Các hình thức mua bán doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Lựa chọn các mô hình định giá doanh nghiệp ứng dụng trên thị trường tài chính Việt Nam (Trang 29)

Có nhiều cách mà một hãng có thể bị mua lại bởi một hãng khác. Nhìn chung, có 5 năm hình thức mua bán doanh nghiệp: sáp nhập, hợp nhất, chào giá, thu mua tài sản và thu mua toàn bộ.

Trong một vụ sáp nhập (merger), Hội đồng quản trị của hai hãng đồng ý kết hợp và tìm kiếm sự đồng tình của các cổ đông trong việc kết hợp. Trong phần lớn trường hợp, ít nhất 50% cổ đông của hãng mục tiêu và hãng đặt giá đồng ý với việc sáp nhập. Công ty mục tiêu (target firm) chấm dứt hoạt động và trở thành một phần của công ty thu mua (acquiring firm). Digital Computers đã trở thành một phần của Compaq sau khi nó bị mua lại năm 1997.

Trong hợp nhất (consolidation), một hãng mới được tạo ra sau sáp nhập. Cổ đông của cả hãng mua lại và hãng mục tiêu đều nhận cổ phần trong hãng mới. Ví dụ, Citigroup được hình thành sau vụ hợp nhất giữa Citicorp và Tập đoàn Bảo hiểm Travelers.

Trong thương vụ chào giá (tender offer), một hãng chào mua cổ phiếu lưu hành của hãng khác ở một mức giá cụ thể và thông báo việc chào giá tới các cổ đông thông qua quảng cáo và thư từ. Bằng cách này, nó phớt lờ Ban quản trị và Ban giám đốc hiện thời của công ty mục tiêu. Hệ quả là các vụ chào giá thường là những vụ mua lại “thù địch” (hostile takeover). Hãng bị mua lại sẽ tiếp tục tồn tại chừng nào mà các cổ đông thiểu số từ chối việc chào giá. Tuy nhiên, từ quan điểm thực hành, phần lớn các thương vụ chào giá thực tế trở thành các vụ sáp nhập nếu công ty thu mua thành công trong việc giành được quyền kiểm soát ở công ty mục tiêu.

Luận văn tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

Trong thu mua tài sản (purchase of assets), một hãng mua lại các tài sản của một hãng khác mặc dù việc biểu quyết hình thức của các cổ đông của hãng bị thu mua vẫn cần thiết.

Thu mua toàn bộ (buyout) là loại thu mua cuối cùng mà không thể xếp vào bất cứ loại nào trong bốn loại kể trên. Ở đây, một hãng bị mua lại bởi chính người quản lý của nó hoặc bởi một nhóm nhà đầu tư, thường kèm với một sự chào giá. Sau quá trình giao dịch này, công ty bị thu mua có thể chấm dứt sự tồn tại như một công ty đại chúng và trở thành một công ty tư nhân. Những vụ mua lại này được gọi là mua đứt để quản lý (management buyout), nếu các nhà quản lý có liên quan, và mua đứt bằng vốn vay (leveraged buyout), nếu kinh phí cho việc chào mua chủ yếu là từ nợ.

Một phần của tài liệu Lựa chọn các mô hình định giá doanh nghiệp ứng dụng trên thị trường tài chính Việt Nam (Trang 29)