3.2.3.1 Phân tích tình hình thu mua nguyên liệu
Công ty đã xây dựng hệ thống cung cấp nguồn nguyên liệu tại vùng khá ổn định. Danh sách các nhà cung cấp nguyên liệu chính bao gồm: Công ty TNHH Minh Hiển, Công ty TNHH CBTS Thiên Phú, Công ty TNHH 69 Cà Mau, Công ty TTHH Trang Khanh, các doanh nghiệp tư nhân và gần 200 đại lý con.
Tuy nhiên, theo thống kê trên địa bản tỉnh Cà Mau, năm 2012, sản lượng tôm chỉ đáp ứng khoảng 40% công suất của các nhà máy chế biến trong tỉnh do tình hình nuôi trồng và khai thác tôm trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh, dẫn đến thiếu hụt nguồn nguyên liệu. Mặt khác, tình hình thu mua nguyên liệu với giá cao của các thương lái Trung Quốc đã làm cho nguồn nguyên liệu cho các doanh nghiệp của tỉnh khan hiếm hơn, các nhà cung ứng đã liên tục ép giá hoặc bán cho các thương lái công ty khác với giá cao hơn. Điều này dẫn đến nguồn liệu của công ty thiếu trầm trọng hoặc mua với giá rất cao. Bên cạnh đó, công ty vẫn chưa có hệ thống nuôi trồng tự cung cấp nguồn nguyên liệu như một số công ty lớn trên địa bàn tỉnh và hệ thống nhập khẩu nguyên liệu từ ngoài nước của công ty còn yếu nên sản lượng nguyên liệu đầu vào chỉ đạt 50% công suất của công ty. Đều này sức cạnh tranh về nguồn nguyên liệu đầu vào của công ty chưa cao. Công ty cần xây dựng lại hệ thống nguồn nguyên liệu.
Dựa vào số liệu (bảng 14) ta thấy, sản lượng thu mua của công ty giảm dần qua các năm. Năm 2011 sản lượng thu mua là 3.245,14 tấn, đạt 54% công suất của công ty, giảm 7,94% về sản lượng. Đến năm 2012, sản lượng tiếp tục giảm chỉ còn 3028,54 tấn giảm 6,67% so năm 2011, trong đó sản lượng tôm sú giảm đến 256,59 tấn, tương đương 9,99% so với năm 2011, sản lượng tôm thẻ
tiếp tục tăng nhẹ. Theo kế hoạch năm 2013, công ty cố gắng tăng sản lượng nguyên liệu mua vào đến 4000 tấn.
Bảng 3.9: Nguyên liệu mua vào của công ty Minh Hải từ năm 2010 đến
năm 2012 Chênh lệch 11/10 Chênh lệch12/11 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Tổng SL mua (tấn) 3.524,85 3.245,14 3.028,54 -279,71 -7,94 -216,60 -6,67 -Tôm sú 3.108,57 2.667,24 2.409,65 -431,33 -13,88 -256,59 -9,99 -Tôm thẻ 416,28 567,90 618,89 151,62 36,42 50,59 8,98
(Nguồn: Phòng kinh doanh công ty Minh Hải)
Tuy nhiên, trước thực trạng nguồn nguyên liệu như hiện nay cho thấy tình hình thu mua nguyên liệu của công ty trong thời gian tới sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
3.2.3.2 Phân tích chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất của công ty chủ yếu bao gồm chi phí về nguồn nguyên vật liệu, chi phí nhân công và và các chi phí dịch vụ mua ngoài.
Bảng 3.10: Tình hình thực hiện chi phí sản xuất của công ty Minh Hải từ
năm 2010 đếnnăm 2012 ĐVT: tỷ đồng Chênh lệch 11/10 Chênh lệch 12/11 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) CP nguyên VL 581,41 762,06 593,73 180,65 31,07 -168,33 -22,08 CP nhân công 24,74 26,64 28,30 1,90 7,66 1,66 6,24 CPDV mua ngoài 30,12 33,07 37,36 2,95 11,92 4,29 12,96 Chi phí khác 10,67 11,84 13,63 1,17 10,98 1.79 15,06 Tổng chi phí 646,94 833,61 673,02 186,67 28,66 -160,59 -19,26
(Nguồn: Phòng tài chính công ty Minh Hải)
Dựa vào bảng 3.10, ta thấy, tình hình sử dụng chi phí sản xuất chung đang có xu hướng giảm dần mặc dù tăng mạnh trong năm 2011. Năm 2011, chi phí sản xuất của công ty lên đến 833.609,93 triệu đồng, tăng hơn 28,66% so với năm 2010. Nguyên nhân là do công ty đầu tư đẩy mạnh thu mua nguyên liệu, giá nguồn nguyên liệu tăng nhanh và thanh toán các khoản tiền nợ còn tồn động cho các nhà cung cấp nguyên liệu nên dẫn đến chí phí nguyên vật liệu mua vào của công ty lên đến 762.055,91 triệu đồng, tăng hơn 31,08% so
với năm 2010. Đến năm 2012, do sản lượng hàng tồn kho còn nhiều và nguồn nguyên liệu và vốn thiếu hụt nên công ty hoạt động sản xuất chưa cao, chi phí cho nguyên vật liệu chỉ còn 593.734,30 triệu đồng, giảm 20,09% so với năm 2011 đều này cũng đã làm cho chi phí của công ty giảm hơn 22,08% so với năm 2011. Bên cạnh chi phí đó, các chi khác như chi phí nhân công, chi phí dịch vụ mua ngoài đều gia tăng qua các năm. Đáng chú ý là sự gia tăng về chi phí dịch vụ mua ngoài như chi phí thuê ngoài sữa chữa TSCĐ phục vụ cho khâu bán hàng, hàng hóa bán đi, hay tiền thuê kho, thuê bãi, bốc vác… và tiền lương cho nhân công của công ty. Điều này cho thấy quy mô hoạt động của công ty có sự tăng trưởng đáng kể.
Nhìn chung, việc sử dụng chi phí cho hoạt động sản xuất của công ty còn khá cao. Chi phí nguyên vật liệu giảm nhưng lại cho thấy dấu hiệu tiêu cực là nguyên liệu đầu vào giảm trong khi các chi phí về nhân công và dịch vụ mua ngoài lại tăng, làm ảnh hưởng đến chi phí chung của công ty.
3.2.3.3 Phân tích giá bán sản phẩm
Hiện nay, công ty đang xây dựng giá bán (giá xuất khẩu) căn cứ vào 2 tiêu chí lớn là chi phí sản xuất sản phẩm (chủ yếu là giá nguyên liệu đầu vào) và giá cả thị trường, giá cả đối thủ cạnh tranh.
Ngoài việc xác định giá như vậy, công ty còn chú trọng tiềm hiểu thị trường từ đó đưa ra các chính sách giá phù hợp với người tiêu dùng ở từng thị trường khác nhau và từng thời điểm khác nhau, đảm bảo tính cạnh tranh và mang lợi nhuận tối đa cho công ty. Bên cạnh đó, công ty cũng có các chính sách ưu đãi bằng cách chiếc khấu đối với các khách hàng truyền thống, khách hàng có số lượng mua lớn mua lớn để tạo niềm tin ở họ và khuyến khích mua lần sau.
Thông thường công ty áp dụng hai phương thức giao dịch để xác định mức giá xuất khẩu tương ứng đó là CIF và FOB:
- Theo giá FOB công ty sẽ giao hàng tại cảng Việt Nam TP Hồ Chí Minh.
Giá FOB = giá mua hàng + chi phí lưu thông + chi phí quản lí + thuế XNK + thuế doanh thu.
- Giá CIF được xác định khi khách hàng yêu cầu hàng được vận chuyển đến cảng của họ.
Giá CIF = Giá FOB + chi phí vận chuyển + Phí bảo hiểm hàng hóa. Trên cơ sở xác định giá như vậy, công ty có thể ứng phó với sự biến đổi liên tục của thị trường, không có chính sách định giá cụ thể cho từng mặt hàng, doanh số bán ra sẽ đảm bảo và nguồn lợi nhuận có thể dự đoán trước.
Bảng 3.11: Giá xuất khẩu tôm trung bình của công ty và cả nước và cả nước từ năm 2010 đến năm 2012
ĐVT: USD/Kg
(Nguồn: Phòng kinh doanh công ty Minh Hải, Vasep)
Nhìn bảng số liệu (bảng 3.11), ta thấy mức giá trung bình xuất khẩu mặt hàng tôm của công ty đều cao hơn so với mức giá trung bình chung của cả nước và đang gia tăng. Năm 2012, mức giá trung bình của công ty là 13,13 USD/kg, tăng 0,97 USD/kg so với năm 2011, trong khi mức giá trung bình của cả nước là 11,21 USD/kg. Mặc dù giá cao nhưng là do sản phẩm của công ty chủ yếu là mặt hàng tôm PTO đông và hấp nên giá thành trung bình được nâng cao. Nếu so sánh giá mặt hàng tôm PTO của công ty với các doanh nghiệp khác thì giá chỉ ngang bằng hoặc cao hơn chút đỉnh. Chẳng hạn, giá tôm PTO trung bình năm 2012 là 15,4 USD/kg thì trên địa bàn tỉnh giá xuất khẩu sản phẩm này cũng từ 14,5 – 15,5 USD/kg.
Một điểm bất lợi về giá của hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu ở Việt Nam nói chung và công ty nói riêng chưa khẳng định được thương hiệu cũng như hệ thống tiêu thụ, phân phối riêng, đa phần sản phẩm được tiêu thụ dưới nhãn hiệu nhà nhập khẩu hay thương hiệu của các hệ thống phân phối, siêu thị ở nước ngoài, điều này làm cho giá xuất khẩu của các doanh nghiệp dễ dàng bị ép giá dẫn đến giá có tính cạnh tranh kém.
Điều này làm cho công ty chưa thể cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài như Thái Lan, Indonexia, Ấn Độ về giá bán. Điều đáng nói là, kế hoạch tăng giá cũng chưa đem lại hiệu quả, do giá nguyên liệu biến động quá nhanh làm công ty không kịp phản ứng với các hợp đồng đặt trước của khách hàng.
3.2.3.4 Phân tích tình hình đảm bảo chất lượng sản phẩm
Trong hoạt động xuất khẩu thủy sản, chất lượng sản phẩm là yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của bất kì doanh nghiệp nào. Bởi vì, nếu đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu về chất lượng sản phẩm, các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ dễ dàng hơn, tránh tình trạng hàng hóa bị trả về do không đủ chất lượng. Vì vậy, chất lượng là yếu tố được công ty chú trọng nhiều nhất. Bên cạnh đó, công ty cũng đưa ra nhiều loại hàng khác nhau để phù hợp với nhu cầu của mọi người. Tuy nhiên, do hàng hóa chủ yếu bán cho
Giá xuất khẩu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Công ty Minh Hải 12,7 12,2 13,13
nhà nhập khẩu, sau đó nhà nhập khẩu mới phân phối lại nên công ty cũng ít chú trọng đến mẫu mã và bao bì, chủ yếu là theo yêu cầu của nhà nhập khẩu.
Hiện nay, sản phẩm của công ty đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về việc thực hiện quản lý các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm như: an toàn và vệ sinh thực phẩm theo các nguyên tắc HACCP của U.S, hệ thống quản lí chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008, SQF 2000CM, B.R.C và giải thưởng chất lượng Việt Nam.
Mặc dù, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu thủy sản của công ty chủ yếu là tôm sú và tôm thẻ. Tuy nhiên, sản phẩm lại rất đa dạng, nhiều chủng loại khác nhau và được chế biến với công nghệ cao đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Chẳng hạn, các loại tôm như: tôm sú vỏ (HLSO), tôm PDTO tươi và hấp đông IQF, tôm sú nguyên con (HOSO), tôm PD tươi đông IQF, tôm sú NOBASHI tẩm bột, tôm sú PDTO NOBASHI, tôm thẻ PD tươi đông IQF, tôm thẻ… hầu hết các mặt hàng đều được bảo quản theo công nghệ hệ thống đông IQF. Bên cạnh đó, hầu hết các mặt hàng này đều được thông qua kiểm dịch các bệnh như đốm trắng, đầu vàng, bệnh virut, taura, sốt huyết đỏ… Điều này đã tạo cho công ty một lợi thế nhất định trong việc cạnh tranh tại các thị trường xuất khẩu có rào cản kỹ thuật, đòi hỏi chất lượng sản phẩm phải được đảm bảo như Nhật Bản, EU, Úc, Hàn Quốc.
Tuy nhiên, công ty cũng không ít lần gặp khó khăn do nguồn nguyên liệu đầu vào kém chất lượng (tình trạng tôm bệnh, tôm bơm tạp chất pha lẫn tôm tốt, tôm bị kháng sinh....Điều này làm cho công ty khó khăn trong việc chọn lọc sản phẩm dẫn đến nhiều sản phẩm chưa đạt chất lượng yêu cầu nhà nhập khẩu, đồng thời sản lượng sản xuất chưa đạt theo kế hoạch và chi phí xử lý tăng cao gây ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
3.2.3.5 Phân tích tình hình phân phối
Hiện nay, công ty vẫn chưa thiết lập được hệ thống phân phối trực tiếp ở các nước xuất khẩu lớn như Nhật Bản, Mỹ, Úc mà chủ yếu là bán cho nhà nhập khẩu sau đó nhà nhập khẩu sẽ phân phối lại cho các nhà trung gian để sản phẩm đến người tiêu dùng. Đều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến uy tính của công ty khi sản phẩm muốn đến tay người tiêu dùng phải qua nhiều giai đoạn trung gian làm cho giá tăng cao. Bên cạnh việc xuất khẩu, năm 2012 công ty đã mở rộng việc bán sản phẩm trong nước để tăng thêm lợi nhuận, mặt khác muốn giới thiệu sản phẩm của công ty đến người tiêu dùng trong nước. Sản phẩm của công ty đã có tại các nhà hàng, siêu thị thuộc tỉnh Cà Mau và TP. Hồ Chí Minh.
(Nguồn: Phòng kinh doanh công ty Minh Hải)
Hình 3.5: Hệ thống phân phối sản phẩm công ty Minh Hải