHÁP S – O 1. S1234567 + O1236: Tăng cường phát triển và mở rộng các thị trường truyền thống và thị trường mới. => Giữ vững và phát triển
thị trường.
2. S234 + O25
Phát triển công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm.
=> Phát triển sản phẩm
GIẢI PHÁP S – T
1. S2 + T234:
Giải quyết kho khăn về nguyên liệu đầu vào từ đó nâng cao số lượng lẫn, chất lượng sản phẩm.
=> Nâng cao hiệu quả hoạt động.
2. S7 + T5:
Nâng cao uy tính thượng hiệu của công ty, từ đó phát triển hoạt động kinh doanh
=>Giữ vững và phát triển
thị trường.
3. S234 + T24:
Nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của nhà nhập khẩu
=> Phát triển sản phẩm ĐIỂM YẾU (W)
1. Hoạt động marketing yếu.
2. Năng suất lao động chưa cao.
3. Chi phí nguyên vật liệu cao.
4. Máy móc lạc hậu. 5. Tài chính khó khăn. 6. Chưa có hệ thống kênh phân phối ngoài nước
GIẢI PHÁP W – O
1. W16 + O123456: Tăng cường hoạt động marketing, mở rộng kinh doanh, tiếp cận thị trường và khách hàng.
=> Giữ vững và phát triển
thị trường.
2. W456+ O346
Thu hút đầu tư, nhân lực hoàn thiện cơ sở vật chất để giải quyết khó khăn, mở rộng sản xuất.
=> Nâng cao hiệu quả hoạt động.
GIẢI PHÁP W – T
1. W16 + T26:
Tăng cường hoạt động marketing coi trọng việc tìm hiều và xử lý thông tin để xuất khẩu thuận lợi và xây dựng hệ thống kênh phân phối.
=> Nâng cao hiệu quả