Giải pháp 6: Bồi dưỡng nâng cao phẩm chất đạo đức của người CBQL

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đổi mới công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý trường Trung học phổ thông tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 20122020 (Trang 80)

- Đội ngũ kế cận, dự bị

3.2.6. Giải pháp 6: Bồi dưỡng nâng cao phẩm chất đạo đức của người CBQL

người CBQL

3.2.6.1. Mục đích, ý nghĩa của giải pháp

Nâng cao được phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống (đặc biệt là đạo đức nghề nghiệp), năng lực của đội ngũ CBQLGD đương chức và đội ngũ

CBQLGD kế cận của các trường THPT thông qua các hoạt động quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ để thực hiện quy hoạch đã có.

Đội ngũ CBQLGD nói chung và đội ngũ CBQL trường THPT nói riêng cần được bồi dưỡng về lý luận, phẩm chất, đạo đức lối sống, năng lực lãnh đạo và nghiệp vụ quản lý một cách phù hợp với đường lối, chính sách phát triển KT-XH và phát triển GD&ĐT của Đảng và Nhà nước. Hiện nay, qua tìm hiểu thực trạng chất lượng đội ngũ CBQL các trường THPT tại luận văn này, chứng tỏ đội ngũ CBQL các trường THPT còn hạn chế tầm nhìn về vai trò của GD&ĐT đối với phát triển KT-XH, chưa nắm vững và làm đúng theo lý luận quản lý nói chung và lý luận quản lý trường học nói riêng; đồng thời kinh nghiệm thực tiễn trong công tác quản lý còn nhiều hạn chế với nhiều lý do khách quan và chủ quan. Chính vì vậy, việc phải cập nhật các kiến thức lý luận và nghiệp vụ bằng nhiều hình thức khác nhau như tự bồi dưỡng, cử đi tham dự các khóa đào tạo, bồi dưỡng là việc làm thường xuyên.

Vì vậy, giải pháp này là một trong những giải pháp có ý nghĩa lớn và có tính quyết định trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL các trường THPT tỉnh Vĩnh Long.

3.2.6.2. Nội dung của giải pháp

Xác định nhu cầu và yêu cầu bồi dưỡng, điều kiện và hoàn cảnh của những CBQL có nhu cầu hoặc do yêu cầu cập nhật các tri thức về xã hội, về lý luận và nghiệp vụ quản lý trường học.

Xác định cho được các hình thức tổ chức bồi dưỡng: bồi dưỡng tại chỗ (kèm cặp nhau, tham gia vào thực tiễn công tác quản lý tại trường), cử đi bồi dưỡng tại các cơ sở bồi dưỡng CBQL của Bộ GD&ĐT, các trường bồi dưỡng QLGD,…

Xác định được các nguồn kinh phí và cơ sở vật chất tối thiểu cho việc bồi dưỡng đội ngũ CBQL các trường THPT theo những hình thức đã được lựa chọn.

Cải tiến các chính sách về chế độ đối với đội ngũ CBQL được cử đi bồi dưỡng, trong đó có phụ cấp cho việc đi học, chế độ sau khi học. Xây dựng và thực hiện có hiệu quả kế hoạch bồi dưỡng nhằm nâng cao phẩm chất và năng lực đội ngũ CBQL trường THPT dựa trên những nội dung bồi dưỡng cơ bản sau:

- Bồi dưỡng nâng cao nhận thức về đường lối, chính sách phát triển KT-XH và phát triển GD&ĐT của Đảng và Nhà nước ta trong bối cảnh chung của khu vực và thế giới hiện nay.

- Bồi dưỡng các kiến thức về lý luận quản lý nói chung và quản lý nhà trường nói riêng, trong đó tập trung vào lý luận quản lý các hoạt động giáo dục, hoạt động dạy - học và các hoạt động mang tính điều kiện và phương tiện cho hoạt động giáo dục và hoạt động dạy học.

- Bồi dưỡng các kiến thức về tin học, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong QLGD và quản lý nhà trường.

- Bồi dưỡng các kĩ năng quản lý về các lĩnh vực trong nhà trường như: thực hiện giáo dục pháp luật, chính sách, điều lệ trường THPT; kĩ năng xây dựng tổ chức, điều hành nhân sự, các hoạt động giáo dục, quản lý việc sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học; kĩ năng xây dựng môi trường giáo dục (mối quan hệ giữa nhà trường với cộng đồng xã hội và thực hiện chính sách xã hội hóa giáo dục).

- Nâng cao trình độ sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp và trong các hoạt động mang tính nghiên cứu về QLGD.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đổi mới công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý trường Trung học phổ thông tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 20122020 (Trang 80)