Phân tích khả năng duy trì và mở rộng thị phần của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty minh hải jostoco (Trang 38)

nghiệp

Trong giai đoạn năm 2010 đến năm 2012, do hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn nên công ty chỉ tập trung sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm thuộc về tôm. Vì vậy, đề tài chủ yếu phân tích thị phần của doanh nghiệp thông qua giá trị xuất khẩu tôm.

Bảng 3.2: Thống kê kim ngạch xuất khẩu tôm từ năm 2010 đến năm 2012

ĐVT: triệu USD

Chênh lệch 11/10 Chênh lệch 12/11 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Công ty Minh Hải 39,02 32,70 39,85 -6,32 -16,19 7,14 21.84 Vùng Cà Mau 802,00 871,00 910,00 69 8,6 41 4,7 Cả nước 2.106,82 2.396,10 2.237,44 289,27 13,73 -158.7 -6.622

(Nguồn: Thống kê từ Cty Minh Hải, Casep và Vasep)

Dựa vào bảng thống kê (bảng 3.2) ta thấy, kim ngạch xuất khẩu tôm của Công ty giai đoạn 2010-2011 suy giảm, trong khi đó kim ngạch vùng Cà Mau và cả nước đều tăng. Cụ thể, năm 2011 kim ngạch của công ty xuất khẩu Minh Hải chỉ đạt 32,70 triệu USD giảm 21,85% so với năm 2010. Trên địa bàn toàn tỉnh Cà Mau năm 2011, kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 871 triệu USD, tăng 8,6% so với năm 2010. Cả nước là 2.396,10 triệu USD, tăng 13,73% so với năm 2011. Vì vậy, thị phần của công ty so với vùng Cà Mau cũng có sự suy giảm từ 4,87% năm 2010 xuống còn 3,75% năm 2011. So với cả nước, thị phần của công ty giảm từ 1,85% xuống còn 1,36%. Tuy nhiên, trong năm 2012, thị phần của công ty đã tăng trưởng trở lại do kim ngạch xuất khẩu của công ty có sự tăng trong khi của vùng và cả nước đều giữ mức ổn định. Cụ thể, năm 2012, kim ngạch xuất khẩu của công ty đạt 39,85 triệu USD, tăng 21,84% so với năm 2011, thị phần của công ty so với vùng Cà Mau là 4,38% và so với cả nước là 1,8%. Số liệu trên cho thấy, thị phần của công ty về kim ngạch xuất khẩu đối với vùng và cả nước là thấp và bất ổn do tình hình xuất khẩu của công ty luôn thay đổi khó lường.

3.2.1.1 Tình hình xuất khẩu thủy sản theo mặt hàng của công ty giai đoạn từ năm 2010 đến 2012

Hiện nay Công ty CP Chế Biến XKTS Minh Hải chỉ chuyên xuất khẩu 2 mặt hàng tôm sú và tôm thẻ chân trắng với nhiều loại khác nhau.

Nhìn vào bảng số liệu (Bảng 3.3) ta thấy, tôm sú là mặt hàng ảnh hưởng lớn nhất vào khả năng giữ vững thị phần xuất khẩu của công ty, trung bình qua 3 năm (2010-2012) mặt hàng tôm sú chiếm đến 87,54% sản lượng và 91,75% doanh thu xuất khẩu khẩu thủy sản của công ty. Tuy nhiên, sản lượng và doanh thu tôm sú giai đoan 2010 – 2011 giảm rất nhiều, điều này đã giải thích cho việc suy giảm của kim ngạch xuất khẩu và thị phần của công ty trong giai đoạn này.

Năm 2010 sản lượng xuất khẩu tôm sú là 3.063,55 tấn, tổng giá trị này đạt 36,18 triệu USD chiếm 92,73% kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, năm 2011 sản lượng này chỉ đạt 2.134,40 tấn, giảm 30,33% so với năm 2011, kim ngạch này chỉ đạt 28,27 triệu USD chiếm 86,46% tổng kim ngạch xuất khẩu. Đến năm 2012, góp phần vào sự gia tăng trở lại của kim ngạch và thị phần xuất khẩu của công ty vẫn là mặt hàng tôm sú. Sản lượng tôm sú trong năm này đạt đến 2.875,46 tấn, tăng hơn 34,72% so với năm 2011 và giá trị kim ngạch cũng đạt 38,267 triệu USD chiếm 96,04% tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty.

TÔM SÚ VÕ (HLSO) TÔM SÚ NGUYÊN CON (HOSO)

TÔM SÚ PD TƯƠI ĐÔNG IQF TÔM SÚ PDTO NOBASHI

Bảng 3.3: Sản lượng và kim ngạch các mặt hàng xuất khẩu thủy sản của công ty Minh Hải từ năm 2010 đến năm 2012

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 11/10 Chênh lệch 12/11

Loại hàng

Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ % Giá trị

Tăng trưởng (%) Giá trị Tăng trưởng (%) Sản lượng (tấn) 3.063,55 88,19 2.134,40 79,67 2.875,46 94,76 -929,15 -30,33 741,06 34,72 Tôm

Kim ngạch (triệu USD) 36,18 92,73 28,28 86,46 38,28 96,04 -7,9 -21,85 10,00 35,34

Sản lượng (tấn) 410,41 11,81 544,64 20,33 158,88 5,24 134,23 32,71 -385,76 -70,83

Tôm

thẻ Kim ngạch (triệu USD) 2,84 7,27 4,43 13,45 1,58 3,96 1,59 56,08 -2,85 -64,38

(Nguồn: Phòng kinh doanh xuất khẩu Công ty Minh Hải)

Bảng 3.4: Doanh thu các mặt hàng tôm của công ty Minh Hải từ năm 2010 đến năm 2012

ĐVT: 1000 USD

(Nguồn: Phòng kinh doanh xuất khẩu Công ty Minh Hải)

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 11/10 Chênh lệch 12/11

Mặt hàng Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tăng trưởng (%) Giá trị Tăng trưởng (%) Sú PD 5.884,70 15,08 6.081,28 18,60 5.028,81 12,62 196,58 3,34 -1.052,47 -17,31 Sú PTO 19.762,79 50,65 15.325,55 46,86 15.986,89 40,12 -4.437,24 -22,45 661,34 4,32 Sú NOBASHI 3.503,67 8,98 2.169,60 6,63 6.409,29 16,09 -1.334,10 -38,08 4.239,69 195,41

Sú Nguyên con (HOSO) 1.679,59 4,30 209,26 0,64 1.462,97 3,67 -1.470,33 -87,54 1.253,71 598,14

Sú Vỏ (HLSO) 5.352,79 13,72 4.490,07 13,73 9.379,68 23,54 -862,72 -16,12 4.889,61 108,89

Thẻ chân trắng 2.836,32 7,27 4.426,97 13,54 1.576,92 3,96 1.590,65 56,08 -2.850,05 -64,38

0.00 5000000.00 10000000.00 15000000.00 20000000.00 25000000.00 Sú PD Sú PTO Sú NOBASHI Sú Nguyên con (HOSO) Sú Vỏ (HLSO) Thẻ chân trắng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Hình 3.3: Doanh thu xuất khẩu các mặt hàng tiêu thụ của công ty

Dựa vào bảng số liệu phân tích ở bảng 3.4 và hình 3.2, ta có thể thấy trong các sản phẩm tôm sú thì nhóm sản phẩm tôm sú PTO, Sú Vỏ (HLSO), Sú PD, sú Nobashi là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty và chiếm một tỷ trọng rất cao.

Doanh thu sú PTO năm 2010 là 19.762.789,62 USD chiếm tỷ trọng 50,65% tổng kim ngạch xuất khẩu. Năm 2011 và 2012 do thị trường xuất khẩu giảm và nhu cầu mặt hàng này của khách hàng ít đi nên doanh thu năm 2011 chỉ đạt 15.325.551,75 USD, giảm 22,45% so với năm 2010 về doanh thu nhưng vẫn chiếm tỷ trọng 46,86%. Và năm 2012, doanh thu cũng chỉ đạt 15.986.893,87 USD, chiếm tỷ trọng 40,12%. Mặt dù 2 năm trở lại đây, doanh thu mặt hàng tôm PTO có suy giảm nhưng vẫn là mặt hàng đóng góp lớn nhất vào doanh thu xuất khẩu của công ty. Vì vậy đây là mặt hàng mà công ty cần tập trung hơn nữa để giữ vừng thị phần của mình.

Mặt hàng tiếp theo góp phần lớn vào tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của công ty là mặt hàng sú Vỏ (HLSO), tỷ trọng mặt hàng này tăng liên tục trong 3 năm. Năm 2010, doanh thu đạt 5.352.792,72 USD chiếm tỷ trọng 13,72% tổng kim ngạch xuất khẩu, năm 2011 doanh thu mặc dù giảm còn 4.490.071,52 USD nhưng vẫn chiếm tỷ trọng là 13,73% đều này là do xuất khẩu tổng doanh năm 2011 giảm. Năm 2012, doanh thu tăng mạnh, đạt 9.379.673,9 USD chiếm tỷ trọng đến 23,54%. Ta thấy nhu cầu mặt hàng này hiện nay là rất lớn.

Mặt hàng tôm sú PD cũng được sản xuất và tiêu thụ khá nhiều, tuy nhiên do thị trường xuất khẩu mặt hàng này của công ty thay đổi khá nhiều nên sản lượng và doanh thu cũng có sự biến động qua các năm, tuy nhiên biến động không lớn lắm. Cụ thể, năm 2010 doanh thu đạt 5.884.701,87 USD

chiếm tỷ trọng 15,08% tổng kim ngạch xuất khẩu, năm 2011 doanh thu đạt 6.081.344,50 USD, chiếm tỷ trọng 18,60%, nhưng đến năm 2012 thì con số này lại giảm còn 5.028.814,45 USD, chiếm tỷ trọng là 12,62%.

Tôm sú Nobashi cũng chiếm một tỷ trọng xuất khẩu lớn trong cơ cấu mặt hàng của công ty, tuy nhiên mặt này xuất khẩu không ổn định. Năm 2010, doanh thu mặt hàng này đạt 3.503.674,83 USD, chiếm tỷ trọng 8,98% tổng kim ngạch xuất khẩu. Đến năm 2011, doanh thu mặt hàng này chỉ đạt 2.169.595,93 USD chiếm tỷ trọng là 6,63%, nhưng đến năm 2012 doanh thu tăng lên 6.409.285,75 USD, chiếm đến 16,09%.

Cuối cùng trong các mặt hàng tôm sú là tôm nguyên con (HOSO), doanh thu mặt hàng này chỉ chiếm tỷ trọng trung bình 3% năm trong kim ngạch xuất khẩu của công ty.

Bên cạnh các mặt hàng tôm sú, tôm thẻ chân trắng là mặt hàng xuất khẩu mới phát triển vài năm trở lại đây và chỉ chiếm phần nhỏ trong sản lượng và doanh thu xuất khẩu nhưng cũng đóng góp một phần không nhỏ vào kim ngạch của công ty. Cụ thể, năm 2010 công ty đã xuất khẩu được 410,41 tấn chiếm 11,81% tổng sản lượng xuất khẩu thủy sản, giá trị xuất khẩu đạt 2,836 triệu USD. Năm 2011, sản lượng này là 544,64 tấn chiếm 20,33% tổng sản lượng xuất khẩu, giá trị xuất khẩu đạt 4,427 triệu USD, tăng 56,08% so với năm 2010 về giá trị xuất khẩu. Nguyên nhân là do nhu cầu các nước nhập khẩu và nguồn nguyên liệu dồi dào. Tuy nhiên, năm 2012 sản lượng này chỉ đạt 158,87 tấn giảm hơn 70% so với năm 2011 về sản lượng, giá trị xuất khẩu chỉ đạt 1,577 triệu USD. Nguyên nhân là do trong năm người nuôi tôm thẻ bị ảnh hưởng bởi dich bệnh nên không đủ nguyên liệu cung cấp và sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp xuất khẩu ngoài nước như Thái Lan, Ấn Độ…

Tóm lại, qua bảng số liệu cũng như phân tích ta thấy, cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của công ty chủ yếu là các mặt hàng tôm sú, tuy nhiên qua các năm các mặt hàng đều biến động, chưa có mặt hàng nào giữ vững và phát triển tỷ trọng của mình. Các mặt hàng tôm sú PTO dù vẫn đạt kim ngạch khá cao nhưng tỷ trọng liên tục giảm, trong khi các mặt hàng như sú như PD, sú Nobashi có năm tăng có năm giảm. Nguyên nhân chính là do sự biến động về thị trường nhập khẩu cũng như thị hiếu của nhười tiêu dùng của nhà nhập khẩu thay đổi. Tuy nhiên, điều này cho thấy khả năng linh hoạt của công ty trong việc đáp ứng nhu cầu về sản phẩm thị trường cũng như khả năng giữ vững thị phần của công ty so với vùng và cả nước.

3.2.1.2 Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản theo thị trường của công ty

Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản qua từng thị trường để thấy được thị phần xuất khẩu của từng thị trường, từ đó xác định thị trường mục tiêu, thị trường chủ lực để công ty tiếp tục phát triển nhằm duy trì và nâng cao thị phần xuất khẩu của mình.

Hiện nay, công ty đã có nhiều đối tác trên thị trường thế giới, các thị trường chính là thị trường Mỹ, Nhật Bản, EU, Úc, Canada. Tuy nhiên các thị trường này vẫn còn nhiều biến động, một số thị trường có tỷ trọng xuất khẩu giảm đi đáng kể, một số có lại có cơ cấu thị phần tăng lên theo hướng đáng triển vọng. Bên cạnh các thị trường chính, công ty còn có các thị trường như Hong Kong, Đài Loan, Hàn Quốc… các thị trường này thường không ổn định và chỉ chiếm một phần nhỏ trong thị phần xuất khẩu.

Bảng 3.5: Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu tôm theo thị trường của công ty

Minh Hải từ năm 2010 đến năm 2012

ĐVT: 1000 USD

(Nguồn: Phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu công ty Minh Hải)

* Thị trường Mỹ:

Năm 2010, Hoa Kỳ đã vượt qua Nhật Bản trở thành nhà nhập khẩu lớn nhất thế giới các sản phẩm tôm đông lạnh, chiếm 29,1% tỷ trọng nhập khẩu tôm của thế giới và tiếp tục duy trì đến nay. Dựa vào bảng số liệu 3.10 và hình minh họa, ta thấy, trong 3 năm thị trường Mỹ luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong kim ngạch xuất khẩu của công ty.

Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ đạt kỉ lục của công ty với doanh thu là 22.567.409,90 USD, chiếm 57,84% tổng kim ngạch xuất khẩu trong năm. Nguyên nhân do năm 2010, nguồn nguyên liệu tôm dồi dào do người nuôi tôm sú được mùa dẫn đến sản lượng sản xuất vượt kế mức kế hoạch và trong năm thị trường Mỹ là thị trường thu hút nhập khẩu lớn nhất.

Chênh lệch 11/10 Chênh lệch 12/11

Thi trường Năm

2010 Năm 2011 Năm 2012 Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ % Nhật Bản 4.156,64 6.027,57 12.313,70 1.870,93 45,01 6.286,13 104,29 Úc 6.797,99 9.317,62 8.658,61 2.519,64 37,06 -659,01 -7,07 EU 2.899,77 2.298,99 726,25 -600,78 -20,72 -1.572,74 -68,41 Mỹ 22.567,41 12.023,47 13.707,83 -10,543,94 -46,72 1.684,36 14,01 Canada 1.728,12 2.649,68 1.011,55 921,56 53,33 -1.638,13 -61,82 Thi trường khác 869,96 385.40 3.426,61 -484,56 -55,70 3.041.21 789,11 Tổng 39.019,89 32.702,73 39.844.83 -6.317,16 -16,19 7.141.10 21,84

Hình 3.4 Cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty Minh Hải từ năm 2010 đến năm 2012 Nh?t B?n 10% Úc 18% EU 7% M? 59% Thi trư?ng khác 2% Canada 4% Năm 2010 Nh?t B?n 18% Úc 28% EU 7% M? 38% Canada 8% Thi trư?ng khác 1% Năm 2011 N h?t B?n 31% Úc 22% EU 2% M? 33% Canada 3% Thi trư?ng khác 9% Năm 2012

Tuy nhiên, năm 2011 và năm 2012, kim ngạch vào thị trường này giảm rất nhiều. Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này giả đến 10.543.938,50 USD gần một nữa so với năm 2010, nhưng kim ngạch vào thị trường Mỹ vẫn chiếm đến 36,77% tổng kim ngạch xuất khẩu. Năm 2012, mặc dù sản lượng xuất khẩu tiếp tục giảm so với năm 2011 nhưng do giá thành sản phẩm xuất khẩu có sự gia tăng đáng kể, nên kim ngạch cao hơn so với năm 2011. Năm 2012, kim ngạch đạt 13.707.827,11 USD tăng 14,01% so với năm 2011, chiếm 34,40% tổng kim ngạch xuất khẩu. Nguyên nhân có sự giảm mạnh này là do thiếu nguyên liệu, sản phẩm không đủ cung cấp, giá nguyên liệu tăng trong khi giá sản phẩm lại không đáp ứng được yêu cầu của nhà nhập khẩu. Mặt khác, là giá xuất khẩu tôm của các quốc gia phát triển hàng đầu như Thái Lan, Indonexia, Ấn Độ...thấp hơn, dẫn đến các doanh nghiệp không cạnh tranh lại.

Tóm lại, mặt dù kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ có sự suy giảm nhưng đây vẫn là thị trường xuất khẩu chính của công ty trong những năm tới. Tuy nhiên, công ty cần phải có kế hoạch và chiến lược cụ thể, vì đây là một thị trường rộng lớn với kim ngạch nhập khẩu thủy sản luôn đứng đầu thế giới, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải cạnh tranh gay gắt với nhau. Bên cạnh đó, đa phần người tiêu dùng ở Mỹ không quan tâm đến chất lượng tôm mà thay chỉ quan tâm đến giá bán, đây là một khó khăn lớn cho doanh nghiệp Việt Nam vì giá bán của doanh nghiệp Việt Nam thường cao hơn so với doanh nghiệp cạnh tranh ngoài nước.

* Thị trường Nhật Bản

Thị trường Nhật Bản trong nhiều năm qua là một thị trường chiến lược của công ty, được công ty nghiên cứu tìm hiểu một cách cụ thể. Bằng chứng là qua 3 năm, kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này liên tục tăng. Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản chỉ đạt 4.156,637,73 USD, chiếm 10,65% tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty đến năm 2011, con số này tăng lên 6.027.856,53 USD, tương đương 45,01%, chiếm 18,43% tổng kim ngạch xuất khẩu và đứng vị trí thứ 3 trong các thị trường xuất khẩu lớn của công ty sau Mỹ và Úc. Năm 2012, sản lượng xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản cao nhất nhưng kim ngạch chỉ đạt 12.313.697,38 USD, chiếm 27,65% tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty, vẫn còn thấp hơn so với Mỹ.

Chính vì vậy, Nhật Bản tiếp tục là thị trường mà công ty cần hướng tới trong tương lai. Tuy nhiên, một vấn đề mà doanh nghiệp cần lưu ý khi xuất khẩu tôm sang Nhật Bản là từ ngày 18/5/2012 Cơ quan thẩm quyền Nhật Bản quyết định kiểm tra 30% lô tôm nhập khẩu từ Việt Nam đối với chất Ethoxyquin với mức giới hạn cho phép là 0,01ppm (trong khi đó, không kiểm

chất này đối với tôn nhập khẩu từ Thái Lan, Indonexia…). Đây là một khó khăn rất lớn đối với doanh nghiệp nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung.

* Thi trường Úc

Úc là một một trong những thị trường truyền thống của công ty. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu sang Úc luôn nằm trong top 3 thị trường lớn nhất của công ty. Năm 2010, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu vào Úc đứng thứ 2 sau Mỹ, với doanh thu đạt 6.797.979 USD, chiếm 17,42 tổng kim ngạch xuất khẩu. Năm 2011, thị trường này vẫn đứng thứ 2 với doanh thu tiếp tục tăng lên thành 9.317.617,90 USD, tương đương tăng 37,06% so với năm 2010.

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty minh hải jostoco (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)