Khuyến nghị

Một phần của tài liệu Lựa chọn các mô hình định giá doanh nghiệp ứng dụng trên thị trường tài chính Việt Nam (Trang 121)

d. Thiết lập tỉ lệ trao đổi (Exchange Ratio)

3.4 Khuyến nghị

Quá trình định giá doanh nghiệp vô cùng cần thiết để thúc đẩy thị trường tài chính ở Việt Nam phát triển. Nhưng, đây là một công việc phức tạp và nhiều tốn kém. Tuy nhiên, với sự ra đời của hàng loạt các lớp mô hình định giá doanh nghiệp, gánh nặng này đã được giảm thiểu đáng kể. Các mô hình định giá được trình bày trong khóa luận này đều là những mô hình đã đạt nhiều thành công ở các thị trường phát triển trên thế giới và cũng có tính thực tiễn cao khi được áp dụng vào điều kiện Việt Nam.

Mặc dù có rất nhiều lợi ích nhưng việc áp dụng các mô hình định giá ở nước ta sẽ là một quá trình nhiều thử thách do những hạn chế của bản thân thị trường tài chính. Đó có thể là khó khăn ở tầm vĩ mô (văn bản pháp quy, hệ thống chính sách…) cũng như ở tầm vi mô (phát sinh từ các chủ thể tham gia thị trường). Để các mô hình có thể phát huy hết giá trị của mình thì cần tới sự nỗ lực của nhiều ngành, nhiều cấp và của từng chủ thể trên thị trường. Trong phạm vi khóa luận này, tác giả xin phép không bàn đến những vấn đề vĩ mô (không thể thay đổi trong chốc lát) mà chỉ xin nêu lên một số kiến nghị dưới góc độ mô hình để khiến chúng thích hợp hơn với điều kiện Việt Nam.

- Dựa vào dữ liệu của một thị trường tài chính phát triển

Thị trường chứng khoán đã đi vào hoạt động gần 8 năm nhưng so với các thị trường khác trên thế giới thì thị trường của chúng ta vẫn còn quá non trẻ với quy mô nhỏ và cơ sở dữ liệu nghèo nàn. Do những khó khăn trong việc ước lượng các tham số của mô hình một cách trực tiếp từ số liệu trên thị trường chứng khoán nên phương pháp có độ tin cậy cao hơn là dựa vào những thước đo chuẩn trên một thị trường chứng khoán phát triển, ví dụ như Mỹ. Cách làm này là có cơ sở bởi trong dài hạn, các chỉ số của một công ty sẽ tiệm cận với chỉ số của ngành mà nó hoạt động và các thị trường non trẻ sẽ bắt kịp với trình độ phát triển của các thị trường lâu đời trên thế giới. Đồng thời, việc tiếp cận thông tin trên các thị trường phát triển là khá dễ dàng bởi tính rõ ràng, đầy đủ của thông tin. Song song với việc sử dụng thông tin từ các thị trường phát triển, chúng ta cần thực hiện một số hiệu chỉnh để

Luận văn tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

có thể phản ánh đúng diễn biến trên thị trường Việt Nam. - Xây dựng cơ sở dữ liệu về thị trường

Việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu muốn đầy đủ và đồng bộ cần có sự hoạt động, phối hợp của các cơ quan quản lý thị trường chứng khoán và các định chế tài chính như công ty chứng khoán, ngân hàng... Nhưng trong điều kiện sự phối hợp đó chưa phát huy được tác dụng như mong muốn thì những cá nhân tham gia vào thị trường hoàn toàn có thể xây dựng một cơ sở dữ liệu của chính bản thân. Đó sẽ là nơi lưu giữ những thông tin cần thiết cho hoạt động phân tích, đầu tư của bản thân họ. Những thông tin sẽ được chính họ tự cập nhật bởi chúng liên quan trực tiếp đến sự thành hay bại của công việc hay khoản đầu tư. Các cá nhân đó có thể hợp thành nhóm để có được bộ cơ sở dữ liệu đầy đủ hơn. Đây cũng là hoạt động đã hình thành và đang phát triển ở Việt Nam khi ngày càng nhiều các trang web hay blog chia sẻ dữ liệu được lập nên. Nó đã dần chứng tỏ được tính hữu ích của mình với lượt người truy cập rất đông đảo.

- Xây dựng hệ thống chỉ số ngành

Đây là mặt đang thiếu và cần phải được thực hiện. Hệ thống chỉ số ngành là vô cùng quan trọng. Một doanh nghiệp muốn phát triển phải biết được mình đang ở tầm nào so với các doanh nghiệp khác trong ngành cũng như so với mức chung của ngành. Đây là căn cứ để nhìn nhận về độ dài và tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp. Với những dữ liệu hiện tại trên thị trường, ta đã có thể bước đầu xây dựng hệ thống này với những hệ số cơ bản như PE, EPS hay σ ngành.

KẾT LUẬN

Hiện nay, tại Việt Nam, tầm quan trọng của việc định giá doanh nghiệp ngày càng được khẳng định. Nó không chỉ tác động đến các doanh nghiệp đang niêm yết và chuẩn bị niêm yết trên thị trường chứng khoán mà còn ảnh hưởng đến các doanh nghiệp khác trong toàn bộ nền kinh tế, những doanh nghiệp muốn phát triển bền vững và thu hút được sự quan tâm của giới đầu tư. Do đó, việc định giá doanh

Luận văn tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

nghiệp đang nhận được sự quan tâm mạnh mẽ của nhiều giới, nhiều tầng lớp.

Trong phạm vi đề tài, luận văn đã chỉ ra vai trò của định giá doanh nghiệp trong các trường hợp điển hình nhất, tuy không phải là tất cả. Mục tiêu trọng tâm của đề tài đặt ra là cung cấp một cái nhìn đầy đủ về các mô hình định giá doanh nghiệp và chỉ ra mô hình định giá ứng dụng trong từng trường hợp định giá cụ thể. Ở một chừng mực nhất định, luận văn này đã đạt được mục tiêu trên.

Tuy nhiên, do thời gian có hạn và kiến thức của bản thân cũng như việc nhận thức vấn đề còn hạn chế, luận văn này chưa thể hoàn thiện và không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi tha thiết mong nhận được sự thông cảm và đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo cùng toàn thể độc giả.

Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo Khoa Toán Kinh tế, những người đã gợi mở và vun đắp những nền tảng kiến thức vô cùng giá trị, giúp tôi ngày càng trưởng thành về mặt tư duy.

Một lần nữa, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo, Th.S Trần Chung Thủy, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện luận văn này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Công ty Chứng khoán Tân Việt nói chung, Phòng Phân tích – Đầu tư nói riêng và đặc biệt cảm ơn ông Hoàng Xuân Quyến, Giám đốc Phòng Phân tích – Đầu tư đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực tập.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Một phần của tài liệu Lựa chọn các mô hình định giá doanh nghiệp ứng dụng trên thị trường tài chính Việt Nam (Trang 121)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(141 trang)
w