- Đội ngũ kế cận, dự bị
3.2.6.3. Tổ chức thực hiện giải pháp
+ Xác định mục tiêu bồi dưỡng (về lĩnh vực nào, kết quả đạt được sau khi kết thúc bồi dưỡng,…).
+ Dự kiến được các hình thức tổ chức (tại các trường của tỉnh, các trường quản lý, tại các cơ sở giáo dục khác,…).
+ Dự kiến nguồn lực (người thực hiện, người thay thế, tài lực và vật lực, thời gian dự kiến,…) để thực hiện công việc bồi dưỡng.
+ Lựa chọn các biện pháp, phương pháp tối ưu để thực hiện mục tiêu. + Thông qua kế hoạch thực hiện (sự phù hợp với điều kiện, đáp ứng với điều kiện, đáp ứng được nhu cầu và khả năng của CBQL,…).
- Tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng:
+ Phân công cho Phòng Tổ chức - Cán bộ tổ chức thực hiện các hoạt động bồi dưỡng đội ngũ CBQL các trường THPT.
+ Xác định chức năng và nhiệm vụ cho bộ phận và cá nhân thực hiện kế hoạch bồi dưỡng cho đội ngũ CBQL các trường THPT.
+ Phân bổ tài lực và vật lực cho việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng đã đề ra.
+ Tổ chức mối liên hệ, hợp tác với các cơ sở giáo dục có chức năng bồi dưỡng để đăng ký, ký kết các hợp đồng, kế hoạch bồi dưỡng hợp lý; đăng ký thực hiện các dự án của Sở GD&ĐT về công tác bồi dưỡng CBQLGD.
+ Tăng cường giao quyền chủ động và tự chịu trách nhiệm cho đội ngũ CBQL để thông qua đó bồi dưỡng đội ngũ CBQL ngay trên công việc quản lý của họ theo phương thức bồi dưỡng gắn với thực tiễn hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của họ.
- Chỉ đạo thực hiện kế hoạch:
+ Chỉ đạo thực hiện các nội dung của giải pháp: hướng dẫn công việc và hướng dẫn các thao tác thực hiện công việc.
+ Giám sát từng công việc của bộ phận hoặc cá nhân trong việc thực thi kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ CBQL các trường THPT.
+ Kịp thời động viên, khích lệ các bộ phận và cá nhân trong việc thực hiện các nội dung của giải pháp theo quy trình đã định.
+ Khuyến khích các tập thể và cá nhân CBQL tự bồi dưỡng. - Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch:
+ Xây dựng chuẩn đánh giá sát với mục tiêu của việc tổ chức bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường THPT.
+ Thu thập thông tin một cách thường xuyên hay định kỳ về kết quả thực hiện của các bộ phận và cá nhân, từ đó so sánh với chuẩn đã định.
+ Có những quyết định quản lý nhằm điều chỉnh những mặt chưa đạt, phát huy các mặt tốt và xử lý những sai phạm trong quá trình thực hiện.