T T Nội dung

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý sinh viên hệ chính quy ở trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội (Trang 53)

K. GD THƯỜNG XUYÊN

T T Nội dung

T Nội dung Mức độ thực hiện Thường xuyên Không thường xuyên Không thực hiện SL % SL % SL %

1 Nhà trường thực hiện chế độ điểm danh SV trên lớp vào thời điểm nào ?

Đầu giờ 155 77, 5 37 17, 5 8 5 Giữa giờ 128 64 70 35 2 1 Cuối giờ 167 83, 5 28 14 5 2,5

Điểm danh không theo quy luật 89 44,

5 104 52 7 3,5

2 Ai là người thực hiện điểm danh ?

Ban cán sự lớp 177 88,

5 22 11 1 0,5

Giáo viên bộ môn 187 93,

Phòng Công tác HS-SV 192 96 7 3,5 1 0,5

Qua các số liệu khảo sát trên có thể nhận định: Công tác quản lý hoạt động học tập của SV nói chung và quản lý SV trong giờ lên lớp nói riêng đã được nhà trường hết sức quan tâm, chú trọng và có sự tham gia của hầu hết các đơn vị trong trường. Điều này được thể hiện ở các điểm chính sau:

− Công tác quản lý, giám sát hoạt động học tập trên lớp của SV được các đơn vị chức năng trong trường thực hiện thường xuyên.

− Nhà trường đã có những hình thức khen thưởng khá phong phú, đa dạng; đặc biệt hàng năm nhà trường đều dành một khoản kinh phí trích từ Quỹ khen thưởng chung để khen thưởng các SV đạt thành tích cao trong học tập và rèn luyện, nhằm khuyến khích và khích lệ tinh thần học tập của SV.

2.3.3.3. Thực trạng công tác giáo dục tư tưởng, chính trị, lối sống và công tác đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức cho SV

Bên cạnh việc quản lý hoạt động học tập của SV, nhà trường cũng rất chú trọng công tác giáo dục tư tưởng, chính trị, lối sống cho SV. Nhiệm vụ giáo dục này luôn được Đảng uỷ và lãnh đạo nhà trường xác định là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Hoạt động này được xây dựng, phối hợp giữa các phòng, khoa, ban chức năng tổ chức thực hiện theo kế hoạch năm học với các chương trình, nội dung chính sau:

− Tổ chức tuần sinh hoạt công dân đầu khóa:

+ Giới thiệu cho HS, SV về lịch sử hình thành, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của nhà trường;

+ Phổ biến các chính sách, chế độ của Nhà nước đối với SV, phổ biến các quy chế của Bộ GD&ĐT, nội quy của nhà trường để SV hiểu, nắm được và thực hiện trong quá trình học tập và rèn luyện trong quá trình học tập và rèn luyện tại nhà trường;

+ Phổ biến các quy chế về công tác HS, SV, các quy định liên quan đến công tác phòng chống ma tuy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác, bảo vệ môi trường, chủ quyền biển đảo của đất nước, phổ biến hoạt động của công tác Đoàn, Hội;

+ Báo cáo tình hình chính trị, kinh tế xã hội trong nước và quốc tế. − Tổ chức buổi thảo luận cho SV quán triệt các Nghị quyết, chủ

trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; tổ chức cuộc thi tìm hiểu về Đảng Cộng sản Việt Nam, các môn Khoa học Mác – Lênin, Chính trị, Tư tưởng Hồ Chí Minh, phòng chống tệ nạn xã hội, củng cố an ninh quốc phòng, …

− Tổ chức đối thoại định kỳ hàng quý giữa Hiệu trưởng, các phòng ban chức năng của nhà trường với SV để nắm bắt nhu cầu, tâm tư, nguyện vọng và các phản hồi của SV về các điều kiện phục vụ học tập như: giảng viên, tài liệu học tập, cơ sở vật chất, ...

− Phối hợp với Trung tâm Đào tạo – Quan hệ Doanh nghiệp và Hỗ trợ HS-SV tổ chức tư vấn học tập, nghề nghiệp, việc làm cho SV.

− Phối hợp với Văn phòng Đảng uỷ nhà trường, các khoa chuyên môn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh theo dõi, phát triển Đảng trong SV, giới thiệu cho SV tham gia các lớp học bồi dưỡng nhận thức về Đảng tạo điều kiện thuận lợi cho SV tham gia tổ chức Đảng và các tổ chức đoàn thể khác trong trường.

− Tổ chức các hoạt động định kỳ hàng năm nhằm giáo dục truyền thống, hướng về cội nguồn cho SV thông qua các hoạt động tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm, phong trào đền ơn đáp nghĩa; tổ chức tham quan các di tích lịch sử, văn hoá. Đây là dịp để SV nâng cao nhận thức, trách nhiệm, tự hoàn thiện nhân cách đạo đức, lối sống của bản thân.

− Phát động phong trào “Xây dựng đời sống văn hoá trong nhà trường” và tổ chức các sân chơi lành mạnh cho SV như hoạt động thể thao, tổ chức các câu lạc bộ học thuật, biểu diễn văn nghệ tiến tới các hội thi tiếng hát SV, thi đấu thể thao, …

Công tác đánh giá kết quả rèn luyện cũng được nhà trường đặc biệt quan tâm. Việc đánh giá kết quả rèn luyện của SV nhằm góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội và đưa ra được những định hướng, nội dung rèn luyện cụ thể, phù hợp với từng trường, tạo điều kiện cho SV có môi trường rèn luyện. Để công tác đánh giá này đạt kết quả tốt đòi hỏi nhà trường phải tiến hành một cách thường xuyên; đảm bảo sự chính xác, công bằng, dân chủ và công khai.

Việc đánh giá kết quả rèn luyện của SV tại trường CĐCĐ Hà Nội được thực hiện nghiêm túc theo đúng Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của HS- SV các cơ sở giáo dục và các trường Trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy, ban hành kèm theo Quyết định số 60/2007/QĐ-BGDĐT ngày 16/10/2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT với năm nội dung đánh giá sau:

− Ý thức học tập;

− Ý thức và kết quả chấp hành nội quy, quy chế trong nhà trường; − Ý thức và kết quả tham gia các hoạt động chính trị – xã hội, văn

hoá, văn nghệ, thể thao, phòng chống các tệ nạn xã hội; − Phẩm chất công dân và quan hệ với cộng đồng; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

− Ý thức, kết quả tham gia phụ trách lớp, các đoàn thể, tổ chức khác trong nhà trường hoặc các thành tích đặc biệt trong học tập, rèn luyện của SV.

lối sống tại trường CĐCĐ Hà Nội, chúng tôi tiến hành khảo sát, điều tra với kết quả được thể hiện ở Bảng 2.6 như sau:

Bảng 2.6. Tổng hợp kết quả điều tra về mức độ thực hiện công tác giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống của SV

TT Nội dung T Nội dung Mức độ thực hiện Thường xuyên Không thường xuyên Không thực hiện SL % SL % SL %

1 Tổ chức tuần sinh hoạt công dân

đầu khóa 200 100 0 0 0 0 T T Nội dung Mức độ thực hiện Thường xuyên Không thường xuyên Không thực hiện SL % SL % SL % 2

Tổ chức thảo luận, cuộc thi tìm hiểu chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, phòng chống tệ nạn xã hội, củng cố an ninh quốc phòng 92 46 103 51, 5 5 2,5 3 Tổ chức đối thoại định kỳ hàng quý với Hiệu trưởng, các phòng ban chức năng

195 97,

5 5 2,5 0 0

4 Tổ chức tư vấn học tập, nghề nghiệp, việc làm cho SV 85

42,

5 88 44 27

13, 5

5 Theo dõi phát triển Đảng trong SV 187 93,

5 23 6,5 0 0

nhằm giáo dục truyền thống,

hướng về cội nguồn 5

7

Phát động phong trào, hoạt động thể thao, câu lạc bộ học thuật, biểu diễn văn nghệ, …

159 79,

5 34 17 7 3,5

Theo các kết quả khảo sát, điều tra về công tác tổ chức thực hiện giáo dục tư tưởng, chính trị, lối sống cho SV của trường CĐCĐ Hà Nội cho thấy:

− Hoạt động giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống cho SV của trường CĐCĐ Hà Nội với sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường đã được thực hiện theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT cũng như các quy định của nhà trường.

− Các hình thức giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống cho SV đang thực hiện tại trường là khá phong phú, đa dạng; các hình thức đã được thực hiện một cách hợp lý theo từng chủ đề và có sự tham gia của các đơn vị trong trường. Chính điều này đã thu hút được một bộ phận SV tham gia và đạt được một số mục tiêu nhất định; góp phần hình thành tập thể SV nhà trường đoàn kết, vững mạnh.

− Việc đánh giá kết quả rèn luyện của SV được thực hiện thường xuyên, định kỳ theo đúng các quy định, quy chế của Bộ GD&ĐT đã ban hành; có sự tham gia của SV và các phòng, khoa, ban chức năng đảm bảo đánh giá chính xác, công bằng, dân chủ.

Tuy nhiên, công tác này vẫn còn bộc lộ một số hạn chế như:

− Việc đánh giá kết quả của hoạt động giáo dục tư tưởng, chính trị, lối sống của SV chủ yếu được thực hiện dưới dạng viết bài thu hoạch nhưng không chấm điểm đã gây khó khăn cho công tác đánh giá hiệu quả của hoạt động giáo dục này.

giáo dục này còn ít, chưa đáp ứng đủ yêu cầu tham khảo của SV. − Ở một số lớp, việc đánh giá kết quả rèn luyện còn mang tính hình

thức, chưa phát huy được tính tự giác, tự chủ của SV.

2.3.3.4. Thực trạng quản lý SV nội trú, ngoại trú (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Do điều kiện diện tích hạn hẹp, trường CĐCĐ Hà Nội chưa thể đáp ứng nhu cầu nội trú cho SV trong trường, bởi vậy 100% SV phải ở ngoại trú, trong đó có một số SV ở cùng gia đình, người thân, còn lại phần lớn SV phải thuê nhà ở trọ phân tán trên khắp các địa bàn của thành phố Hà Nội.

Cũng như một số trường đại học, cao đẳng khác trên địa bàn Hà Nội, SV ngoại trú của trường xuất phát từ những gia đình có điều kiện kinh tế eo hẹp, trong khi đó do chỉ số giá tiêu dùng ngày một tăng, các em phải thuê trọ trong những phòng ở chật hẹp, giá rẻ, ít tiện nghi sinh hoạt, nhiều SV ở chung, điều kiện sinh hoạt, vệ sinh kém, không đảm bảo về an toàn, an ninh, rất dễ bị các tệ nạn xã hội tấn công. Tình trạng SV thường xuyên thay đổi địa điểm, chỗ ở còn nhiều nên nhà trường đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc theo dõi, quản lý SV ngoại trú.

Việc quản lý SV ngoại trú của trường CĐCĐ Hà Nội được thực hiện nghiêm túc theo đúng Quy chế ngoại trú của HS-SV các trường đại học, cao đẳng, rung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy, ban hành kèm theo Thông tư số 27/2009/QĐ-BGDĐT ngày 19/10/2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Đây chính là cơ sở pháp lý để nhà trường phối hợp với chính quyền địa phương trong việc quản lý và hỗ trợ cho HS-SV ngoại trú có môi trường ăn, ở, sinh hoạt lành mạnh, học tập và rèn luyện tốt, đồng thời tạo điều kiện cho HS-SV tham gia và phát huy được năng lực của mình trong việc xây dựng đời sống văn hóa, nền nếp, kỷ cương, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội ở nơi cư trú. Tuy nhiên, hoạt động quản lý SV ngoại trú hiện mới chỉ dừng ở việc cho SV kê khai địa chỉ chỗ ở và điện thoại liên lạc khi cần thiết. Nhận thức

công tác quản lý SV ngoại trú là hoạt động quan trọng trong đảm bảo an toàn, an ninh cho SV nhằm thực hiện tốt mục tiêu đào tạo và để khắc phục tồn tại nói trên, nhà trường đã chú trọng đẩy mạnh phối hợp giữa nhà trường (khoa chuyên môn, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Phòng Công tác HS-SV) và gia đình để tăng cường sự giám sát, quản lý SV ngoại trú.

Ngoài ra, hàng năm nhà trường đều phát động phong trào thi đua xây dựng đời sống văn hoá trong trường học, trong đó vai trò của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên được đề cao và là chủ lực trong việc tạo ra những hoạt động, sân chơi lành mạnh, bổ ích, thu hút SV tham gia, đã đẩy lùi những tiêu cực như ma tuý, tệ nạn xã hội trong nhà trường.

2.3.3.5. Thực trạng việc thực hiện chế độ, chính sách cho SV

Việc thực hiện chế độ, chính sách cho SV của nhà trường được căn cứ theo quy định, hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, căn cứ theo quy định của Ủy ban dân tộc và căn cứ vào điều kiện cụ thể của nhà trường. Vào đầu khóa học, SV được phổ biến về các văn bản, chính sách xã hội liên quan. SV thuộc diện được hưởng chế độ, chính sách của nhà trường thuộc nhóm các đối tượng: SV đạt thành tích cao trong học tập và rèn luyện; SV là con thương bình, con liệt sỹ; SV thuộc hộ nghèo, vùng 135, là dân tộc thiểu số.

* Về học bổng khuyến khích học tập

Quy trình xét và cấp học bổng khuyến khích học tập cho SV được thực hiện như sau: các khoa gửi bảng điểm tổng kết kế quả học tập và rèn luyện của SV về Phòng Công tác HS-SV, sau đó Phòng Công tác HS-SV xây dựng kế hoạch, đề xuất phương án thực hiện dựa trên quỹ học bổng giành cho SV của nhà trường, báo cáo Ban Giám hiệu thành lập Hội đồng và tổ chức xét duyệt. Kết quả xét duyệt và thực hiện chi trả được thông báo cho SV theo các mức Khá, Giỏi, Xuất sắc.

thưởng chung, nhà trường còn huy động nguồn tiền từ các đơn vị liên kết với nhà trường để tăng mức tiền khen thưởng và tăng số lượng SV được xét thưởng học bổng hàng năm.

* Về trợ cấp xã hội

Căn cứ vào quy định của Bộ GD&ĐT, của Ủy ban dân tộc, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trợ cấp xã hội được áp dụng cho SV của nhà trường gồm có các đối tượng: SV thuộc đối tượng hộ nghèo, SV là dân tộc vùng sâu, vùng xa, vùng 135,…

Cùng với việc thực hiện chế độ học bổng khuyến khích học tập, việc xét duyệt trợ cấp xã hội cho SV thuộc nhóm các đối tượng nói trên cũng được thực hiện vào cuối mỗi học kỳ trong năm học, theo quy trình: SV nộp đơn xin xét duyệt theo mẫu hướng dẫn, nộp các giấy tờ ưu tiên có công chứng về Phòng Công tác HS-SV. Phòng Công tác HS-SV theo sự chỉ đạo của Hiệu trưởng, tổ chức xét duyệt và thông báo cho SV theo quy định. Từ kết quả xét duyệt đó, Phòng Kế toán – Tài vụ thực hiện việc chi trả theo quỹ trợ cấp xã hội giành cho SV của nhà trường.

Nhìn chung, việc thực hiện chế độ học bổng khuyến khích học tập và chế độ trợ cấp xã hội cho SV được thực hiện đúng đối tượng, đúng quy định, quy trình xét duyệt.

* Về việc xác nhận thủ tục cho SV vay vốn học tập

Thực hiện chính sách tín dụng SV của Thủ tướng Chính phủ, với tinh thần chung là không để cho HS, SV nào trúng tuyển mà không có điều kiện kinh tế được theo học, Phòng Công tác HS-SV đã căn cứ theo quy định, hướng dẫn, chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường thực hiện có kế hoạch xác nhận, tổ chức xác nhận và kiểm tra xác nhận đúng đối tượng, đúng quy định, quy trình cho hàng ngàn lượt SV các khóa của nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi cho SV vay tín dụng của Ngân hàng Chính sách Xã hội cho việc học tập và

rèn luyện.

* Về việc khám, chữa bệnh và thực hiện bảo hiểm y tế cho SV

Việc khám sức khỏe cho SV của nhà trường được thực hiện theo quy định, hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, của Bộ Y tế, theo sự chỉ đạo của lãnh đạo

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý sinh viên hệ chính quy ở trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội (Trang 53)