Giải pháp 4: Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho CBQL bằng các phương tiện quản lý.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đổi mới công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý trường Trung học phổ thông tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 20122020 (Trang 75)

- Đội ngũ kế cận, dự bị

3.2.4. Giải pháp 4: Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho CBQL bằng các phương tiện quản lý.

các phương tiện quản lý.

3.2.4.1. Mục đích, ý nghĩa của giải pháp

- Phương tiện quản lý bao gồm 04 nội dung cơ bản là: sử dụng văn bản pháp quy, bộ máy tổ chức nhân lực, nguồn tài lực vật lực và hệ thống thông tin quản lý.

- Mục tiêu của giải pháp là CBQL sử dụng các phương tiện trên để đạt được mục tiêu quản lý. Nghĩa là CBQL căn cứ theo các quy định về luật pháp, quy định, quy chế của ngành để làm cơ sở; sử dụng điều hành bộ máy tổ chức, nhân lực để mọi người hoạt động thực hiện mục tiêu đề ra; sử dụng nguồn tài lực, vật lực và phương tiện thông tin để đạt được chất lượng giáo dục trong nhà trường.

- Qua kết quả khảo sát thực trạng ở chương 2, các phương tiện sử dụng để quản lý nêu trên ở các trường THPT tỉnh Vĩnh Long mặc dù đã được nâng cấp đầu tư và trang bị mới khá nhiều so với thời gian trước, tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập so với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Do đó để người CBQL có thể sử dụng đạt hiệu quả cao nhất trong điều kiện hiện có để đạt mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục, chúng tôi đề xuất một số nội dung cơ bản nâng cao năng lực quản lý theo phương tiện như sau.

3.2.4.2. Nội dung của giải pháp và cách thực hiện

a). Bồi dưỡng khả năng sử dụng văn bản pháp quy

- Giúp CBQL nắm được tất cả các quy định, quy chế có liên quan đến công tác quản lý và công tác giáo dục, vì đó là cơ sở để CBQL thực hiện việc quản lý nhà trường, nhất là giai đoạn hiện nay với sự chuyển đổi toàn diện thì

việc cập nhật các quy định có liên quan đến GD&ĐT là vô cùng quan trọng. Ngoài những văn bản được cung cấp cho CBQL qua hệ thống ngành như Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT,…người quản lý còn phải khai thác nguồn văn bản pháp quy từ các kênh khác như truy cập trên mạng internet, xem báo đài,… Chú ý trong giai đoạn hiện nay thường xuyên có những văn bản quy định đáp ứng yêu cầu mới của ngành nên việc cập nhật kiến thức những nội dung này rất quan trọng.

- Giúp CBQL căn cứ cơ sở từ các văn bản pháp quy để xây dựng các quy định trong nội bộ nhà trường từ đó hình thành các tiêu chí thi đua và các tiêu chí xác định khác làm cơ sở pháp lý cho các hoạt động trong đơn vị.

b). Bồi dưỡng năng lực quản lý bộ máy, tổ chức, nhân lực

- Hướng dẫn CBQL xây dựng các tổ chức trong nhà trường hợp lý, đúng theo quy định và hoạt động đồng bộ, cộng hưởng theo hướng tích cực, tất cả hoạt động vì mục tiêu chung của đơn vị. CBQL cần tìm hiểu để phân công từng thành viên đúng với hoàn cảnh và năng lực của họ để tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi cá nhân phát huy sở trường của mình đóng góp cho tập thể. - Xây dựng một tập thể biết học hỏi: trong điều kiện trình độ, năng lực mỗi GV, nhân viên khác nhau, cùng đón nhận sự mới mẽ về chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy; cơ chế quản lý cũng mới triển khai thực hiện theo hướng giao quyền tự chủ về biên chế, tài chính,… thì sự tiếp nhận để thực hiện của mỗi người có mức độ khác nhau. Do đó, CBQL cần biết xây dựng một tập thể sư phạm biết học hỏi, chia sẻ và giúp đỡ nhau để cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ.

c). Bồi dưỡng năng lực quản lý nguồn tài lực, vật lực

- Hướng dẫn CBQL sử dụng nguồn tài chính hợp lý, đúng quy định và công khai tài chính trong đơn vị. Việc giao quỹ tiền lương và chi phí hoạt động cho trường THPT tăng cường quyền tự chủ tại cơ sở đòi hỏi CBQL phải

có năng lực phân bổ điều hành sao cho đúng chế độ chính sách và đạt được hiệu quả giáo dục cao nhất.

- Trong điều kiện hiện nay cơ sở vật chất, thiết bị dạy và học đang bất cập với yêu cầu đổi mới về phương pháp dạy học, do đó CBQL cần quan tâm xây dựng kế hoạch bổ sung tài liệu, phương tiện dạy học, sửa chữa, duy tu cơ sở vật chất đáp ứng hoạt động dạy và học của nhà trường. Cần đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục thành phong trào rộng trong địa phương để bổ sung nguồn tài lực, vật lực và sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả.

d). Bồi dưỡng năng lực xử lý hệ thống thông tin

- Bồi dưỡng cho CBQL có tầm hiểu biết rộng, am hiểu và nắm được thông tin của nhiều lĩnh vực trong đời sống kinh tế - xã hội, chính trị; những hiểu biết đó được tổng hợp vận dụng vào điều hành, quản lý nhà trường. Định hướng sự phát triển của nhà trường trong thời gian tới, nắm được yêu cầu xã hội để điều chỉnh hoạt động nhà trường một cách thích hợp.

- Thông tin thông suốt hai chiều rất quan trọng trong quản lý, giúp CBQL điều chỉnh, uốn nắn kịp thời các hoạt động trong đơn vị.

- Duy trì và phát triển mạng lưới thông tin hiện có từ trường tới Sở GD&ĐT và các nơi khác, tăng cường khai thác trên mạng internet.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đổi mới công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý trường Trung học phổ thông tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 20122020 (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w