3.2.2.1 Phân tích cơ sở vật chất
Đối với công ty chế biến thủy sản thì dây chuyền sản xuất là yếu tố đầu vào vô cùng quan trọng. Dây chuyền càng tân tiến, hiện đại thì sản phẩm sẽ đạt chất lượng và khả năng cạnh tranh cao hơn.
Công ty Minh Hải Jostoco tọa lạc trên diện tích rộng 6.000 m2, với hệ thống trang thiết bị hiện đại gồm 1 Xí nghiệp chế biến được xây dựng và lắp đặt hệ thống hiện đại. Trụ sở chính của công ty đặt cạnh xí nghiệp, đảm bảo dễ dàng quảng lý và kiểm tra. Công ty sản xuất và chế biến theo dây chuyền khép kín, luôn được kiểm soát chặt chẽ, nghiêm ngặt từ lựa chon con giống, sản xuất và xuất khẩu nhằm đảm bảo yêu cầu của thị trường về vệ sinh, an toàn thực phẩm cũng như bảo vệ môi trường trong sạch.
Nhìn vào bảng dữ liệu (bảng 3.6) ta thấy, dây chuyền máy móc thiết bị của công ty tương đối đầy đủ, được nhập khẩu từ các nước có công nghệ hiện đại như Nhật Bản, Đức bao gồm: hệ thống 2 bộ tủ đông theo tiếp xúc cấp đông nhanh theo tiêu chuẩn HACCP/FDA và 1 tủ đông gió công suất 500kg/h, 2 hệ thống làm lạnh nước 30 m3/h và 1 hệ thống băng chuyền theo công nghệ IQF tự động hiện đại có khả năng sản xuất các mặt hàng cao cấp, 1 hệ thống băng chuyền BQF với công suất 500kg/h cùng với đó là một số thiết bị khác phục vụ cho sản xuất của công ty như: hệ thống lọc nước, máy đóng gói, hệ thống điều hòa nhiệt độ, máy phát điện, máy biến áp… Trong việc bảo lưu hàng hóa, lưu kho hàng hóa, công ty xây dựng 4 kho lạnh với tổng sức chứa 350 tấn, 1
phòng kiểm nghiệm vi sinh được trang bị nhiều thiết bị hiện đại để kiểm tra vi khuẩn trong nguyên liệu và thành phẩm, 2 máy sản xuất đá vẩy 12 tấn/ngày, 2 bộ máy do kim loại. Tổng công suất của nhà máy là 6.000 tấn thành phẩm/năm. Tuy nhiên trong 3 năm gần nhất, công suất hoạt động của nhà máy chỉ đạt 60-70% công suất do thiều nguồn nguyên liệu.Về việc vận chuyển, công ty cũng trang bị 2 xe tải lạnh loại 12 tấn, 1 xe tải 14,5 tấn và 1 xe 3,5 tấn để vận chuyển hàng hóa.
Bảng 3.6: Danh sách các máy móc thiết bị chính phục vụ hoạt động
CB & XK TS của công ty (Tính đến ngày 31/12/2012)
STT Tên thiết bị Số lượng Nguồn gốc Công suất trung
bình
1 Tủ đông 5 tủ Nhật bản 1 tấn/tủ/2-2,5 giờ
2 Băng chuyền 2 băng Đức 500kg/băng/giờ
3 Hệ thống hấp 1 bộ Nhật bản 500kg/giờ 4 Máy đá vẩy 2 bộ Nhật bản 12 tấn/bộ/24 giờ
5 Máy do kim loại 2 bộ Anh
6 Máy rửa nguyên liệu 2 bộ Nhật bản 3 tấn/giờ
7 Kho lạnh 4 kho Nhật bản 350 tấn
8 Xe lạnh 2 xe Nhật bản 12 tấn/xe
(Nguồn: phòng quản lý chất lượng và công nghệ công ty Minh Hải)
Tuy nhiên, đa phần các máy móc của công ty đã được sử dụng hơn 5 năm nên năng suất bị suy giảm và một số thiết bị lạc hậu. Giá trị toàn bộ máy móc lúc nhập khẩu về là 62,546 tỷ đồng, tuy nhiên tính đến ngày 31/12/2012 giá trị chỉ còn 25,969 tỷ đồng. Điều này, gây ra nhiều khó khăn cho công ty trong việc hoàn thành đúng tiến độ, chất lượng sản phẩm chưa đạt tốt nhất, chi phí sửa chữa tăng dẫn đến giá tăng, từ đó làm giảm năng lực cạnh tranh của công ty
3.2.2.2 Phân tích nguồn lực lao động
Lao động là một yếu tố rất quan trọng trong bất cứ hoạt động nào nhất là đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, bởi vì máy móc, nguyên vật liệu, tài chính đều sẽ trở nên vô dụng nếu không có bàn tay, trí tuệ của người lao động. Nếu đội ngũ quản lý, lao động của có trình độ và tay nghề cao thì sẽ giúp công ty hoạt động đạt hiệu quả tốt hơn, năng lực cạnh tranh ngày càng được nâng cao.
Bảng 3.7: Tình hình nhân sự củacông ty Minh Hải đến ngày 31/12/2012 ĐVT: người 2010 2011 2012 tháng 6 năm 2013 Chỉ tiêu Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Tổ chức sản xuất - LĐ trực tiếp 715 91,6 629 91,3 501 91,4 525 91,8 - LĐ gián tiếp 65 8,4 60 8,7 47 8,6 47 8,2 Giới tính - Nam 492 63,1 423 61,3 356 65,0 371 64,9 - Nữ 288 36,9 266 38,7 192 35,0 201 35,1 Trình độ - Đại học 31 4,0 33 4,8 32 5,8 32 5,6 - CĐ – trung cấp 36 4,5 37 5,4 34 6,1 36 6,3 - TH phổ thông 308 39,5 283 41,1 256 46,7 272 47,6 - Dưới phổ thông 405 52,0 336 48,7 226 41,2 232 40,5 Tổng số 780 100,0 689 100,0 548 100,0 572 100
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính công ty Minh Hải)
Dựa vào bảng số liệu, ta thấy: số lượng lao động của công ty giảm dần qua các năm, tính đến tháng 6 năm 2013 tổng số lượng lao động của công ty là 572 người giảm 208 người so với năm 2010, đều này là do hoạt động kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn, nguồn nguyên liệu hạn chế dẫn đến dư thừa lao động, buộc công ty phải cắt giảm bớt. Trong đó, phân theo hình thức tổ chức sản xuất thì lực lượng lao động trực tiếp là 525 người, gián tiếp là 47 người, so với năm 2010 số lượng lao trực tiếp giảm 109 người. Phân theo giới tính, thì tỷ lệ lực lượng lao động vẫn giữ mức ổn định, lao động nam luôn chiếm hơn 60%.
Cơ cấu trình độ lao động của công ty chưa đồng đều, số lượng đạt trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp chiếm tỉ lệ thấp và hầu hết là các các bộ quản lý, kỹ thuật, văn phòng. Nhân viên kỹ thuật của công ty còn ít mà chủ yếu là đội ngũ công nhân lao động trực tiếp, số người chưa qua đào tạo còn cao, đặc biệt là trình độ dưới phổ thông trung học. Cụ thể, tính đến tháng 6 năm 2013, trong tổng số 572 lao động, thì chỉ có 32 người có trình độ đại học (chiếm 5,6%), 36 người có trình độ cao đẳng trung cấp (chiếm 6,3%), lao động phổ thông trung học 272 người (chiếm 47,6%) và 232 người dưới phổ thông trung học (chiếm 40,5%).
Mặc dù vậy, Ban Giám Đốc và lãnh đạo của công ty có năng lực và trình độ quản lý khá cao và đa phần các nhân viên sản xuất này đều có thời
gian gắn bó lâu năm với công ty, có nhiều kinh nghiệm và tay nghề nên đây không phải là một vấn đề lớn đối với công ty. Ngoài ra, công ty thường xuyên tuyển dụng các nhân viên trẻ, có năng lực, tay nghề cao, đề bạt các nhân viên có năng lực để đào tạo và thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng tay nghề và các khóa huấn luyện nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các bộ công nhân viên.
Với lực lượng lao động như vậy thì năng suất lao động qua các năm của công ty như sau:
Năm 2010: đạt 6,84 tấn/người/năm Năm 2011: đạt 6,75 tấn/người/năm Năm 2012: đạt 6.45 tấn/người/năm
Ta thấy năng suất lao động của công ty không ngừng giảm, điều này chứng tỏa công ty sử dụng nguồn lực lao động chưa thật hiệu quả. Tuy nhiên, phần lớn là do thiếu nguồn nguyên liệu nên năng suất của người lao động chỉ đạt trung bình 65 – 75%.
Nhìn chung, nguồn nhân lực của công ty vẫn còn yếu kém, năng suất lao động chưa đạt hiệu quả tối đa, trình độ ở các cấp còn chênh lệch. Công ty cần phải có kế hoạch thay đổi để đáp ứng nhu cầu đổi mới ngày càng cao của khách hàng.
3.2.2.3 Phân tích nguồn lực tài chính
Cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn:Tổng tài sản = tổng nguồn vốn của công ty tính đến ngày 31/12/2013 là 574.134.517.749 đồng: Trong đó:
Tài sản lưu động: 286.329.910.582 đồng (chiếm 49,87%) Tài sản cố định: 287.804.607.167 đồng (chiếm 50,13%) Nợ phải trả: 464.046.174.523 đồng (chiếm 80,83%) Vốn chủ sở hữu: 110.088.343.226 đồng (chiếm 19,17%)
Kết cấu vốn kinh doanh của công ty Minh Hải là chưa hợp lí. Là công ty chuyên kinh doanh sản xuất chế biến và xuất khẩu thủy sản nhưng tài sản lưu động của công ty khá thấp (chiếm 49,87%) đều này đã làm cho vòng quay vốn của công ty luân chuyển khá chậm, thiếu vốn lưu động, dẫn đến chi phí trả lãi vay ngắn hạn tăng làm giảm hiệu quả của doanh nghiệp. Ngược lại, tài sản cố định chiếm tỉ trọng tương đối cao (chiếm 50,13%), chủ yếu là phần đầu tư tài chính bên ngoài (tổng vốn đầu tư bên ngoài là 212,26 tỷ đồng, chiếm 73% tài sản cố định) nhưng chưa mang lại hiệu quả, phần vốn cố định trong các tài sản cố định như máy móc, nhà xưởng…chỉ chiếm khoảng 13%.
Bên cạnh đó, nguồn vốn chủ sở hữu của công ty năm 2012 giảm mạnh (chỉ chiếm 19,17% so với 33,63% năm 2011) do chủ đầu tư rút vốn đầu tư, điều này đã làm cho cơ cấu vốn công ty rất bất ổn, nợ phải trả chiếm tỷ trọng rất cao, lên đến 80,83%, trong đó chủ yếu là lượng vốn vay từ các ngân hàng thương mại.
Bảng 3.8: Khái quát thực trạng tài chính của công ty Minh Hải từ năm 2010 đến năm 2012
(Nguồn: Phòng kế toán tài chính công ty Minh Hải)
* Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, thanh toán nhanh: Năm 2010
và năm 2011, rủi ro về khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và nhanh của công ty tương đối ổn định nhưng đến năm 2012, khả năng thanh nợ ngắn hạn và khả năng toán thanh toán nhanh của công ty chỉ đạt 0,62 và 0,68 lần. Thấp hơn so với tiêu chuẩn thanh toán, điều này cho thấy rủi ro thanh khoản ngắn hạn của công ty tới đây là rất lớn.
* Kỳ thu tiền bình quân: Là khả năng thu hồi vốn trong thanh toán tiền hàng. Nếu như năm 2011 phải sau gần 2 tháng kể từ khi xuất hàng thì công ty mới nhận được tiền thanh toán thì năm 2012, khoản thời gian này được rút ngắn còn 35 – 40 ngày, mặc dù thời gian đã được rút ngắn nhưng vẫn còn quá dài làm ảnh hưởng đến nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh cũng như khả năng thanh toán của công ty. Công ty cần có chính sách để rút ngắn kỳ thu tiền bình quân.
* Khả năng huy động vốn: Qua bảng chỉ tiêu ta thấy, với lượng vốn
lưu động và chủ sở hữu giảm như vậy, trong khi tỷ số nợ của công ty không ngừng tăng (tỷ số nợ trên nguồn vốn năm 2012 là 80,82%) và chủ yếu là khoản nợ từ các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh. Điều này đã ảnh hưởng đến khả năng vay vốn của công ty. ty đã Mặc dù công niêm yết trên sàn
Các chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Cơ cấu tài sản
- Tài sản ngắn hạn/ Tổng tài sản % 59,50 69,01 49,87 - Tài sản dài hạn/ tổng tài sản % 40,50 30,99 50,13
Cơ cấu nguồn vốn
- Nợ phải trả/ Tổng nguồn vốn % 59,99 66,37 80,82 - Nguồn vốn chủ sở hữu/ Tổng nguồn vốn % 40,01 33,63 19,17 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế /Doanh thu thuần % 0,43 0,36 -15,83 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu % 1,54 1,21 -133,76
Tỷ số tổng nợ/Tổng vốn % 59,99 66,37 80,82
Khả năng thanh toán hiện thời (nợ ngắn hạn) Lần 1,03 1,06 0,62
Khả năng thanh toán nhanh Lần 1,00 1,04 0,68
Kỳ thu tiền bình quân Ngày … 54 35
Vòng quay vốn lưu động Vòng … 2,00 2,27
chứng khoán nhưng tính thanh khoản của cổ phiếu của công ty là rất thấp, thậm chí không có nên việc huy động vốn qua kênh này gặp nhiều khó khăn.
Nhìn chung, giai đoạn này tình hình tài chính công ty chưa ổn định, nguồn vốn chủ sở hữu thấp và nợ phải trả cao. Các chỉ số tài chính đều cho thấy hoạt động tài chính của công ty có sự cải thiện. Với những biến động như vậy, tình hình tài chính của công ty trong thời gian tới được dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn, lượng vốn lưu động thiếu hụt trầm trọng trong khi nợ ngắn hạn nhiều, chi phí lãi vay lớn dẫn đến công ty cơ công ty không có khả năng thanh khoản. Do đó, công ty cần phải có giải pháp để đẩy mạnh hoạt động tài chính hơn nữa, điều chỉnh dần chính sách nợ, cắt giảm chi phí để tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh nhằm mang lại lợi nhuận cao hơn.