Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương quản lý tốt SV ngoại trú

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý sinh viên hệ chính quy ở trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội (Trang 81)

K. GD THƯỜNG XUYÊN

3.2.3.Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương quản lý tốt SV ngoại trú

ngoại trú

3.2.3.1. Mục đích và ý nghĩa

Quản lý sinh viên ngoại trú là vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều tổ chức, đoàn thể ngoài trường nơi có SV cư trú. Vì vậy, công tác quản lý SV ngoại trú của trường trong giai đoạn hiện nay rất quan trọng để nắm bắt được thực tế sinh hoạt của SV ngoài giờ lên lớp, từ đó có những định hướng, tư vấn giúp SV khắc phục được những khó khăn trong học tập và rèn luyện giúp SV không bị rơi vào các tệ nạn xã hội và lối sống tiêu cực.

3.2.3.2. Nội dung của biện pháp

a) Xây dựng văn bản quy định, quản lý sinh viên ngoại trú

− Khi xây dựng kế hoạch cần căn cứ vào văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT về quản lý SV ngoại trú, và tình hình thực tế để xây dựng quy định về quản lý SV ngoại trú của trường.

− Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cấp làm công tác quản lý SV ngoại trú, quy định về chế độ đối với cán bộ và SV đảm nhiệm công việc này, có chế độ khen thưởng và xử lý vi phạm cụ thể. − Nghiên cứu soạn thảo các văn bản hướng dẫn, các biểu mẫu kê khai

của SV ngoại trú, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý SV ngoại trú (sổ theo dõi các trích ngang của sinh viên theo từng lớp, khoa, khóa, quê quán, có điện thoại và địa chỉ nơi ở của sinh viên và chủ nhà trọ).

− Thực hiện thống nhất việc lấy ý kiến nhận xét về sinh viên theo học kỳ, năm học của CA Phường (xã) nơi tạm trú theo quy trình: Sinh viên tự nhận xét - chủ nhà xác nhận - Tổ trưởng dân phố xác nhận - chuyển CA Phường xác nhận đóng dấu - trả lại cho sinh viên - sinh viên nộp lại cho Phòng Công tác HS-SV làm căn cứ để tính điểm

rèn luyện cho SV.

− Thực hiện giao ban công tác SV giữa lãnh đạo nhà trường, Phòng Công tác HS-SV và các phòng ban chức năng hàng quý.

b) Thành lập bộ phận chuyên trách quản lý SV ngoại trú

− Đối với cấp trường thì bộ phận này do Phòng Công tác HS-SV đảm nhiệm. Bộ phận này có nhiệm vụ tham mưu giúp Hiệu trưởng, phối hợp với các tổ chức và chính quyền địa phương, quản lý SV ngoại trú của ngoài giờ lên lớp.

− Đối với cấp khoa, nhiệm vụ này có thể giao cho Thư ký khoa và giáo viên chủ nhiệm đảm nhiệm.

− Đối với các lớp học, nhiệm vụ này nên giao cho ban cán sự lớp phối hợp với Thư ký khoa đảm nhiệm.

c) Phối hợp với gia đình và các tổ chức, đoàn thể xã hội thực hiện quản lý SV ngoại trú: Để làm tốt quản lý SV ngoại trú, cần xây dựng kế hoạch phối hợp hoạt động trong quản lý giữa nhà trường với gia đình SV, chính quyền địa phương, Công an phường (xã), chủ nhà trọ, cụ thể là:

− Gia đình (cha mẹ hoặc người giám hộ của SV) có trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc, tạo điều kiện cho con em mình được học tập, rèn luyện, tham gia vào các hoạt động của trường.

− Cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, và mọi công dân có trách nhiệm giúp nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục.

− Gia đình, nhà trường và xã hội là ba lực lượng giáo dục to lớn, nếu được phối hợp chặt chẽ, cũng thống nhất một mục đích, một yêu cầu thì sẽ đem lại kết quả giáo dục tốt.

− Cần phối hợp chặt chẽ với gia đình SV trong công tác quản lý SV như thông báo về gia đình kết quả học tập, rèn luyện của SV để họ

được biết, trên cơ sở đó phối hợp với trường để quản lý SV. Gia đình SV cần cung cấp những thông tin cần thiết về con em họ. − Công an và chính quyền địa phương cần tạo điều kiện thuận lợi để

trường quản lý tốt SV ngoại trú như: nhận xét, đánh giá về đạo đức, lói sống của SV khi sinh hoạt tại địa phương, làm căn cứ cho trường đánh giá xếp loại rèn luyện của SV. Việc phối hợp giữa nhà trường với gia đình SV và chính quyền địa phương cần trở nên nề nếp, thường xuyên.

3.2.3.3. Cách thức thực hiện biện pháp

a) Chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động, tổ chức thực hiện quản lý SV ngoại trú: Phòng Công tác HS-SV cần phân công cán bộ phụ trách về công tác quản lý SV ngoại trú, làm tốt công tác tham mưu cho Ban giám hiệu quản lý SV sau giờ lên lớp tại các địa bàn dân cư, cụ thể:

− Lựa chọn, đề xuất với Hiệu trưởng ra quyết định đề bạt tổ trưởng, tổ phó tự quản HS-SV ở từng khu vực ngoại trú, có giao trách nhiệm và quyền lợi.

− Xây dựng sổ quản lý theo dõi hai đầu đối với SV ngoại trú, yêu cầu SV đăng ký với Phòng Công tác HS-SV về nơi cư trú, khi thay đổi địa điểm phải khai báo lại với Phòng Công tác HS-SV.

− Phòng Công tác HS-SV phối hợp chặt chẽ với chính quyền và công an phường, các gia đình có SV ở trọ để cùng quản lý, kiểm tra nhận xét. Định kỳ tổ chức Hội nghị giao ban với các thành phần trên, tuyên dương khen thưởng, động viên những nơi làm tốt, phê bình nơi làm chưa tốt.

− Chủ động phối hợp đề xuất vả chủ trì để chính quyền hoặc công an phường nơi trường đóng ban hành quy chế, kế hoạch phối hợp quản lý có hiệu quả SV trên địa bàn.

− Triển khai các hoạt động nhằm tập hợp SV ngoại trú, giáo dục, tuyên truyền SV có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn các tệ nạn xã hội, xây dựng các tiêu chí để phân loại SV ngoại trú.

b) Phòng Công tác HS-SV tổ chức phối hợp với Công an phường làm tốt công tác rà soát các đối tượng SV cá biệt, lập danh sách SV nội trú theo các phòng ở, tiến hành đăng ký tạm trú với cơ quan công an.

c) Phối hợp với Đoàn Thanh niên và Hội Sinh viên nhà trường tổ chức các hoạt động tuyên truyền phòng chống các tệ nạn xã hội với nhiều hình thức phong phú như: tổ chức cho 100% SV ký cam kết không vi phạm pháp luật và các tệư nạn xã hội, tham gia viết bài tìm hiểu về pháp luật phòng chống ma tuý, thành lập các đội cờ đỏ, xây dựng hòm thư tố giác tội phạm. Tổ chức thi tiểu phẩm phòng chống các tệ nạn xã hội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

d) Kiểm tra, đánh giá việc xây dựng văn bản quy định và việc tổ chức thực hiện quản lý SV ngoại trú; các phương tiện, điều kiện phục vụ hoạt động quản lý SV ngoại trú; sự phối hợp của cán bộ chuyên trách quản lý SV ngoại trú với các tổ chức, chính quyền địa phương nơi có SV cư trú.

3.2.3.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

− Có sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo nhà trường, sự ủng hộ của cán bộ quản lý, giảng viên các đơn vị của trường, có sự phối hợp có hiệu quả của Công an, chính quyền địa phương, chủ nhà trọ, nơi có sinh viên cư trú, đặc biệt là gia đình SV.

− Trường CĐCĐ Hà Nội, gia đình SV và các tổ chức, đoàn thể cần có kế hoạch thống nhất về việc họp định kỳ về quản lý SV ngoại trú, đề xuất các kiến nghị để làm tốt công tác quản lý SV ngoại trú.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý sinh viên hệ chính quy ở trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội (Trang 81)