Giải pháp 5: Bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý theo quá trình hoạt động giáo dục

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đổi mới công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý trường Trung học phổ thông tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 20122020 (Trang 77)

- Đội ngũ kế cận, dự bị

3.2.5. Giải pháp 5: Bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý theo quá trình hoạt động giáo dục

trình hoạt động giáo dục

3.2.5.1. Mục đích, ý nghĩa của giải pháp

Quản lý theo quá trình hoạt động giáo dục bao gồm nội dung cơ bản là: quản lý mục tiêu, nội dung, hình thức dạy học, quản lý sự đổi mới phương pháp dạy - học và quản lý phương tiện dạy - học.

Mục tiêu của giải pháp bồi dưỡng năng lực quản lý theo quá trình là giúp cho CBQL quản lý khoa học và quản lý hoạt động dạy của giáo viên, đưa hoạt động dạy vào quy cũ và hiệu quả; xây dựng quy trình phân công,

phối hợp đồng bộ giữa các lực lượng giáo dục tổ chức và quản lý hoạt động học của học sinh; biết khai thác các điều kiện hỗ trợ dạy - học như cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, phong trào thi đua để khích lệ, tạo môi trường sư phạm để phục vụ đổi mới giáo dục.

Tỉnh Vĩnh Long hiện có 31 trường THPT, theo đề án của Sở GD&ĐT đến năm 2020 phải có 30% trường chuẩn quốc gia. Muốn có được trường chuẩn quốc gia đòi hỏi các trường phải hội đủ các yếu tố cơ bản là đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, cơ sở vật chất, chất lượng giáo dục, hiệu quả đào tạo phải đạt chuẩn của Bộ GD&ĐT quy định.

Do vậy, để CBQL đủ năng lực thực hiện những nhiệm vụ, trên cơ sở kết quả khảo sát thực trạng ở chương 2, chúng tôi đề xuất một số giải pháp cơ bản bồi dưỡng năng lực quản lý theo quá trình cho CBQL các trường THPT tỉnh Vĩnh Long như sau.

3.2.5.2. Nội dung của giải pháp và cách thực hiện

a). Bồi dưỡng năng lực quản lý mục tiêu, nội dung, hình thức dạy - học

- CBQL cần nắm được chương trình và kế hoạch dạy học của từng GV, chỉ đạo tổ bộ môn chi tiết hóa chương trình, cân đối giữa ôn, luyện và theo dõi việc thực hiện chương trình qua lịch báo giảng, giáo án và học tập của học sinh, nhằm đảm bảo GV phải thực hiện đầy đủ, đúng tiến độ của kế hoạch. Thực tế CBQL chỉ am hiểu sâu môn học mình được đào tạo, nên việc quản lý chi tiết phải nắm chắc từ tổ bộ môn. Chỉ đạo tổ chức việc dự giờ giữa các GV cùng tổ, dự giờ giáo viên của tổ trưởng chuyên môn.

- Giúp CBQL xây dựng kế hoạch hoạt động và theo dõi hoạt động của thư viện và các phòng chức năng trong nhà trường song song với việc chỉ đạo tiếp tục thực hiện tốt đổi mới phương pháp dạy của GV. Nội dung sách giáo khoa mới gắn liền với phương pháp giảng dạy mới, phương pháp giảng dạy

mới tùy theo từng bài học, môn học đòi hỏi hoạt động đồng bộ với thư viện và các phòng chức năng trong đơn vị.

- CBQL chỉ đạo GV chủ nhiệm nắm vững tình hình học tập của HS; xây dựng tổ tự quản của HS và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp, tạo điều kiện cho HS học tập, tham quan, giải trí,…

- CBQL chỉ đạo GV chủ nhiệm, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh chủ động phối hợp với gia đình để nắm hoàn cảnh của HS; phối hợp cùng Ban đại diện cha mẹ HS của lớp để có những thông tin thông suốt giữa gia đình và nhà trường. Việc đổi mới giáo dục, đổi mới phương pháp dạy - học đòi hỏi nhà trường phải càng gắn bó với cha mẹ HS để có sự đồng thuận giữa gia đình và nhà trường trong công tác giáo dục HS, vì thực tế cha mẹ HS cũng chưa hiểu hết việc đổi mới giáo dục THPT hiện nay.

b). Bồi dưỡng năng lực quản lý đổi mới phương pháp dạy và học

CBQL chỉ đạo thực hiện đổi mới phương pháp dạy - học tương thích với sự đổi mới chương trình và nội dung sách giáo khoa, đồng bộ với hoạt động của bộ phận thiết bị dạy học, thư viện,…; bồi dưỡng cho GV kĩ năng sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học; trao đổi học tập phương pháp dạy học mới giữa GV cùng tổ, giữa các tổ chuyên môn, qua thanh tra chuyên môn, qua giao lưu với các trường bạn, đặc biệt là qua các lớp tập huấn đổi mới phương pháp giảng dạy của ngành.

c). Bồi dưỡng năng lực quản lý phương tiện dạy học

CBQL cần có kế hoạch tập huấn, mời chuyên gia về trường hướng dẫn sử dụng giáo án điện tử, các GV giúp đỡ nhau nhằm bồi dưỡng năng lực sử dụng phương tiện thiết bị, kĩ thuật mới trong dạy học; khai thác hiệu quả cao nhất các thiết bị hiện có, khuyến khích các thành viên trong nhà trường tự tạo thêm phương tiện, đồ dùng dạy học để đáp ứng phần nào sự thiếu hụt hiện tại. CBQL cần chỉ đạo các bộ phận liên quan như thư viện, các phòng thiết bị, thí

nghiệm,…hoạt động có hiệu quả, có kiểm tra đánh giá chất lượng sử dụng trong các tiết dạy của GV bộ môn. Thực tế hiện nay các trường đều thiếu thiết bị dạy học nên việc khai thác sử dụng và tự tạo thêm để góp phần chuyển đổi phương pháp dạy - học là cần thiết.

d). Bồi dưỡng năng lực quản lý công tác thi đua khen thưởng

Giúp CBQL biết sử dụng công tác thi đua khen thưởng một cách thường xuyên theo chủ đề, chủ điểm, các mốc thời gian quan trọng trong năm để vừa nhân rộng điển hình nhân tố tích cực vừa phê phán những giáo viên còn chậm đổi mới, để thu hút, động viên số chậm đổi mới phấn đấu khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Thực tế qua các năm đổi mới giáo dục THPT cho thấy có một bộ phận GV chậm thực hiện đổi mới trong giảng dạy, bởi đổi mới trong dạy - học, GV khá bận rộn, mất nhiều thời gian đầu tư suy nghĩ cho từng tiết dạy trên lớp.

e). Bồi dưỡng năng lực quản lý xây dựng môi trường sư phạm

Hướng dẫn CBQL xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, trường học thân thiện, phải quan hệ nhiều mặt với địa phương và Ban đại diện cha mẹ HS, tranh thủ sự giúp đỡ cộng tác của địa phương và cha mẹ HS trong nguồn lực, trong giáo dục HS; cùng với địa phương tuyên truyền vận động tham gia bài trừ tệ nạn xã hội, thói hư tật xấu,…làm sạch môi trường xung quanh trường học. Lập website của nhà trường và cập nhật thông tin nhà trường để đón nhận những quan tâm chia sẻ, giúp đỡ, cộng tác của cộng đồng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đổi mới công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý trường Trung học phổ thông tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 20122020 (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w