Chất lượng đội ngũ và hiệu quả giáo dục

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đổi mới công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý trường Trung học phổ thông tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 20122020 (Trang 31)

2.2.2.1. Về các chính sách của địa phương nhằm nâng cao chất lượng GD&ĐT

Trong thời gian qua, nhận thức rõ vai trò của giáo dục và đào tạo trong việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương. Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các tổ chức, đoàn thể luôn quan tâm chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. Nghị quyết đại hội Đảng các cấp đều xác định việc ưu tiên, hỗ trợ phát triển nâng cao chất lượng GD&ĐT của địa phương, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước

UBND tỉnh Vĩnh Long đã ban hành Quyết định số 1160/QĐ-UBND, ngày 04/7/2013 “Về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý”. Mục tiêu của kế hoạch:

- Trang bị kiến thức, kĩ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và quản lý ngành; Bồi dưỡng cập nhật thường xuyên, kịp thời kiến thức phục vụ hội nhập.

- Đào tạo, bồi dưỡng trình độ các mặt theo quy định để chuẩn hóa theo tiêu chuẩn, chức danh.

- Góp phần xây dựng đội ngũ GV và CBQL chuyên nghiệp, vững vàng về chính trị, tinh thông nghiệp vụ, có đủ năng lực xây dựng hệ thống chính trị, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa tiên tiến, hiện đại.

- Mục tiêu cụ thể đến năm 2020, đội ngũ GV và CBQLGD được đào tạo, bồi dưỡng đạt trình độ như sau:

+ Bậc mầm non: 100% CBQLGD, 85% GV có trình độ trên chuẩn. + Bậc tiểu học: 100% CBQLGD, 85% GV có trình độ trên chuẩn. + Bậc THCS: 100% CBQLGD, 70% GV có trình độ đại học.

+ Bậc THPT: 100% CBQLGD, GV đạt chuẩn trong đó ít nhất 20% đạt trên chuẩn.

+ 72,2% CBQL giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý các cấp được đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ theo chương trình quy định; 100% CBQL được đào tạo, bồi dưỡng đủ tiêu chuẩn trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo.

+ 100% CBQL được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, điều hành theo vị trí công việc.

2.2.2.2. Về đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên

Đến năm học 2012-2013, toàn tỉnh đã hoàn thành việc bồi dưỡng đạt chuẩn cho GV từ mầm non đến phổ thông theo quy định trình độ của cấp học, (tỉ lệ 100%). Công tác đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn trên chuẩn đang ngày càng được nâng cao, đáp ứng được yêu cầu học tập, nâng cao trình độ của CBQL và GV, kết quả cụ thể:

- Tỉ lệ cán bộ, giáo viên, nhân viên đạt trên chuẩn trình độ đào tạo qua 4 năm học.

Bảng 2.3: Thống kê trình độ đào tạo đạt trên chuẩn của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên tỉnh Vĩnh Long qua 4 năm

Năm học; Bậc học 2009-2010 2010-2011 2011-2012 2012-2013 T ổn g số T rê n ch uẩ n T ỉ l ệ % T ổn g số T rê n ch uẩ n T ỉ l ệ % T ổn g số T rê n ch uẩ n T ỉ l ệ % T ổn g số T rê n ch uẩ n T ỉ l ệ % Mầm non 1706 592 34,7 1882 682 36,2 2033 986 48,5 2197 1119 50,9 Tiểu học 5008 3192 63,7 5113 3309 64,7 5150 3560 69,1 5470 3884 71,0 THCS 4172 1345 32,2 4245 1475 34,7 4214 1911 45,3 4224 2259 53,5 THPT 2427 90 3,7 2441 104 4,2 2398 196 8,2 2408 262 10,9

(Nguồn: Sở GD&ĐT Vĩnh Long)

- Việc xây dựng đội ngũ GV là nhân tố quyết định trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Do đó, Sở GD&ĐT đã lãnh đạo, động viên CB,GV,NV các ngành học thi đua học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực quản lý phục vụ cho sự nghiệp giáo dục của tỉnh nhà.

- Trình độ lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học của cán bộ, giáo viên, nhân viên tỉnh Vĩnh Long ngày càng nâng cao:

Bảng 2.4: Thống kê trình độ lý luận chính trị của cán bộ, giáo viên, nhân viên tỉnh Vĩnh Long năm học 2012-2013

Trình độ Mầm non Tiểu họcNgành học THCS THPT

Trung cấp 39 145 58 50

Cao cấp 0 2 7 4

Cử nhân 0 2 14 8

Tổng cộng: 39 149 79 62

(Nguồn: Sở GD&ĐT Vĩnh Long)

Bảng 2.5: Thống kê trình độ ngoại ngữ của cán bộ, giáo viên, nhân viên tỉnh Vĩnh Long năm học 2012-2013

Trình độ Ngành học Mầm non Tiểu học THCS THPT Trình độ A 761 1812 1005 673 Trình độ B 225 352 302 408 Trình độ C 0 25 23 96 Đại học 0 87 193 276 Cao đẳng 0 79 110 23 Tổng cộng: 986 2355 1633 1476

(Nguồn: Sở GD&ĐT Vĩnh Long)

Bảng 2.6: Thống kê trình độ tin học của cán bộ, giáo viên, nhân viên tỉnh Vĩnh Long năm học 2012-2013

Trình độ Mầm non Tiểu học Ngành họcTHCS THPT GDTX Trình độ A 1268 3483 2369 1891 97 Trình độ B 190 316 332 265 19 Đại học 0 39 74 174 8 Cao đẳng 0 68 103 20 Tổng cộng: 1458 3906 2878 2350 124

(Nguồn: Sở GD&ĐT Vĩnh Long)

- Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng: Tất cả lãnh đạo cấp trưởng, phó các trường học, cơ sở giáo dục đều được cử tham dự bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh tại Trường Quân sự Tỉnh.

2.2.2.3. Cán bộ quản lý

- 100% CBQL đạt chuẩn và trên chuẩn. Sở GD&ĐT đã có kế hoạch trẻ hóa đội ngũ đội ngũ CBQL, lựa chọn những người có năng lực, nhiệt tình, có phẩm chất đạo đức tốt quản lý các trường học.

- Sở GD&ĐT đã tham mưu UBND Tỉnh từng bước nâng cao chất lượng CBQL, thỏa thuận với các cơ quan chức năng thực hiện điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm CBQL theo quy định. 100% CBQL trường Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT được tham gia học bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý trường học.

- Sở GD&ĐT đã tham mưu Tỉnh ủy tổ chức các lớp trung cấp lý luận chính trị cho CBQL và GV thuộc diện quy hoạch của các trường Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT trên địa bàn.

- Sở GD&ĐT đã tham mưu Tỉnh ủy, HĐND, UBND trong việc tạo điều kiện cho CBQL tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn và nâng trình độ đào tạo trên chuẩn, cụ thể có chính sách hỗ trợ cho CBQL đi học sau đại học.

2.2.2.4. Đội ngũ giáo viên

- Đội ngũ GV là những người nhiệt tình, sáng tạo, có năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ. Sở GD&ĐT luôn chú ý việc bồi dưỡng chuyên môn cũng như tư tưởng chính trị, tạo điều kiện cho GV đi học để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

- Sở GD&ĐT đã chỉ đạo các trường tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn, giảng dạy sách giáo khoa theo chương trình và phương pháp mới. Sở

GD&ĐT cũng đã cử GV tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn cốt cán do Bộ GD&ĐT tổ chức để triển khai đại trà tại địa phương như: tập huấn phương pháp giảng dạy, sử dụng thiết bị dạy học, giáo dục các kỹ năng,…

- Việc tổ chức thao giảng thường xuyên đã tạo điều kiện cho giáo viên được học tập, rút kinh nghiệm, trao đổi chuyên môn với nhau.

- Chất lượng đội ngũ trong 5 năm qua đã nâng lên rõ rệt. Tỉ lệ GV có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn ở tất cả các cấp học đều tăng so với năm trước. Trình độ tay nghề và ý thức trách nhiệm của cán bộ, giáo viên cũng được nâng lên.

2.2.2.5. Về hiệu quả hoạt động giáo dục năm học 2012-2013

* Kết quả chất lượng 02 mặt giáo dục bậc THPT tỉnh Vĩnh Long:

+ Hạnh kiểm: Tốt 81,34%; Khá 15,68%; Trung bình 2,61%; Yếu 0,37%.

+ Học lực: Giỏi 14,94%; Khá 37,14%; Trung bình 38,53%; Yếu 8,97%; Kém 0,42%.

Hình 2.1: Kết quả xếp loại hạnh kiểm giáo dục THPT năm học 2012-2013 so với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long

(Nguồn: Sở GD&ĐT Vĩnh Long)

Hình 2.2: Kết quả xếp loại học lực giáo dục THPT năm học 2012- 2013 so với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long

(Nguồn: Sở GD&ĐT Vĩnh Long)

* Tỉ lệ tốt nghiệp THPT qua 05 năm

(Nguồn: Sở GD&ĐT Vĩnh Long)

Bảng 2.8: So sánh kết quả tốt nghiệp THPT với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và cả nước năm học 2012-2013

(Nguồn: Sở GD&ĐT Vĩnh Long)

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đổi mới công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý trường Trung học phổ thông tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 20122020 (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w