Thực trạng công tác quản lý sinh viên hệ chính quy ở trường CĐCĐ Hà Nộ

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý sinh viên hệ chính quy ở trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội (Trang 49)

K. GD THƯỜNG XUYÊN

2.3.3.Thực trạng công tác quản lý sinh viên hệ chính quy ở trường CĐCĐ Hà Nộ

− Quy trình đánh giá kết quả rèn luyện của HS-SV(QT-CTHSSV-02): nhằm thống nhất trình tự, thủ tục và phương pháp đánh giá kết quả rèn luyện của HS-SV thuộc trường CĐCĐ Hà Nội. Việc đánh giá kết quả rèn luyện là việc làm thường xuyên trong trường. Quá trình đánh giá phải đảm bảo chính xác, công bằng, công khai, dân chủ và phải được thực hiện đúng theo quy định của Bộ GD&ĐT. − Quy trình tiếp nhận và quản lí hồ sơ của người học (QT-CTHSSV-03):

nhằm quy định thống nhất trình tự và thủ tục thực hiện hoạt động tiếp nhận và quản lí hồ sơ của SV thuộc trường CĐCĐ Hà Nội.

2.3.3. Thực trạng công tác quản lý sinh viên hệ chính quy ở trườngCĐCĐ Hà Nội CĐCĐ Hà Nội

2.3.3.1. Thực trạng sinh viên trường CĐCĐ Hà Nội

Đặc điểm của SV trường CĐCĐ Hà Nội: SV hệ chính quy của nhà trường là học sinh đã tốt nghiệp phổ thông ở tất cả các tỉnh thành trong cả nước, chủ yếu các tỉnh phía Bắc; có tuổi đời từ 18 đến 24 tuổi và có lực học phổ biến ở mức trung bình và trung bình khá.

* Ưu điểm của SV trường CĐCĐ Hà Nội:

− Phần lớn các SV có ý thức tự giác trong học tập, bước đầu đã có ý thức tham gia nghiên cứu khoa học cũng như các hoạt động khác do nhà trường phát động.

− Về mặt tư tưởng, đạo đức, lối sống: thông qua các hoạt động tuyên truyền của nhà trường và qua tham gia các hoạt động chính trị - xã hội do Đảng bộ nhà trường và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức, phát động, hầu hết SV nhà trường có niềm

tin vào Đảng và sự nghiệp đổi mới của đất nước và do đó thái độ và ý thức chính trị của SV ngày càng được nâng lên theo hướng tích cực; hầu hết SV có lối sống lành mạnh, năng động, sáng tạo và có ý trí vươn lên mạnh mẽ.

* Những mặt hạn chế của SV trường CĐCĐ Hà Nội: bên cạnh những mặt tiến bộ, tích cực đã được trình bày ở trên SV trường CĐCĐ Hà Nội vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục:

− Một số SV còn thiếu trung thực trong học tập và thi cử; một bộ phận SV chưa có hoài bão, lí tưởng; một số SV còn vi phạm nội quy, quy chế của nhà trường; có biểu hiện của lối sống hưởng thụ, đua đòi.

− Do công tác quản lý hoạt động học tập của SV tại các Khoa chuyên môn chưa đồng đều nên dẫn đến tình trạng một số SV ở một số khoa chưa tích cực, chủ động trong học tập.

− Trình độ ngoại ngữ và tin học của SV còn chưa đồng đều.

2.3.3.2. Quản lý hoạt động học tập của SV trong giờ lên lớp

Quản lý hoạt động học tập của SV là một trong những nội dung chủ yếu của quản lý nhà trường. Quản lý hoạt động học tập của SV là quản lý việc SV thực hiện các nhiệm vụ học tập; là hệ thống những tác động có mục đích có kế hoạch giúp SV học tập tốt nhất, rèn luyện tu dưỡng tốt nhất. Nhiệm vụ quản lý này bao hàm cả quản lý thời gian, chất lượng học tập, cũng như quản lý tinh thần, thái độ và phương pháp học tập của SV. Thực chất quản lý học tập của SV là hệ thống những tác động có ý thức của chủ thể quản lý trong nhà trường đến quá tŕnh nhận thức của SV.

Mục đích của việc quản lý hoạt động học tập của SV là làm cho quá tŕnh thực hiện các nhiệm vụ học tập của SV đạt tới kết quả mong muốn hay nói cách khác là đạt được mục tiêu giáo dục. Để làm được điều này, trước hết,

chủ thể quản lý phải theo dõi để nắm bắt được những biểu hiện tích cực và tiêu cực trong nhận thức của SV về tầm quan trọng của việc học tập, về thái độ, động cơ, ý thức học tập, … của SV nói chung và của từng SV nói riêng để từ đó có biện pháp thúc đẩy, khuyến khích SV phát huy các yếu tố tích cực, hạn chế các yếu tố tiêu cực phấn đấu vươn lên đạt kết quả học tập và rèn luyện ngày càng cao. Công tác quản lý hoạt động học tập của SV chủ yếu tập trung ở hai lực lượng chính, đó là :

− Thư ký Khoa: có nhiệm vụ theo dõi kết quả học tập của SV; kết hợp với Phòng Đào tạo xét danh sách SV được học tiếp, tạm ngừng học, buộc thôi học; danh sách SV đủ điều kiện thi tốt nghiệp; hỗ trợ và tư vấn cho SV về các vấn đề có liên quan đến chương trình đào tạo, quy chế đào tạo, ...

− Cán bộ quản lý SV của Phòng Công tác HS-SV: theo dõi tính chuyên cần và đánh giá kết quả quá trình rèn luyện của SV trong thời gian học tập tại trường; hỗ trợ và tư vấn cho SV về các vấn đề có liên quan đến chế độ, chính sách, …

Việc phân cấp quản lý rõ ràng, chuyên biệt như trên đã có những tác động tích cực đến công tác quản lý SV nói chung trong toàn trường. Tổng hợp kết quả xét học tiếp, tạm ngừng học, buộc thôi học, bỏ học từ năm học 2007 – 2008 đến năm học 2010 – 2011 được thể hiện ở Bảng 2.4 dưới đây:

Bảng 2.4. Kết quả xét học tiếp, tạm ngừng học, buộc thôi học, bỏ học từ năm học 2007 – 2008 đến năm học 2010 – 2011 Năm học Học tiếp Tạm ngừng học Buộc thôi học Bỏ học Tổng 2007-2008 681 20 3 12 716 2008-2009 1084 32 5 44 1165 2009-2010 1301 54 7 108 1470

2010-2011 1530 48 56 178 1812 Qua các số liệu thống kê về kết quả học tập của SV từ năm học 2007 – 2008 đến năm học 2010 – 2011 đã thể hiện ở Bảng 2.3 và Bảng 2.4 cho thấy:

− Phần lớn SV của trường CĐCĐ Hà Nội đã tự giác, tích cực hơn trong học tập và do đó kết quả học tập qua các năm học đã được cải thiện đáng kể.

− Số lượng SV buộc thôi học và bỏ học còn khá cao, với lý do chủ yếu là do SV ôn thi sang trường khác, một số SV do lý do sức khoẻ, do hoàn cảnh gia đình không theo học tiếp được, ... Vấn để đặt ra là cần phải đổi mới trong công tác QLSV để lôi cuốn được các em vào phong trào học tập.

Để khích lệ tinh thần học tập của SV trong toàn trường, nhà trường đã xây dựng nội quy, quy chế học tập cũng như các tiêu chuẩn xếp loại SV để được khen thưởng, được học bổng nhằm khuyến khích những SV đạt thành tích cao trong học tập và rèn luyện. Các hình thức khen thưởng SV hiện đang được áp dụng tại trường khá phong phú, đa dạng như: khen thưởng bằng học bổng trích từ Quỹ khen thưởng của nhà trường, học bổng do các đơn vị liên kết với nhà trường tài trợ; tổ chức các đợt thăm quan, giao lưu với SV các trường cao đẳng trong địa bàn Hà Nội và các trường thuộc Hiệp hội các trường Cao đẳng Cộng đồng, các trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật, ... Đây chính là những nhân tố kích thích sự cố gắng, nỗ lực của người học.

Ngoài ra, hàng năm Phòng Công tác HS-SV kết hợp với Phòng Đào tạo, các Khoa chuyên môn và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát động các đợt thi đua trong học tập của SV để chào mừng các ngày lễ lớn hàng năm trong toàn trường. Đây là những hoạt động rất thiết thực, góp phần hình thành phong trào học tập trong tập thể SV. Tập thể SV có vai trò rất lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách của mỗi SV; là tập hợp

những SV gắn bó chặt chẽ với nhau, cùng nhau tiến hành những hoạt động có ích như học tập, lao động, công tác xã hội, thể thao, ... Đây chính là môi trường giáo dục thuận lợi để SV thi đua học tập và là nơi để giúp hình thành ở mỗi SV ý thức tự giác, tạo niềm say mê, phấn khởi cố gắng thử sức, thể hiện và khẳng định khả năng của mình.

Để đánh giá thực trạng quản lý SV trong giờ lên lớp tại trường CĐCĐ Hà Nội, chúng tôi tiến hành khảo sát theo mẫu phiếu điều tra dành cho 200 SV đang học tập tại trường. Kết quả được thể hiện ở Bảng 2.5.

Bảng 2.5. Tổng hợp kết quả điều tra về mức độ thực hiện chế độ điểm danh SV trên lớp và khen thưởng SV đạt thành tích trong học tập

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý sinh viên hệ chính quy ở trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội (Trang 49)