Mục đích, nguyên tắc của công tác quản lý S

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý sinh viên hệ chính quy ở trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội (Trang 30)

Mục đích của công tác QLSV trong các trường đại học, cao đẳng là góp phần đáp ứng nhu cầu của xã hội về nguồn nhân lực trình độ cao; hình thành nhân cách, phẩm chất và năng lực người công dân trung thành với lý tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam; tự chủ, sáng tạo, sống có kỷ luật, có lối sống lành mạnh, trong sáng; có kiến thức tay nghề cao, tận tụy với công việc, ... * Nguyên tắc QLSV bao gồm:

Nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất chính trị: QLSV trong quá trình đào tạo phải tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc về quản lý giáo dục nói chung và đảm bảo theo đúng chủ trường, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Đây được coi là nguyên tắc cơ bản để giải quyết các vấn đề trong lý luận và thực tiễn trong công cuộc đổi mới quản lý giáo dục hiện nay.

Nguyên tắc đảm bảo tính tập trung dân chủ: trong nhà trường, nguyên tắc này đòi hỏi sự thống nhất giữa tăng cường quản lý tập trung, thống nhất của người lãnh đạo, quản lý với phát huy, mở rộng tối đa quyền tự chủ của các đơn vị, cá nhân.

Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học, tính kế hoạch: QLSV cũng cần phải tuân thủ các yêu cầu của khoa học quản lý cũng như phải vận

dụng những thành tựu của các khoa học khác như: Tâm lý học, Giáo dục học, ... Ngoài ra, QLSV cầm phải đảm bảo tính kế hoạch bởi vì kế hoạch là cơ sở của quản lý giáo dục. Lập kế hoạch chính xác, phù hợp với thực trạng, yêu cầu quản lý thực tế của nhà trường sẽ giúp công tác QLSV đạt mực tiêu đã đề ra.

Nguyên tắc đảm bảo tính cụ thể: QLSV là một hoạt động rất phức tạp, do vậy đòi hỏi người quản lý phải nắm bắt các thông tin cụ thể, chính xác, nhanh chóng, kịp thời để đưa ra các quyết định, biện pháp xử lý đúng đắn, phù hợp với thực tiễn.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý sinh viên hệ chính quy ở trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội (Trang 30)