Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý sinh viên hệ chính quy ở trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội (Trang 88)

K. GD THƯỜNG XUYÊN

3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

Các biện pháp mà chúng tôi đưa ra là kết quả của quá trình nghiên cứu lý luận, tìm hiểu và phân tích thực trạng quản lý SV tại Trường CĐCĐ Hà Nội. Để khẳng định tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lý nêu trên, chúng tôi đã tiến hành khảo sát, lấy ý kiến đánh giá của 35 cán bộ quản lý và 15 giảng viên của trường, với kết quả khảo sát được thể hiện ở Bảng 3.1 như sau:

Bảng 3.1. Kết quả đánh giá của cán bộ quản lý, giảng viên về tính cấp thiết của các biện pháp quản lý

T

T Tên biện pháp

Cấp thiết Ít cấp thiết Chưa cấp thiết

SL % SL % SL %

1 Tăng cường giáo dục tư tưởng,

chính trị, đạo đức, lối sống cho SV 45 90 5 10 0 0 2 Tăng cường quản lý hoạt động tự

học, tự nghiên cứu cho SV 42 84 7 14 1 2

3

Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương thực hiện quản lý tốt SV ngoại trú

38 76 8 16 4 8

4

Đầu tư kinh phí để tăng cường cơ sở vật chất; trang thiết bị phục vụ các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao cho SV

Bảng 3.2. Kết quả đánh giá của cán bộ quản lý, giảng viên về tính khả thi của các biện pháp quản lý

T

T Tên biện pháp

Khả thi Ít khả thi Chưa khả thi

SL % SL % SL %

1 Tăng cường giáo dục tư tưởng,

chính trị, đạo đức, lối sống cho SV 42 84 8 16 0 0 2 Tăng cường quản lý hoạt động tự

học, tự nghiên cứu cho SV 40 80 9 18 1 2

3

Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương thực hiện quản lý tốt SV ngoại trú

40 80 7 14 3 6

4

Đầu tư kinh phí để tăng cường cơ sở vật chất; trang thiết bị phục vụ các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao cho SV

30 60 17 34 3 6

Nhận xét:

Từ số liệu bảng trên cho thấy: các cán bộ quản lý và giảng viên được hỏi đều thống nhất đánh giá những biện pháp được đề xuất là cấp thiết và có tính khả thi khá cao, đặc biệt là biện pháp “Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho SV”. Đây được coi là biện pháp quan trọng, làm nền tảng cho việc triển khai tốt các biện pháp còn lại.

Bên cạnh đó, để đảm bảo chất lượng đào tạo, cần chú ý triển khai có hiệu quả biện pháp “Tăng cường quản lý hoạt động học, tự học, tự nghiên cứu cho SV”, tiếp đến là biện pháp “Đầu tư kinh phí để tăng cường cơ sở vật chất; trang, thiết bị phục vụ các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao cho SV”, bởi vì những điều kiện về tài chính, cơ sở vật chất là yếu tố quan trọng

hàng đầu, điều kiện rất quan trọng để hoàn thành mục tiêu giáo dục.

Biện pháp “Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương thực hiện quản lý tốt SV ngoại trú” có vai trò rất quan trọng, hỗ trợ cho ba biện pháp nêu trên, và ngược lại, nếu làm tốt ba biện pháp nêu trên, thì việc thực hiện các biện pháp quản lý SV ngoại trú cũng trở lên thuận lợi, dễ dàng hơn.

Từ những kết quả thu được qua điều tra, kết hợp với những cơ sở đề xuất các biện pháp, tác giả hy vọng rằng những biện pháp mà đề tài đề xuất ra có thể được áp dụng vào thực tế quản lý SV của trường CĐCĐ Hà Nội nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, góp phần vào sự phát triển chung của nhà trường.

Kết luận Chương 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận ở Chương 1, điều tra, phân tích thực trạng công tác quản lý SV tại trường CĐCĐ Hà Nội đã nêu ở Chương 2, cũng như dựa vào các nguyên tắc cần đảm bảo, tác giả đã đề xuất bốn biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý SV, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường, đó là:

Biện pháp 1: Tăng cường giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống

cho SV.

Biện pháp 2: Tăng cường quản lý hoạt động tự học, tự nghiên cứu cho

SV.

Biện pháp 3: Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương thực hiện

quản lý tốt SV ngoại trú.

Biện pháp 4: Đầu tư kinh phí để tăng cường cơ sở vật chất; trang thiết

bị phục vụ các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao cho SV.

Mỗi biện pháp quản lý được đề xuất đều có tính độc lập tương đối, có vị trí, vai trò khác nhau nhưng giữa các biện pháp này có mối quan hệ biện chứng, hỗ trợ lẫn nhau tạo thành một chỉnh thể thống nhất.

Các biện pháp quản lý nêu trên đã được khảo nghiệm một số cán bộ quản lý, giảng viên của nhà trường. Kết quả sơ bộ cho thấy: các biện pháp quản lý này là cấp thiết và khả thi trong điều kiện hiện tại của nhà trường. Kết quả khảo nghiệm bước đầu cho phép khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học và sự hoàn thành các nhiệm vụ nghiên cứu của tác giả luận văn.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý sinh viên hệ chính quy ở trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w