Trong một vụ mua lại thân thiện (friendly takeover), Ban quản trị của công ty mục tiêu ủng hộ việc sáp nhập, thương thảo với các bên chào mua tiềm năng và đồng ý với mức giá về cơ bản nhận được phiếu bầu của cổ đông. Trong một vụ mua lại thù địch (hostile takeover), Ban quản trị (cùng với các quản lý cấp cao) đấu tranh với nỗ lực chào mua. Để thành công, bên chào mua phải giành đủ số cổ phần để nắm được quyền kiểm soát của bên mục tiêu và thay thế Ban quản trị. Khi một vụ mua lại là thù địch, bên chào mua thường được gọi là kẻ đột kích hay thôn tính (raider).
Nếu các cổ đông của công ty mục tiêu nhận được phần bù vượt giá trị thị trường cổ phần hiện tại của họ, vậy vì sao Ban quản trị lại chống đối một vụ mua lại? Điều này có một vài lí do. Thứ nhất, họ có căn cứ để tin rằng mức giá chào là quá thấp. Trong trường hợp này, một mức giá cao hơn có thể được đưa ra. Thứ hai, nếu việc chào giá là trao đổi cổ phiếu, ban lãnh đạo bên mục tiêu có thể chống lại vụ chào mua vì họ cảm thấy cổ phần của bên chào mua được định giá cao và do đó giá trị chào mua thực tế nhỏ hơn giá trị riêng của bên mục tiêu. Cuối cùng, ban lãnh đạo có thể chống lại việc mua lại vì quyền lợi của chính họ, đặc biệt nếu động cơ ban đầu của việc mua lại là lợi ích của sự hiệu quả. Trong trường hợp này, bên chào mua hầu như chắc chắn có kế hoạch thay thế ban lãnh đạo. Các nhà quản lý cấp cao có thể coi việc chống lại sáp nhập như một cách thức để bảo vệ việc làm của họ (và việc làm của những nhân viên).
Luận văn tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân
CHƯƠNG 2