2.3.2.1. Trình độ chuyên môn
- Trên đại học: 17/97 người, tỉ lệ 17,52%. - Đại học: 80/97 người, tỉ lệ 82,47%. 2.3.2.2. Trình độ chính trị
- Cao cấp: 04/97 người, tỉ lệ 4,12%. - Trung cấp: 48/97 người, tỉ lệ 49,48%.
2.3.2.3. Trình độ quản lý: 100% CBQL đã được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý trường học.
Bảng 2.9: Thống kê trình độ CBQL các trường THPT tỉnh Vĩnh Long Trình độ chính trị Trình độ chuyênmôn Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý trường học C ao c ấp T ru ng c ấp S ơ cấ p T rê n đạ i h ọc Đ ại h ọc Đ ã đư ợc b ồi dư ỡn g C hư a đư ợc b ồi dư ỡn g Số lượng 4 48 45 17 80 97 0 Tỉ lệ % 4,12% 49,48% 46,39% 17,52% 82,47% 100% (Nguồn: Sở GD&ĐT Vĩnh Long)
Qua bảng 2.9 ta nhận thấy: Tất cả CBQL đạt chuẩn trình độ đào tạo và tỉ lệ CBQL đạt trình độ chuyên môn trên chuẩn tương đối thấp. Về trình độ nghiệp vụ quản lý trường học: 100% đã được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý trường học, trong đó có 03 CBQL đạt trình độ thạc sĩ quản lý giáo dục.
2.3.2.4. Thực trạng độ tuổi CBQL
Bảng 2.10: Cơ cấu độ tuổi CBQL các trường THPT tỉnh Vĩnh Long
Độ tuổi Dưới 30 Từ 31->40 Từ 41->45 Từ 46->50 Trên 50
Số người 1 31 17 20 28
Tỉ lệ % 1,03% 31,95% 17,52% 20,61% 28,86%
(Nguồn: Sở GD&ĐT Vĩnh Long)
Qua bảng 2.10 ta nhận thấy số CBQL được chia tương đối đều ở các độ tuổi, đây là điều kiện thuận lợi trong việc phân công công việc quản lý, đảm bảo đạt hiệu quả cao nhất.
2.3.2.5. Về thâm niên quản lý
Bảng 2.11: Thống kê thâm niên làm công tác quản lý của CBQL các trường THPT tỉnh Vĩnh Long
Thời gian 1->5 năm 6->10 năm 11->15 năm 16->20 năm 21->25 năm Trên 25 năm Số người 28 13 14 8 16 18 Tỉ lệ 28,9% 13,4% 14,4% 8,2% 16,5% 18,6%
(Nguồn: Sở GD&ĐT Vĩnh Long)
Bảng trên cho thấy trên 50% đội ngũ CBQL từ hơn 2 đến 4 nhiệm kỳ, cho nên thuận lợi vì có nhiều kinh nghiệm thực tiễn. Tuy nhiên khả năng chủ quan, dễ đi vào lối mòn trong quản lý, nếu không thường xuyên cập nhật kiến thức, hiệu quả quản lý không cao và các nguồn lực trong nhà trường không được phát huy.
2.3.2.6. Về năng lực và phẩm chất
Đội ngũ CBQL các trường THPT tỉnh Vĩnh Long được xây dựng trên cơ sở những quy định về phẩm chất và năng lực của Đảng và Nhà nước được cụ thể hóa trong các văn bản luật và dưới luật như: Luật Giáo dục, Điều lệ trường trung học, Chuẩn hiệu trưởng trường trung học,…Để hiểu thực trạng về phẩm chất và năng lực của đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Vĩnh Long. Tác giả đã tiến hành khảo sát bằng các phiếu điều tra gồm 34 tiêu chí. Đây cũng chính là những yêu cầu đối với người CBQL về phẩm chất chính trị, đạo đức, kiến thức và năng lực chuyên môn cũng như năng lực quản lý để lãnh đạo tập thể nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Xin ý kiến của 97 CBQL các trường THPT tỉnh Vĩnh Long; 30 ý kiến của lãnh đạo và chuyên viên các phòng chuyên môn, nghiệp vụ Sở GD&ĐT, 291 ý kiến của chủ tịch công đoàn, tổ trưởng chuyên môn và giáo viên các trường THPT tỉnh Vĩnh Long.
Kết quả điều tra cụ thể như sau:
Bảng 2.12: Tổng hợp kết quả điều tra phẩm chất, năng lực của đội ngũ CBQL các trường THPT tỉnh Vĩnh Long
CBQL 64 66,0 29 29,9 4 4,1GV 142 48,8 90 30,9 59 20,3 GV 142 48,8 90 30,9 59 20,3 23. Năng lực quản lý hành chính, tài sản, tài chính. SGD 21 70,0 7 23,3 2 6,7 CBQL 73 75,3 21 21,6 3 3,1 GV 212 72,9 60 20,6 19 6,5 24. Năng lực quản lý đội
ngũ, xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết. SGD 21 70,0 7 23,3 2 6,7 CBQL 80 82,5 10 10,3 7 7,2 GV 162 55,7 83 28,5 46 15,8 25. Năng lực phát huy
sáng kiến và cải tiến lề lối làm việc.
SGD 17 56,7 11 36,7 2 6,7CBQL 61 62,9 27 27,8 9 9,3 CBQL 61 62,9 27 27,8 9 9,3 GV 156 53,6 98 33,7 37 12,7 26. Năng lực giao tiếp và
làm việc khoa học.
SGD 17 56,7 11 36,7 2 6,7CBQL 75 77,3 20 20,6 2 2,1 CBQL 75 77,3 20 20,6 2 2,1 GV 168 57,7 101 34,7 22 7,6 27. Năng lực tổng kết
kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học. SGD 15 50,0 11 36,7 4 13,3 CBQL 78 80,4 15 15,5 4 4,1 GV 169 58,1 94 32,3 28 9,6 28. Năng lực phân tích các hoạt động giáo dục, thể hiện tính sư phạm trong việc tổ chức các hoạt động. SGD 15 50,0 10 33,3 5 16,7 CBQL 61 62,9 25 25,8 11 11,3 GV 158 54,3 90 30,9 43 14,8 29. Năng lực vận động, phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia sự nghiệp giáo dục.
SGD 23 76,7 4 13,3 3 10,0CBQL 75 77,3 17 17,5 5 5,2 CBQL 75 77,3 17 17,5 5 5,2 GV 210 72,2 72 24,7 9 3,1 30. Năng lực chỉ đạo
kiểm tra các hoạt động dạy – học và các hoạt động khác.
SGD 23 76,7 4 13,3 3 10,0CBQL 71 73,2 19 19,6 7 7,2 CBQL 71 73,2 19 19,6 7 7,2 GV 190 65,3 76 26,1 25 8,6 31. Quyết đoán trong
công việc, dám chịu trách nhiệm; có bản lĩnh đổi mới. SGD 15 50,0 7 23,3 8 26,7 CBQL 56 57,7 31 32,0 10 10,3 GV 148 50,9 97 33,3 46 15,8 32. Tổ chức bộ máy và phát triển đội ngũ. SGD 10 33,3 11 36,7 9 30,0 CBQL 74 76,3 10 10,3 13 13,4 GV 178 61,2 56 19,2 57 19,6 33. Quản lý công tác thi
đua khen thưởng.
SGD 11 36,7 13 43,3 6 20,0CBQL 40 41,2 51 52,6 6 6,2 CBQL 40 41,2 51 52,6 6 6,2 GV 120 41,2 114 39,2 57 19,6 34. Xây dựng hệ thống SGD 5 16,7 19 63,3 6 20,0
thông tin. CBQL 24 24,7 55 56,7 18 18,6 GV 90 30,9 160 55,0 41 14,1
Trên cơ sở kết quả thống kê tác giả nhận xét như sau:
* Về phẩm chất chính trị
Các tiêu chí 1,2,3,4 là những phẩm chất liên quan đến ý thức hệ, phẩm chất chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống là nhân tố có ý nghĩa nền tảng, căn bản, quyết định đến chất lượng, hiệu quả công tác của CBQL. Các tiêu chí này được trên 90% số người tham gia đánh giá xếp loại khá, tốt. Đây là mặt mạnh của CBQL các trường THPT tỉnh Vĩnh Long, biểu hiện qua việc đại đa số CBQL không những hiểu biết và chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước mà còn là những cán bộ tuyên truyền, giáo dục cán bộ, giáo viên, nhân viên và cộng đồng sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật.
Đội ngũ CBQL có quan điểm, lập trường tư tưởng chính trị vững vàng; biết phân tích đúng sai, bảo vệ quan điểm, đường lối; kiên quyết ủng hộ lẽ phải và sự tiến bộ. Hầu hết CBQL đều có ý thức tổ chức kỉ luật cao, chấp hành tốt các quy định của ngành.
Tuy nhiên ở tiêu chí 5 và 6, mức độ đánh giá khá, tốt chưa cao, một số CBQL mới chỉ đạt yêu cầu; còn có CBQL chưa đạt yêu cầu (theo đánh giá của nhóm Sở GD&ĐT), biểu hiện cụ thể ở một số CBQL còn chưa mạnh dạn đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực, sai trái trong nội bộ ngành và ngoài xã hội. Những CBQL này chưa thực hiện tốt công tác phê bình và tự phê bình; một phần do còn e ngại, sợ va chạm; mặt khác do thiếu cơ sở lý luận, chưa nhạy bén nên thiếu tự tin, sức thuyết phục quần chúng chưa cao; khả năng bao quát và xử lý thông tin chưa tốt.
Các đối tượng đều đánh giá cao về phẩm chất đạo đức của đội ngũ CBQL các trường THPT. Mặt tích cực của nhóm phẩm chất này được biểu hiện ở đội ngũ là: Gương mẫu trong lối sống, tận tụy với công việc, có ý thức tiết kiệm, không tham ô, lãng phí, có quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của GV và HS. Đa số CBQL thực sự là nhà giáo dục, là đầu tàu của tập thể sư phạm nhà trường. Hầu hết CBQL được đồng nghiệp, phụ huynh HS, nhân dân tin yêu, tôn trọng.
Đây là những phẩm chất được hình thành trong mối quan hệ với con người và trong công việc nên độ chênh lệch giữa các nhóm đánh giá khá rõ.
Theo kết quả khảo sát và qua phỏng vấn, trao đổi, lãnh đạo và chuyên viên các phòng chuyên môn, nghiệp vụ Sở GD&ĐT đánh giá: đội ngũ CBQL tuy có quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của CBGV nhưng chưa tích cực động viên kịp thời trong công việc mà còn giao khoán nhiệm vụ này cho tổ chức công đoàn; một số CBQL chưa thể hiện tin tưởng ở GV, phong cách lãnh đạo còn độc đoán, thiếu dân chủ.
Về phía GV, có nhiều ý kiến đánh giá: CBQL còn chạy theo thành tích, chủ nghĩa cá nhân, chưa công bằng trong đánh giá cấp dưới hoặc khi đánh giá còn chưa xem xét các điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của GV. GV đánh giá về phong cách lãnh đạo thiếu dân chủ của một số CBQL như: chuyên quyền, ít công khai bàn bạc những kế hoạch hoạt động của nhà trường, đặc biệt là bàn bạc về tình hình tài chính nhà trường; thiếu lắng nghe ý kiến của quần chúng; chưa thực sự tạo điều kiện và phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể cũng như các tổ trưởng chuyên môn trong nhà trường.
Bảng kết quả cho thấy: CBQL tự đánh giá mình cao hơn so với các nhóm đánh giá còn lại. Tuy nhiên, lãnh đạo và chuyên viên các phòng chuyên môn, nghiệp vụ Sở GD&ĐT có yêu cầu cao hơn ở người CBQL, đòi hỏi họ phải năng động, sáng tạo, mở rộng tầm nhìn, nhạy bén trong thu thập và xử lý
thông tin, quyết đoán trong công việc, tích cực phát huy dân chủ ở cơ sở. Ý kiến đánh giá của GV cho thấy: GV mong muốn CBQL quan tâm hơn đến chất lượng thực chất trong bối cảnh giảng dạy của GV, học tập của HS để có đánh giá đúng mức và công bằng. GV còn mong muốn CBQL phát huy vai trò của họ, tôn trọng ý kiến của họ, tạo cho họ điều kiện, cơ hội để họ khẳng định mình, để họ tham gia vào các hoạt động trong nhà trường với tư cách là những chủ nhân thực sự chứ không phải là những người chịu sự quản lý một cách thụ động.
* Về năng lực chuyên môn
Qua bảng tổng hợp cùng với kết quả điều tra, phỏng vấn, tác giả có những nhận xét như sau:
Đội ngũ CBQL các trường THPT tỉnh Vĩnh Long hầu hết nắm vững công tác chuyên môn, thường xuyên nâng cao trình độ bằng năng lực tự học, tự bồi dưỡng. Đa số CBQL đều am hiểu tình hình KT-XH, tình hình giáo dục của địa phương nên thuận lợi trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường.
Khả năng quản lý, chỉ đạo chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho GV và sử dụng ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin (tiêu chí 16,19,21) chưa được các nhóm đánh giá cao. Nguyên nhân của hạn chế này một phần do một số CBQL lớn tuổi, mặt khác do một số CBQL chưa tập trung nhiều quản lý công tác chuyên môn dạy và học mà còn giao khoán cho tổ trưởng chuyên môn, chỉ quản lý hành chính, tài chính và đối ngoại. Bên cạnh đó một số CBQL năng lực chuyên môn còn hạn chế nên khả năng chỉ đạo và kiểm tra chưa sâu sát.
Cùng một phương pháp đã thực hiện để đánh giá về phẩm chất chính trị, đạo đức, nhận xét về năng lực quản lý của đội ngũ CBQL các trường