trường THPT tỉnh Vĩnh Long, giai đoạn 2012-2020
- Nhóm nhân tố chủ quan: Đó là trình độ, năng lực của đội ngũ CBQL trường THPT, bao gồm phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn, trình độ nhận thức, tinh thần vượt khó, trình độ tiếp nhận và vận dụng các kiến thức hiểu biết vào thực tiễn quản lý tại đơn vị.
- Nhóm nhân tố khách quan: Đó là những yếu tố bên ngoài tác động vào việc đổi mới công tác bồi dưỡng cho CBQL trường THPT.
- Chủ trương của Đảng, Nhà nước và Ngành về đổi mới công tác bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực đội ngũ CBQL trường THPT như: Chỉ thị 40- CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục; Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng về phát triển GD&ĐT; Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 ban hành kèm theo Quyết định số 711/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Chương trình hành động của ngành giáo dục thực hiện chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2012-2020, Kết luận số 51-KL/TW ngày 29/10/2012 của Hội nghị lần thứ 6 BCHTW Đảng khóa XI và Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 22/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT ban hành kèm theo Quyết định số 1215/QĐ-BGDĐT ngày 04/4/2013 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT,… Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng để thực hiện công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực cho CBQL trường THPT.
- Các điều kiện phục vụ cho việc đổi mới công tác bồi dưỡng CBQL trường THPT bao gồm: cơ sở vật chất, tài chính, chế độ chính sách, môi trường xã hội,…là điều kiện quan trọng giúp cho việc đổi mới công tác bồi dưỡng CBQL trường THPT đạt hiệu quả.
Kết luận chương 1
Qua việc tìm hiểu cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu, cho phép tác giả rút ra một số kết luận sau:
- Vấn đề xây dựng đội ngũ CBQL trường THPT đã được nghiên cứu nhiều, nhưng vấn đề đổi mới công tác bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực quản lý cho CBQL trường THPT thì còn ít công trình nghiên cứu có hệ thống. Trong thực tiễn quản lý trường học giai đoạn đổi mới giáo dục phổ thông, đổi mới cơ chế quản lý đơn vị sự nghiệp hiện nay, đặc biệt có nhiều thay đổi đặt ra, đó là những tiền đề quan trọng làm cơ sở cho việc nghiên cứu của đề tài.
- Trong đề tài này, phạm trù “ Đổi mới công tác bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực quản lý cho CBQL trường THPT” được hiểu là quá trình tác động có tổ chức, có hướng đích để nâng cao khả năng quản lý của CBQLGD nhằm đạt hiệu quả hoạt động của nhà trường.
- Người CBQLGD ngày nay, không chỉ là nhà sư phạm mẫu mực, là người quản lý hành chính - tổ chức, nhà văn hóa mà còn là nhà hoạt động chính trị - xã hội, nhà ngoại giao và hơn thế còn phải là nhà kinh tế giỏi.
Những vấn đề trình bày trên đây chỉ là những tri thức lý luận để làm cơ sở đưa ra hệ thống giải pháp có tính khả thi. Chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu thực trạng công tác bồi dưỡng CBQL trường THPT Tỉnh Vĩnh Long giai đoạn hiện nay và trình bày cụ thể kết quả nghiên cứu ở chương 2.
Chương 2