Chức năng, nhiệm vụ của trường CĐCĐ Hà Nộ

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý sinh viên hệ chính quy ở trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội (Trang 36)

2.1.2.1. Chức năng

Trường Cao Đẳng Cộng Đồng Hà Nội hoạt động theo Điều lệ trường Cao Đẳng do Bộ GD&ĐT ban hành tháng 12/2003 và Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng.

thuật và cán bộ quản lý cho Thủ đô Hà Nội và thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học theo quy định. Hiện nay, trường đã mở rộng đào tạo một số ngành từ trung cấp đến đại học để đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Thủ đô.

Từ khi thành lập tháng 12/2005, khóa đầu tiên được tuyển là năm học 2006 – 2007, đến nay trường CĐCĐ Hà Nội đã đào tạo được hơn 4500 sinh viên cao đẳng hệ chính quy với sáu ngành đào tạo là: Công nghệ kỹ thuật Xây dựng, Kế toán, Công nghệ kỹ thuật Điện – Điện tử, Hệ thống thông tin quản lý, Quản trị Kinh doanh và Tài chính ngân hàng. Ngoài ra, nhà trường còn tham gia đào tạo trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy cho hơn 6500 học sinh với các ngành đào tạo như: Xây dựng Công nghiệp – Dân dụng, Kế toán, Điện Công nghiệp và Dân dụng, Quản trị doanh nghiệp, Tài chính ngân hàng và Công nghệ thông tin; đào tạo gần 1000 sinh viên cao đẳng liên thông hệ chính quy và khoảng 1500 học sinh các lớp đào tạo nghề ngắn hạn.

2.1.2.2. Nhiệm vụ

Trải qua 25 năm phấn đấu trưởng thành và phát triển, trường CĐCĐ Hà Nội đã đề ra các nhiệm vụ hoạt động:

− Đào tạo nhân lực có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe, có năng lực làm việc thích ứng với xã hội, có khả năng tự tạo việc làm cho mình và cho những người khác trong xã hội, tham gia bình đẳng trong hợp tác quốc tế, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

− Tổ chức đào tạo theo mục tiêu, chương trình, ngành nghề theo nhu cầu của cộng đồng, tiến hành nghiên cứu khoa học phát triển công nghệ. Đào tạo gắn với nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh và dịch vụ.

− Thực hiện đào tạo đa cấp, đa ngành, đa hệ, đào tạo liên thông giữa các bậc học, liên kết với các trường, viện, các cơ sở đào tạo, các doanh nghiệp trong và ngoài nước theo nhu cầu của thị trường. − Quản lý giảng viên, giáo viên, cán bộ, viên chức (gọi chung là cán

bộ, viên chức) xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giảng viên về cơ cấu trình độ, đáp ứng theo nhu cầu của thị trường.

− Tuyển sinh, quản lý người học theo quy định và yêu cầu của xã hội. − Đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ, giảng viên, giáo

viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới.

− Quản lý, sử dụng đất đai, trường sở, trang thiết bị, tài sản phù hợp với sự phát triển của nhà trường và đúng với quy định của pháp luật. − Tổ chức cho đội ngũ cán bộ, giảng viên, giáo viên, người học tham

gia các hoạt động dịch vụ của nhà trường, các hoạt động xã hội phù hợp với ngành nghề đào tạo và nhu cầu của xã hội. Phối hợp với các tổ chức, cá nhân và gia đình của người học trong hoạt động giáo dục. − Tổ chức liên kết với các đơn vị đào tạo của nhà trường tại các địa

phương nhằm đáp ứng nhu cầu của cộng đồng. − Giữ gìn và phát triển những di sản văn hóa dân tộc.

− Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Ủy bân Nhân dân Thành phố Hà Nội và pháp luật.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý sinh viên hệ chính quy ở trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội (Trang 36)