Tăng cường giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống cho S

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý sinh viên hệ chính quy ở trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội (Trang 68)

K. GD THƯỜNG XUYÊN

3.2.1.Tăng cường giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống cho S

3.2.1.1. Mục đích và ý nghĩa

Hoạt động giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống cho SV có ý nghĩa rất quan trọng trong giáo dục toàn diện con người. Hoạt động giáo dục này không những giúp SV nhận thức, nắm vững được đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, những kiến thức pháp luật của Nhà nước và những bộ, ngành có liên quan mà còn giúp họ hành động, ứng xử theo thang giá trị, chuẩn mực xã hội. Hơn nữa, hoạt động giáo dục này còn giúp SV nhận thức vai trò và trách nhiệm của bant thân họ trong việc học tập, tiếp thu tri thức, đảm bảo cho họ thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của họ.

Tăng cường giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống cho SV nhằm bồi dưỡng cho SV những chuẩn mực, giá trị tư tưởng, chính trị, giá trị đạo đức, kiến thức pháp luật, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của trường CĐCĐ Hà Nội.

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp

Để tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho SV trường CĐCĐ Hà Nội cần thực hiện các nội dung chính sau:

− Nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập các môn khoa học Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong nhà trường. Tổ chức thi học sinh giỏi các môn học, khuyến khích SV nghiên cứu khoa học. Kịp thời tuyên dương khen thưởng SV đạt thành tích cao trong học tập và nghiên cứu khoa học.

− Tiếp tục triển khai có hiệu quả quy trình ISO về đánh giá kết quả rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, nếp sống của SV. Để quản lý SV chặt chẽ, đánh giá SV chính xác công bằng và khách quan, cán bộ quản lý SV phối hợp chặt chẽ với nhiều bộ phận, phòng ban để nắm bắt các thông tin về việc chấp hành của SV. Tổ chức tốt hệ thống cán bộ lớp ngay từ đầu năm học,thường xuyên tập huấn bồi dưỡng nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ lớp. Quản lý SV thông qua kiểm soát chặt chẽ bằng thẻ SV, xây dựng qui định chặt chẽ về việc sử dụng thẻ SV, đeo thẻ trong nhà trường và giảng đường.

− Tiếp tục thực hiện tốt chỉ thị 34/CT-TW ngày 30/5/1998 của Bộ Chính trị về “Tăng cường công tác chính trị tư tưởng, củng cố tổ chức Đảng, Đoàn thể quần chúng và công tác Đảng trong trường học” để đẩy mạnh hơn nữa công tác phát triển Đảng trong HSSV.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện biện pháp

a) Để nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập các môn khoa học Mác - Lê Nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh cần thực hiện các công việc cụ thể sau :

− Tham mưu cho lãnh đạo trường chỉ đạo sát sao việc đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập bộ môn theo hướng giảm giờ giảng trên lớp, tăng cường thảo luận theo nhóm SV, tổ chức học tập thông qua các hoạt động ngoại khóa như tổ chức cho SV đi dã ngoại, tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh, thăm khu di tích K9, thăm Làng sen quê Bác, thăm Bảo tàng Cách mạng, các khu di tích lịch sử khác, … Thông qua các hoạt động này, SV được trang bị thêm những kiến thức sinh động từ thực tiễn bên cạnh những kiến thức sách vỡ, giúp họ có hứng thú hơn trong nhận thức, linh hoạt và hiệu quả hơn trong việc tiếp thu tri thức.

− Tăng cường hình thức đối thoại, tổ chức hội thảo khoa học, khích lệ và khích thích khả năng tư duy độc lập của SV, giúp và định hướng cho họ có nhận thức đúng về các khái niệm, phạm trù, nguyên lý, quy luật, mối quan hệ, tác động qua lại, ảnh hưởng, chi phối, phụ thuộc nhau giữa các khoa học. Không những giúp SV có nhận thức đúng đắn, giảng viên còn giúp họ vận dụng những kiến thức và kỹ năng đã được đào tạo và thực tiễn.

− Phải có kế hoạch tuyển dụng, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên giảng dạy các môn khoa học nói trên. Các giảng viên này phải được tham gia đầy đủ và có chất lượng vào các chương trình chuẩn hóa kiến thức do Bộ GD&ĐT tổ chức.

− Tổ chức có hiệu quả, chất lượng kỳ thi Olympic, cuộc thi tìm hiểu các môn khoa học Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, kịp thời khen thưởng cho những SV đạt thành tích cao trong học tập và rèn luyện.

b) Thực hiện nghiêm túc quy trình ISO về việc tính điểm rèn luyện cho SV theo đúng Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy, ban hành kèm theo Quyết định số 60/2007/QĐ-BGDĐT ngày 16/10/2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, với 5 nội dung là:

− Đánh giá ý thức học tập (điểm tối đa là 30 điểm), gồm: đi học đầy đủ, đúng giờ; không thi lại môn nào; được thưởng điểm về học tập; thực hiện nghiêm túc quy chế thi và kiểm tra; tham gia nghiên cứu khoa học hoặc dự thi Olympíc hoặc đạt sinh viên giỏi các cấp.

− Đánh giá về ý thức học tập và việc chấp hành nội quy, quy chế trong nhà trường (điểm tối đa là 25 điểm), gồm: thực hiện tốt các quy chế, nội quy, quy định của Bộ GD&ĐT, trường CĐCĐ Hà Nội; thực

hiện tốt quy chế KTX, hoặc quy chế ngoại trú; có tinh thần đấu tranh, phê bình, góp phần đảm bảo nội quy, quy chế được thực hiện; tham gia đầy đủ,có phát biểu trong các buổi sinh hoạt lớp, học tập và thảo luận nội quy, quy chế, có đề xuất, đóng góp ý kiến; có ý thức bảo vệ tài sản của tập thể, của công dân, giữ gìn môi trường sạch đẹp và vận động và vân động người khác thực hiện có hiệu quả.

− Đánh giá ý thức về kết quả tham gia các hoạt động chính trị - xã hội, văn hóa, văn nghệ, thể thao và phòng chống các tệ nạn xã hội (điểm tối đa: 20), gồm: tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao các cấp từ lớp, chi hội, chi đoàn trở lên; không vi phạm pháp lệnh và các quy định về phòng chống ma túy và tệ nạn xã hội; có sự trưởng thành của bản thân qua các hoạt động rèn luyện

− Đánh giá về phẩm chất công dân và quan hệ với cộng động (điểm tối đa 15 điểm), gồm: không vi phạm chủ trương, chính sách và pháp luật của nhà nước; không vi phạm về công tác giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội, luật lệ giao thông; quan hệ tốt với nhân dân địa phương; có mối quan hệ tốt trong lớp, trong trường, nơi cư trú, không gây mất đoàn kết trong tập thể; có hành vi giúp đỡ bạn bè trong học tập, trong cuộc sống.

− Đánh giá về việc tham gia công tác đoàn thể, xã hội và các hoạt động khác của nhà trường (điểm tối đa là 10 điểm), gồm: là hành viên Đội thanh niên xung kích, Đội SV tình nguyện cấp trường, ban chủ nhiệm các câu lạc bộ, tham gia lãnh đạo lớp, đoàn, hội, chi bộ sinh viên các cấp; tích cực tham gia và lôi cuốn bạn bè tham gia; được khen thưởng về các hoạt động khác.

− SV tự đánh giá kết quả rèn luyện theo mức điểm quy định trong quy chế.

− Tổ chức họp lớp với ít nhất 90% SV dự họp, có giáo viên chủ nhiệm tham dự và có ý kiến để đánh giá. Căn cứ vào kết quả tự đánh giá của SV để xếp loại rèn luyện cho SV nhưng phải được trên 1/2 số SV có mặt nhất trí và được ghi vào biên bản cuộc họp. − Kết quả rèn luyện của SV được giáo viên chủ nhiệm và Chủ

nhiệm khoa xem xét trước khi trình Hiệu trưởng phê duyệt.

− Kết quả rèn luyện của SV phải được công bố công khai và thông báo cho từng SV biết.

− Việc đánh giá kết quả rèn luyện của SV được tiến hành theo từng năm học và toàn khoá học. Căn cứ vào tổng số điểm SV đạt được đối chiếu với quy định của Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của SV để xếp loại rèn luyện và tính điểm trung bình chung mở rộng cho từng học kỳ.

c) Thực hiện tốt chỉ thị 34/CT-TW ngày 30/5/1998 của Bộ Chính trị về công tác phát triển Đảng trong SV

− Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong HS-SV với nhiều hình thức đa dạng, phong phú.

− Tăng cường các hình thức tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử, lòng yêu nước thông qua các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử phát triển đất nước, về Đảng cộng sản Việt Nam.

− Đề cao tinh thần tự giáo dục, tự rèn luyện của HS-SV đi đôi với sự định hướng, hỗ trợ, giúp đỡ và hướng dẫn của tổ chức trong nhà trường; gắn kết giữa giáo dục lý tưởng cách mạng với bảo vệ, chăm lo, bồi dưỡng và phát huy tính tự giác và khả năng sáng tạo của HS-

SV trong tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

− Định kỳ tổ chức cho SV là đoàn viên ưu tú đăng ký phấn đấu trở thành đảng viên, trên cơ sở đó giới thiệu những đoàn viên ưu tú với Đảng, đảm bảo số lượng và chất lượng nhằm góp phần tăng cường nguồn trẻ, khẳng định xu hướng tích cực chính trị - xã hội trong SV.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

− Đảng uỷ và Hiệu trưởng cần quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục chính trị, tư tưởng cho SV; xây dựng và hoàn thiện các tiêu chí để phát triển Đảng trong SV; đôn đốc, kiểm tra, giám sát thường xuyên việc thực hiện, cũng như có các hình thức khen thưởng, kỷ luật kịp thời.

− Phòng Công tác HS-SV cần tham mưu cho Đảng uỷ nhà trường và Hiệu trưởng về các vấn đề như: đánh giá kết quả rèn luyện của SV hàng năm; đảm bảo thực hiện các chế độ, chính sách đối với SV đảm bảo chính xác, công bằng, đúng đối tượng; tuyên truyền phổ biến pháp luật về phòng chống ma tuý, tệ nạn xã hội, …

− Các khoa chuyên môn: bám sát các nội dung đã được Đảng uỷ nhà trường phê duyệt trong việc triển khai công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của SV; thường xuyên quan tâm, tạo điều kiện để SV tham gia các hoạt động xã hội do nhà trường tổ chức; thường xuyên trao đổi, đối thoại với SV để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của SV.

− Các giảng viên dạy các môn Chính trị, các môn khoa học Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh: tích cực tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ, thường xuyên cập nhật các thông tin thời sự để phục vụ công tác giảng dạy; tăng cường đổi mới phương pháp giảng dạy, gắn lý luận với thực tiễn, …

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý sinh viên hệ chính quy ở trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội (Trang 68)